1 lạng trùn phân hủy được bao nhiêu rác

Tự tìm đọc các tài liệu, anh Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội) đã nuôi giun để dọn sạch các rác thải hữu cơ trong thùng rác. Thành công này có thể làm thay đổi quan điểm “sợ bẩn” khi nuôi giun trong nhà.

* Đưa “thùng rác sinh học” vào thực tế

Xử lý rác thải hữu cơ bằng giun

Anh Tuấn cũng ấp ủ dự định kết hợp việc nuôi giun và trồng rau sạch tại nhà để tận dụng nguồn phân giun hữu ích.

Nuôi giun trong gầm bếp

Nguyễn Anh Tuấn là học viên của trường Cao đẳng Giao thông vận tải. Anh hiện đang trọ tại một căn hộ trong ngõ hẻm của phố Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội) cùng hai người bạn.

Vốn quan tâm đến công nghệ xanh và tham gia nhiều phong trào tình nguyện vì môi trường, Tuấn hăm hở thực hiện ý tưởng nuôi giun tại nhà sau khi tìm đọc những bài báo về việc nuôi giun để xử lý rác sinh hoạt đang được áp dụng phổ biến tại các gia đình ở nhiều nước trên thế giới như Canada, Nhật Bản và Trung Quốc.

Từ tháng 6/2009, mua được 10 kg sinh khối giun quế với giá 12.000 đồng một kg, anh cho tất cả vào một thùng nhựa có thể tích khoảng 40 lít và đặt vào gầm bếp. Nguồn thức ăn để nuôi giun chính là lượng rác hữu cơ thải ra từ quá trình sinh hoạt. Thật ngạc nhiên, lượng giun này có thể tiêu hóa hết lượng rác thải của cả ba người trong phòng trọ.

Trong quá trình nuôi giun, Tuấn nhận thấy giun quế có thể xử lý hữu hiệu hầu hết các loại rác hữu cơ như phụ phẩm rau củ quả, cơm và thức ăn thừa…, trừ các loại cứng như xương, vỏ trứng.

“Việc xử lý rác hữu cơ bằng giun thuận tiện và sạch sẽ hơn nhiều so với kiểu xử lý truyền thống là cho vào túi ny lon và vứt ra đầu ngõ, một loại phân bón rất tốt cho cây trồng

Nuôi giun và sử dụng giun đất làm thức ăn chăn nuôi vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa có ý nghĩa về mặt môi trường vì giun có khả năng chuyển hóa nhiều loại chất thải hữu cơ thành nguồn phân bón cho cây trồng và cung cấp nguồn thức ăn phù hợp cho chăn nuôi (Edwards, 1985; Đặng Vũ Bình & cs., 2008; Vu Dinh Ton & cs., 2009; Vũ Đình Tôn & Hán Quang Hạnh, 2010). Ở Việt Nam, nghề nuôi giun đất đã xuất hiện khá lâu và có xu hướng phát triển trong những năm gần đây, nhưng vẫn chưa thực sự trở thành một ngành sản xuất do một vài nguyên nhân. Theo Nguyễn Lân Hùng (2005), nghề nuôi giun đất ở nước ta bắt đầu xuất hiện khá sớm (khoảng những năm 1980) nhưng lúc đó do kinh tế hộ chưa được quan tâm đúng mức nên việc nuôi giun còn bị hạn chế. Những năm gần đây, mặc dù chưa có công trình nào công bố về số lượng trang trại nuôi giun cũng như sản lượng giun, nhưng phong trào nuôi giun ngày càng phát triển trong cả nước. Tuy nhiên, hầu hết các trang trại nuôi giun còn mang tính tự phát và tận dụng để xử lý nguồn chất thải hữu cơ trong nông nghiệp. Nhiều người nuôi giun chưa nắm rõ đặc điểm sinh học của các loại giun nên năng suất và hiệu quả còn thấp. Bài viết này giới thiệu một số đặc điểm sinh học của ba loài giun được nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay.

Phân loại các loài giun đất

Trong phân lớp giun ít tơ (Oligochaeta) có tới hơn 8300 loài, khoảng một nửa trong số đó là các loài giun sống trong đất (Reynolds and Wetzel, 2004, dẫn theo Domínguez & Edwards, 2011). Ở Việt Nam, theo Trung tâm nghiên cứu động vật đất thì có khoảng trên 170 loài giun đất đã được xác định (Nguyễn Lân Hùng, 2005). Các loài giun đất được biết đến trên thế giới có thể được chia thành 3 nhóm dựa vào các đặc điểm sinh thái học (theo Bouché, 1977; Suthar, 2008) như sau:

+ Nhóm không đào hang, sống trên bề mặt (Epigeic): Khu trú tập trung ở nơi có rác thải hữu cơ, không đào hang, vòng đời ngắn, tốc độ đẻ trứng cao nhất.

+ Nhóm đào hang nông theo chiều ngang (Endogeic): Thường thấy ở tầng trên của các lớp đất giàu chất hữu cơ, vòng đời trung bình, tốc độ đẻ trứng từ trung bình tới cao.

+ Nhóm đào hang sâu theo chiều dọc (Anecic): Thường đào hang sâu xuống phía dưới, vòng đời dài và tốc độ đẻ trứng thấp

Theo tác giả Domínguez & Edwards (2011) thì có 5 loài giun được nuôi phổ biến trong các cơ sở nuôi giun hiện nay là loài Eisenia andrei (Savigny), Eisenia fetida (Bouché), Dendrobaena veneta (Savigny), Perionyx excavatus (Perrier), và Eudrilus eugeniae (Kinberg). Trong 5 loài trên thì 3 loài giun được nuôi phổ biến ở Việt Nam để xử lý chất thải hữu cơ và tạo ra nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho chăn nuôi là giun Eisenia fetida (còn gọi là giun hổ), giun Eudrilus eugeniae (còn gọi là giun đất châu Phi), và giun Perionyx excavatus (còn gọi là giun quế). Đây là 3 loài thuộc nhóm không đào hang và sống trên bề mặt (epigeic), chúng tiêu hóa một lượng lớn các rác thải đang phân hủy và thải ra phân dạng hạt rắn, thường thích nghi rất tốt với các điều kiện môi trường biến động ở trên bề mặt đất (Domínguez & Edwards, 2011).

Đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của 3 loài giun này được trình bày ở bảng dưới đây.

Đặc điểm sinh học của 3 loài giun nuôi phổ biến hiện nay ở Việt Nam

Đặc điểm Giun hổ

(Eisenia fetida)

Giun đất châu Phi

(Eudrilus eugeniae)

Giun quế

(Perionyx excavatus)

Màu sắc Nâu và nâu nhạt Nâu đỏ đậm Nâu đỏ Kích thước cơ thể giun trưởng thành (đường kính và chiều dài, mm) 4-8 x 50-100 5-7 x 80-190 4-5 x 45-70 Khối lượng giun trưởng thành (g/con) 0,55 2,7 – 3,5 0,5 – 0,6 Thời gian thành thục (ngày) 28 – 30 40 – 49 28 – 42 Số trứng (kén) đẻ mỗi ngày (kén/con/ngày) 0,35 – 0,5 0,42 – 0,51 1,1 – 1,4 Thời gian ấp nở (ngày) 18 – 26 12 – 16 18 Tỷ lệ ấp nở (%) 73 – 80 75 – 84 90 Số giun con nở ra/kén (con) 2,5 – 3,8 2 – 2,7 1 – 1,1 Mức tối ưu (và ngưỡng) về nhiệt độ môi trường (oC) 25 (0 – 35) 25 (16 – 30) 25 – 37 Mức tối ưu (và ngưỡng) về ẩm độ (%) 80 – 85 (70 – 90) 80 (70 – 85) 80 (75,2 – 83,2)

(Nguồn: Hallatt & cs., 1992; Domínguez & Edwards, 2011)

Đặc điểm sinh học, khả năng sinh trưởng và sinh sản của các loài giun phụ thuộc vào điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, lưu thông không khí) cũng như nguồn thức ăn và chất nền khi nuôi giun. Các nghiên cứu ở các điều kiện khác nhau với các nguồn thức ăn và chất nền khác nhau cho kết quả khá biến động về sinh trưởng và sinh sản của giun. Ngoài ra, mật độ của giun cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng sản xuất bởi vì mật độ thường liên quan tới sự cạnh tranh về thức ăn cũng như khả năng giao phối của giun.

Khi so sánh 3 loài giun trên cho thấy chúng có hình thái rất riêng biệt và khả năng sản xuất khác nhau nên cần lựa chọn loài để nuôi và sản xuất sinh khối cho phù hợp.

1 lạng trùn phân hủy được bao nhiêu rác

Giun hổ (Eisenia fetida), nguồn ảnh: Harry Taylor, earthwormwatch.org

1 lạng trùn phân hủy được bao nhiêu rác

Giun đất châu Phi (Eudrilus eugeniae) nguồn ảnh: 123rf.com

1 lạng trùn phân hủy được bao nhiêu rác

Giun quế (Perionyx excavatus): Nguồn ảnh: smithsonianmag.com

1 lạng trùn phân hủy được bao nhiêu rác

Nuôi giun đất châu Phi luân canh với cây trồng tại Làng Gióng

Tác giả Domínguez & Edwards (2011) cho biết:

+ Giun Eisenia fetida: là loài giun vùng ôn đới với đặc điểm là thân có các sọc màu vàng và giữa các sọc thường không có màu hoặc màu vàng nhạt, vì vậy chúng còn được gọi là giun hổ. Đây là loài giun có kích thước và khối lượng tương đối nhỏ. Hai loài giun còn lại thuộc loài giun vùng nhiệt đới.

+ Giun Eudrilus eugeniae: có nguồn gốc ở châu Phi nên thường được gọi là giun đất châu Phi. Đây được coi là loài giun lý tưởng cho việc sản xuất thức ăn giàu protein cho chăn nuôi do chúng có kích thước và khối lượng cơ thể lớn, đồng thời có khả năng sinh trưởng và sinh sản tốt nếu như được nuôi trong điều kiện tối ưu. Tuy nhiên, giun đất châu Phi có khả năng chống chịu với nhiệt độ kém hơn các loài khác, nhất là nhiệt độ cao và tương đối nhạy cảm trong quá trình nuôi.

+ Giun quế (Perionyx excavatus): cũng là loài giun nhiệt đới và phân bố chủ yếu ở nam Á. Chúng sống chủ yếu ở chất thải hữu cơ với độ ẩm cao và có hiệu quả cao trong việc chuyển hóa chất thải. Loài giun này cũng có kích thước và khối lượng cơ thể nhỏ nhưng có ưu điểm là sinh sản rất nhanh nên được nuôi rất phổ biến ở châu Á để xử lý chất thải và sản xuất sinh khối làm thức ăn chăn nuôi.

Khi so sánh 3 loài này khi nuôi ở trang trại quy mô lớn ở phía nam châu Phi, tác giả Reinecke & cs. (1992) đã kết luận rằng về kích cỡ, tốc độ sinh trưởng, sinh sản thì giun đất châu Phi (Eudrilus eugeniae) có nhiều tiềm năng nhất và là loài ưu việt nhất để nuôi với mục đích sản xuất ra nguồn sinh khối protein. Giun hổ (Eisenia fetida) có khối lượng cơ thể nhỏ hơn, thời gian thành thục muộn hơn và thời gian ấp nở kéo dài hơn nên năng suất thấp hơn giun đất châu Phi (Eudrilus eugeniae). Giun quế (Perionyx excavatus) mặc dù có khả năng sinh sản tốt hơn nhưng do khối lượng cơ thể nhỏ và tốc độ sinh trưởng thấp hơn nên khả năng sản xuất sinh khối cũng thấp hơn so với giun đất châu Phi (Eudrilus eugeniae).

Như vậy, các cơ sở nuôi giun cần nắm rõ các đặc điểm trên để chọn giống giun nuôi phù hợp, đồng thời tạo một môi trường nuôi tối ưu, phù hợp với tập tính và nhu cầu của giun nhằm nâng cao năng suất sinh khối và hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ.

Hiện nay, công ty TNHH KHNN Làng Gióng là một trong những đơn vị tiên phong trong việc phát triển các mô hình nuôi giun để xử lý chất thải hữu cơ, đồng thời phát triển các dòng sản phẩm riêng biệt phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

(Đón đọc phần hai ở bài tiếp theo)

Hán Quang Hạnh – Khoa chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cố vấn chuyên môn của Công ty

Chi tiết bài viết được đăng trên Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, tập 19, số 5 năm 2021 tại địa chỉ: http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2021/05/tap-chi-so-5.2021-final.14.pdf