Cải lương chi bảo là gì năm 2024
Ngày 17/1, Forbes lựa chọn NSND Bạch Tuyết vào top 50 người phụ nữ trên 50 tuổi (50 Over 50) có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Á. Show Về lựa chọn này, tờ tạp chí viết: "Nguyễn Thị Bạch Tuyết (tên đầy đủ) là một nghệ sĩ của mọi nhà ở Việt Nam, được biết đến với dòng nhạc cải lương - một loại hình ca kịch truyền thống hiện đại. Bà đã lấy bằng tiến sĩ vào năm 1985 và ở độ tuổi 60, bà được công nhận là nghệ sĩ nhân dân, sự công nhận cao nhất của Việt Nam dành cho những người trong ngành sáng tạo". Forbes lựa chọn NSND Bạch Tuyết vào top 50 người phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất châu Á Đây là lần thứ ba Forbes bầu chọn danh sách phụ nữ thường niên 50 Over 50, nhằm mục đích ghi nhận và tôn vinh cống hiến của những người phụ nữ trên 50 tuổi. Tại châu Á, những người được chọn đến từ 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, từ hơn 20 lĩnh vực nghề nghiệp. Họ đang phát huy tầm ảnh hưởng của mình trong ngành thời trang, dược phẩm, tài chính, nghệ thuật. Họ ở độ tuổi 54, 68 và thậm chí là 112. Họ là những nhà sáng lập, CEO, nhà đổi mới, nghệ sĩ khắp châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh NSND Bạch Tuyết, danh sách năm nay còn tôn vinh một số nhân vật đáng chú ý. Đó là: nữ ca sĩ Kylie Minogue (biểu tượng nhạc pop của Úc), nhiếp ảnh gia Dayanita Singh (Ấn Độ), Lee Sue Kyung - CEO toàn cầu là nữ giới đầu tiên của hãng mỹ phẩm danh tiếng SK-II, Christine Hakim - quý bà của điện ảnh Indonesia... Nghệ sĩ cải lương u80 vẫn chăm bắt nhịp xu hướng trẻNSND Bạch Tuyết sinh năm 1945, là tên tuổi gạo cội của cải lương Việt Nam, được mệnh danh là "cải lương chi bảo" (bảo vật của nghệ thuật cải lương). NSND Bạch Tuyết được mệnh danh là cải lương chi bảo của Việt Nam NSND Bạch Tuyết quê Châu Đốc, An Giang, lên sân khấu lần đầu tiên vào năm 1962 với vai cô lái đò, vở Lá thắm chỉ hồng của soạn giả Điêu Huyền. Năm 1963, bà được trao huy chương vàng giải triển vọng Thanh Tâm qua vai người vợ bé trong kịch bản Tàn một kiếp hoa của tác giả Trọng Nguyên. Năm 1965, trong vai Lê Thị Trường An vở Tuyệt tình ca của soạn giả Hoa Phượng - Ngọc Điệp, bà tiếp tục nhận huy chương vàng giải Thanh Tâm dành cho diễn viên xuất sắc. Bà được giới báo chí lúc bấy giờ phong tặng danh hiệu "Cải lương chi bảo". Bộ đôi Bạch Tuyết - Hùng Cường để lại dấu ấn đẹp nhất trong lòng khán giả mộ điệu cải lương. Ngoài ra, bà còn biểu diễn ăn ý với các nam nghệ sĩ như Thanh Sang, Minh Phụng, Minh Vương. Bạch Tuyết là nữ nghệ sĩ cải lương đầu tiên xuất hiện trên sân khấu thể nghiệm với vai trò độc diễn trong Diễn kịch một mình, Hoàng hậu của hai vua. NSND Bạch Tuyết và ca sĩ Hoàng Dũng hợp tác trong ca khúc Về nghe mẹ ru Thời gian qua, NSND Bạch Tuyết đã có nhiều cống hiến, đóng góp trong việc đưa cải lương đến gần hơn với thế hệ trẻ thông qua các bản cover nhạc trẻ theo phong cách vọng cổ và kết hợp với các ca sĩ, nhạc sĩ trẻ. Điển hình như mới đây nhất, NSND Bạch Tuyết ra mắt MV Cô Ba ca cổ kết hợp cùng giọng ca gen Z Hồ Phi Nal. Ca khúc mang âm hưởng nhạc quê hương miền Tây, kết hợp với lý, câu vọng cổ ở giữa bài. Nội dung bài hát ngợi ca vẻ đẹp cảnh sắc, phẩm chất của con người miền Tây, lồng ghép vào đó là hình ảnh về "một cô Ba hát hay" khiến người nghe có thể liên tưởng đến NSND Bạch Tuyết. NSND Bạch Tuyết lần đầu kết hợp cùng Hồ Phi Nal Năm 2022, NSND Bạch Tuyết còn được nhận giải tại hạng mục âm nhạc ở giải thưởng TikTok Awards với ca khúc "Về nghe mẹ ru" kết hợp cùng ca sĩ Hoàng Dũng, nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền và 14 Casper. Sau đó, nữ nghệ sĩ và ê-kíp tiếp tục kết hợp cùng rapper Wowy thực hiện MV Tia sáng cuối cùng. Điều này cho thấy sự cháy bỏng của nghệ sĩ Bạch Tuyết khi đưa vọng cổ vào âm nhạc của bạn trẻ, với mong muốn giữ gìn và lan tỏa âm nhạc truyền thống của dân tộc. Ở tuổi 78, nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết được vinh danh trong Top 50 phụ nữ châu Á có tầm ảnh hưởng của Forbes. Trong danh sách 50 over 50: Asia 2024 do tạp chí Forbes công bố ngày 17/1, nghệ sĩ Bạch Tuyết được giới thiệu là tên tuổi nổi tiếng ở Việt Nam trong lĩnh vực cải lương tuồng cổ. Nghệ sĩ Bạch Tuyết sinh năm 1945, được mệnh danh là "Cải lương chi bảo". Bà từng đoạt giải thưởng Thanh Tâm năm 1965, nổi tiếng với các vở kinh điển Thái hậu Dương Vân Nga, Đời cô Lựu, Tuyệt tình ca, Lục Vân Tiên... Bà cũng là Tiến sĩ nghệ thuật cải lương đầu tiên được Nhà nước vinh danh Nghệ sĩ Nhân dân năm 2012. Cuộc đời nhiều thăng trầm của NSND Bạch Tuyết. Từng 3 lần quyên sinh bất thành Khác với bạn bè đồng trang lứa, nghệ sĩ Bạch Tuyết từ nhỏ đã sống tự lập khi mẹ mất từ năm bà mới được 8 tuổi. Nhưng có lẽ chính sự thiếu thốn này đã trở thành động lực giúp nữ nghệ sĩ thành danh ở tuổi đôi mươi. Con đường sự nghiệp của Bạch Tuyết luôn rộng mở với vô số vai diễn nổi tiếng, thế nhưng cuộc sống đời lẫn hôn nhân của bà không mấy yên ổn. Thời trẻ, khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp NSND Bạch Tuyết từng 3 lần tự tìm đến cái chết. “Cô Lựu" cho biết tổn thương tâm lý của bà có từ khi mẹ mất vì tai nạn giao thông, bà luôn day dứt một niềm suy nghĩ “Mẹ đã mất vậy mình còn sống để làm gì? ”. Câu hỏi đó cứ theo bà cho đến ngày khôn lớn. Đến năm 16 tuổi, bà bén duyên với nghệ thuật cải lương và 2 năm sau bà đã có xe riêng, nhà riêng và tiền gửi ngân hàng. Ở tuổi 20, bà đã bước tới đỉnh cao của danh vọng. Thế nhưng câu hỏi “Sống để làm gì?” vẫn cứ lởn vởn trong tâm trí của bà. Đó cũng là nguồn cơn khiến nữ nghệ sỹ tìm đến cái chết lần đầu tiên nhưng bất thành. Khi chỉ mới 18 tuổi, Bạch Tuyết trở thành cô đào nổi tiếng, giàu có nhất nhì Sài thành thời bấy giờ. Lần thứ hai, trong một lần đi diễn về khuya, khi đang đi trên đường, bà chứng kiến cảnh một cô gái làng chơi bị khách quỵt tiền, cướp ví và đánh tàn bạo. Cảnh tượng đó diễn ra rất nhanh, bà và những người xung quanh không kịp trở tay nhưng khiến bà dằn vặt lương tâm. Về đến nhà, bà đã chất vấn bản thân và tự dùng lưỡi dao lam cắt mạch máu của mình. Tình cờ người bạn đến thăm, phát hiện bà đang nguy kịch và đưa đi cấp cứu. Lần thứ ba, sau khi diễn xong một vở diễn, bà được khán giả chạy lên sân khấu ôm hôn, tặng hoa, sự hạnh phúc tột cùng khiến cho bà nghĩ tới cái chết. Bà cho rằng, bây giờ mà chết còn được người hâm mộ yêu thương và tiếc nuối. Mai này già cả, xấu xí lỡ có chết chưa chắc đã được người hâm mộ yêu thương như bây giờ và thế bà lại tự tử nhưng được phát hiện sớm. “Qua 3 lần tìm đến cái chết với những lý do lãng xẹt, bây giờ, khi thấy những người nổi tiếng và tài hoa tìm đến cái chết, tôi không lấy đó làm ngạc nhiên. Bởi vì mỗi con người khi sinh ra, ai cũng có những cục bướu máu trong người phải tự giải quyết. Cục bướu máu đó chính là việc vượt qua những tổn thương của thời thơ bé, những áp lực của đời sống hiện tại và cả những khổ ải của kiếp người trần gian. Những sự tổn thương về tinh thần còn đáng sợ hơn là khuyết tật về thể xác bởi nó cứ ám ảnh, đeo đẳng mãi trong tâm trí con người ta chỉ khi nào bản thân tự giác ngộ. Trước kia tôi là một đứa trẻ bị tổn thương tâm lý, thần kinh không bình thường nên cái gì cũng muốn biết để rồi tự hụt hẫng và đưa ra cách giải quyết tiêu cực” , nữ nghệ sĩ tâm sự. NSND Bạch Tuyết cho rằng, bà đã dập tắt suy nghĩ tự tử là khi hiểu ra cách báo hiếu cha mẹ chính là giữ cho bản thân thật tốt, có lối sống, lối cư xử, lối suy nghĩ thật đàng hoàng, tử tế. 2 lần đổ vỡ hôn nhân nhưng chưa một lần than vãn Nhắc đến nghệ sĩ Bạch Tuyết, giới mộ điệu luôn nhớ về mối tình đẹp của cặp đôi Bạch Tuyết - danh thủ Tam Lang. Cặp đôi "trai tài gái sắc" nức tiếng Sài thành từng làm tốn không ít giấy mực của truyền thông thời bấy giờ. Sau thời gian gắn bó, năm 1967 cả hai quyết định tiến tới hôn nhân trong sự ngưỡng mộ và ủng hộ của công chúng. Tuy nhiên, vì không thể có con chung, đến năm 1974 cả hai đã chia tay trong êm đẹp. Đám cưới của cô đào Bạch Tuyết và danh thủ Tam Lang là một trong những sự kiện giải trí lớn chấn động Sài thành. Cuối năm 1974, giọng ca "Đời cô Lựu" lại khiến khán giả ngỡ ngàng khi công khai gặp gỡ ông Charles - Việt kiều quốc tịch Pháp. Nghệ sĩ Bạch Tuyết từng tiết lộ, ban đầu bà không biết đối phương là tỷ phú, chỉ khi sống với nhau được 6 tháng thì bà mới biết về sự thật này. Nói về cuộc hôn nhân thứ 2, Bạch Tuyết cho biết chồng mang quốc tịch Pháp nhưng suốt hơn 30 năm chung sống, bà luôn từ chối nhập tịch vì niềm tự hào dân tộc và là nghệ sĩ cải lương của Việt Nam. Tuy cả hai có với nhau 1 cậu con trai tên Bảo Giang Valery Bauduin nhưng NSND Bạch Tuyết và chồng tỷ phú không gắn bó cùng nhau đến tuổi xế chiều. Hiện con trai duy nhất của bà đang sống tại Mỹ và có gia đình riêng hạnh phúc. Bà lựa chọn sống một mình ở TP.HCM. Chăm chỉ hoạt động nghệ thuật, sống cô độc bên khối tài sản khổng lồ Sau nhiều biến cố, NSND Bạch Tuyết lựa chọn cuộc sống độc thân, an hưởng tuổi già tại biệt thự trắng, rộng hơn 1200m2 tại TP.Thủ Đức. Được biết, căn biệt thự có hồ bơi, vườn hoa bao quanh được nữ nghệ sĩ tự tay lên ý tưởng và hoàn công vào năm 2015. Ước tính giá căn biệt thự này trị giá hàng chục tỷ đồng, có một số thông tin chia sẻ giá căn biệt thự này được thẩm định gần 100 tỷ đồng và đây cũng chỉ là một trong số tài sản mà NSND Bạch Tuyết sở hữu. Lựa chọn cuộc sống độc thân thế nhưng NSND Bạch Tuyết không bao giờ thấy nhàm chán hay cô đơn. Trong khi đồng nghiệp cùng thế hệ lựa chọn nghỉ ngơi, hưởng thụ, NSND Bạch Tuyết vẫn miệt mài hoạt động nghệ thuật. Căn biệt thự rộng 1200m2 tại TP.Thủ Đức của nghệ sĩ Bạch Tuyết. Ở độ tuổi U80 bà không ngừng thử nghiệm những vai trò mới như đóng phim, tham gia vào các sản phẩm âm nhạc của giới trẻ, sáng tạo nội dung trên mạng xã hội Youtube, Tiktok và dành ra 4 tiếng để học ngoại ngữ. Hằng ngày, trước khi đi ngủ nghệ sĩ Bạch Tuyết luôn dành thời gian truy cập vào tài khoản mạng xã hội để đọc từng bình luận của khán giả. Bà trân trọng sự cổ vũ của người hâm mộ, nhưng cũng không phản ứng lại nếu có những ý kiến trái chiều về các dự án âm nhạc. Nói về bản thân sau 60 năm hoạt động nghệ thuật, NSND Bạch Tuyết thừa nhận bản thân bà không có gì tiếc nuối dù cuộc đời không hẳn viên mãn. Tại sao gọi là cải lương chi bảo?Cũng trong năm này, bà được soạn giả Hoa Phượng và giới báo chí tặng cho danh xưng "Cải lương chi bảo" do sự thành công của vai diễn Lê Thị Trường An trong vở "Tuyệt tình ca". Danh xưng này gắn liền với tên tuổi bà đến tận bây giờ. Hát bội và cải lương khác nhau như thế nào?Như vậy, cải lương lấy âm nhạc làm chủ, diễn viên nhả chữ nhả câu phải hòa với tiếng đàn, giọng ca theo sát từng giai điệu và tiết tấu của điệu nhạc. Trong khi hát bội câu ca không gò bó bởi âm nhạc, miễn sao đúng với nhịp chính là được, nên diễn viên có thể tự do phơi bày hết sở trường của mình. Tại sao lại gọi là cải lương?Cải lương có nghĩa là thay đổi tốt hơn khi so sánh với hát bội. Sân khấu cải lương là một loại hình sân khấu khác hẳn với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật trình diễn. Từ đó loại hình ca kịch sân khấu này mang tên “cải lương”. Ai tạo ra cải lương?Nhân cơ hội ấy, ông Năm Tú (Châu Văn Tú) ở Mỹ Tho chuộc gánh của ông André Thận rồi sắm thêm màn cảnh, y phục và nhờ ông Trương Duy Toản soạn tuồng, đánh dấu sự ra đời của loại hình nghệ thuật cải lương. |