Bài tập trắc nghiệm hóa học 9 kì 1

Luyện tập và củng cố kiến thức Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit Hóa 9 với đầy đủ các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết

Xem chi tiết

Một sản phẩm của công ty TNHH Giáo dục Edmicro

CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC EDMICRO MST: 0108115077 Địa chỉ: Tầng 4, nhà 25T2, lô N05, khu đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Lớp học

  • Lớp 6
  • Lớp 7
  • Lớp 8
  • Lớp 9
  • Lớp 10
  • Lớp 11
  • Lớp 12

Tính năng

  • Lớp học trực tuyến
  • Video bài giảng
  • Học tập thích ứng
  • Bài kiểm tra mẫu

Đặc trưng

Tài khoản

  • Gói cơ bản
  • Tài khoản Ôn Luyện
  • Tài khoản Tranh hạng
  • Chính Sách Bảo Mật
  • Điều khoản sử dụng

Thông tin liên hệ

+84 096.960.2660

Bài tập trắc nghiệm hóa học 9 kì 1
Tuyển dụng

Follow us

Bài tập trắc nghiệm hóa học 9 kì 1

Trắc nghiệm Hóa 9 học kì 1 là tài liệu ôn tập không thể thiếu dành cho các học sinh chuẩn bị thi giữa kì 1 hoặc cuối học kì 1 môn Hóa 9. Tài liệu thể hiện chi tiết các dạng bài tập trọng tâm giúp học sinh có phương hướng ôn thi chính xác nhất.

Bài tập trắc nghiệm Hóa học 9 học kì 1 được biên soạn khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Qua đó giúp học sinh củng cố, nắm vững chắc kiến thức nền tảng, vận dụng với các bài tập cơ bản; học sinh có học lực khá, giỏi nâng cao tư duy và kỹ năng giải đề với các bài tập vận dụng nâng cao. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Bài tập Viết phương trình hóa học lớp 9.

440 câu trắc nghiệm Hóa 9 học kì 1

Câu 1: (Mức 1)

Oxit là:

  1. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hoá học khác.
  1. Hợp chất của nguyên tố phi kim với một nguyên tố hoá học khác.
  1. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
  1. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hoá học khác.

Câu 2: (Mức 1)

Oxit axit là:

  1. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
  1. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 3: (Mức 1)

Oxit Bazơ là:

  1. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit.
  1. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 4: (Mức 1)

Oxit lưỡng tính là:

  1. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 5: (Mức 1)

Oxit trung tính là:

  1. Những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  1. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
  1. Những oxit chỉ tác dụng được với muối.

Câu 6: (Mức 1)

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

  1. CO2
  1. Na2O.
  1. SO2
  1. P2O5

Câu 7: (Mức 1)

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

  1. K2O.
  1. CuO.
  1. P2O5.
  1. CaO.

Câu 8: (Mức 1)

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là:

  1. K2O.B. CuO.C. CO.D. SO2.

Đáp án: A

Câu 9: ( Mức 1)

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là:

  1. CaOB. BaOC. Na2OD. SO3

Câu 10: (Mức 1)

Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?

Câu 11: ( Mức 1)

Lưu huỳnh trioxit (SO3) tác dụng được với:

  1. Nước, sản phẩm là bazơ.
  1. Axit, sản phẩm là bazơ.
  1. Nước, sản phẩm là axit
  1. Bazơ, sản phẩm là axit.

Câu 12: (Mức 1)

Đồng (II) oxit (CuO) tác dụng được với:

  1. Nước, sản phẩm là axit.
  1. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.
  1. Nước, sản phẩm là bazơ.
  1. Axit, sản phẩm là muối và nước.

Câu 13: (Mức 2)

Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng được với:

  1. Nước, sản phẩm là axit.
  1. Axit, sản phẩm là muối và nước.
  1. Nước, sản phẩm là bazơ.
  1. Bazơ, sản phẩm là muối và nước.

Câu 14: (Mức 1)

Công thức hoá học của sắt oxit, biết Fe(III) là:

  1. Fe2O3.B. Fe3O4.C. FeO.D. Fe3O2.

Câu 15: (Mức 2)

Dãy chất sau đây chỉ gồm các oxit:

  1. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl.
  1. MgO, CaO, CuO, FeO.
  1. SO2, CO2, NaOH, CaSO4.
  1. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO.

Câu 16: (Mức 2)

0,05 mol FeO tác dụng vừa đủ với:

  1. 0,02mol HCl.
  1. 0,1mol HCl.
  1. 0,05mol HCl.
  1. 0,01mol HCl.

Câu 17: (Mức 2)

0,5mol CuO tác dụng vừa đủ với:

  1. 0,5mol H2SO4.
  1. 0,25mol HCl.
  1. 0,5mol HCl.
  1. 0,1mol H2SO4.

Câu 18: (Mức 2)

Dãy chất gồm các oxit axit là:

  1. CO2, SO2, NO, P2O5.
  1. CO2, SO3, Na2O, NO2.
  1. SO2, P2O5, CO2, SO3.
  1. H2O, CO, NO, Al2O3.

Câu 19: (Mức 2)

Dãy chất gồm các oxit bazơ:

  1. CuO, NO, MgO, CaO.
  1. CuO, CaO, MgO, Na2O.
  1. CaO, CO2, K2O, Na2O.
  1. K2O, FeO, P2O5, Mn2O7.

Câu 20: (Mức 2)

Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:

  1. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.
  1. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.
  1. CaO, ZnO, Na2O, Cr2O3.
  1. PbO2, Al2O3, K2O, SnO2.

Câu 21: (Mức 2)

Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch kiềm:

  1. CuO, CaO, K2O, Na2O.
  1. CaO, Na2O, K2O, BaO.
  1. Na2O, BaO, CuO, MnO.
  1. MgO, Fe2O3, ZnO, PbO.

Câu 22: (Mức 2)

Dãy oxit tác dụng với dung dịch axit clohiđric (HCl):

  1. CuO, Fe2O3, CO2, FeO.
  1. Fe2O3, CuO, MnO, Al2O3.
  1. CaO, CO, N2O5, ZnO.
  1. SO2, MgO, CO2, Ag2O.

Câu 23: (Mức 2)

Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

  1. CaO, CuO, CO, N2O5.
  1. CO2, SO2, P2O5, SO3.
  1. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Câu 24: (Mức 2)

Dãy oxit vừa tác dụng nước, vừa tác dụng với dung dịch kiềm là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

  1. CaO, CuO, CO, N2O5.
  1. SO2, MgO, CuO, Ag2O.
  1. CO2, SO2, P2O5, SO3.

Câu 25: (Mức 2)

Dãy oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch axit là:

A.CuO, Fe2O3, SO2, CO2.

  1. CaO, CuO, CO, N2O5.
  1. CaO, Na2O, K2O, BaO.
  1. SO2, MgO, CuO, Ag2O.

Câu 26: (Mức 2)

Dãy oxit vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với kiềm là:

  1. Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3.
  1. Al2O3, MgO, PbO, SnO2.
  1. CaO, FeO, Na2O, Cr2O3.
  1. CuO, Al2O3, K2O, SnO2.

Câu 27: (Mức 2)

Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:

  1. CO2 và BaO.
  1. K2O và NO.
  1. Fe2O3 và SO3.
  1. MgO và CO.

Câu 28: (Mức 2)

Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142đvC. Công thức hoá học của oxit là:

  1. P2O3.
  1. P2O5.
  1. PO2.
  1. P2O4.

Câu 29: (Mức 2)

Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố là sắt và oxi, trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Công thức hoá học của oxit sắt là:

  1. FeO.
  1. Fe2O3.
  1. Fe3O4.
  1. FeO2.

Câu 30: (Mức 3)

Khử hoàn toàn 0,58 tấn quặng sắt chứa 90 % là Fe3O4 bằng khí hiđro. Khối lượng sắt thu được là:

  1. 0,378 tấn.
  1. 0,156 tấn.
  1. 0,126 tấn.
  1. 0,467 tấn.

Câu 31: (Mức 2)

Có thể tinh chế CO ra khỏi hỗn hợp (CO + CO2) bằng cách:

  1. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.
  1. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư
  1. Dẫn hỗn hợp qua NH3.
  1. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Cu(NO3)2.

Câu 32: (Mức 2)

Có 3 oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau:

  1. Chỉ dùng quì tím.
  1. Chỉ dùng axit
  1. Chỉ dùng phenolphtalein
  1. Dùng nước

Câu 33: (Mức 3)

Thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng để khử hoàn toàn hỗn hợp gồm 20 g CuO và 111,5g PbO là:

  1. 11,2 lít.
  1. 16,8 lít.
  1. 5,6 lít.
  1. 8,4 lít.

Câu 34: (Mức 3)

Cho 7,2 gam một loại oxit sắt tác dụng hoàn toàn với khí hiđro cho 5,6 gam sắt. Công thức oxit sắt là:

  1. FeO.
  1. Fe2O3.
  1. Fe3O4.
  1. FeO2.

Câu 35: ( Mức 3)

Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong có chứa 0,075 mol Ca(OH)2. Muối thu được sau phản ứng là:

  1. CaCO3.
  1. Ca(HCO3)2
  1. CaCO3 và Ca(HCO3)2
  1. CaCO3 và CaHCO3.

Câu 36: ( Mức 3 )

Công thức hoá học của oxit có thành phần % về khối lượng của S là 40%:

  1. SO2.
  1. SO3.
  1. SO.
  1. S2O4.

Câu 37: (Mức 3) Hoà tan 2,4 g một oxit kim loại hoá trị II cần dùng 30g dd HCl 7,3%. Công thức của oxit kim loại là:

  1. CaO.
  1. CuO.
  1. FeO.
  1. ZnO.

Câu 38: (Mức 3) Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp BaO và Fe2O3 ta dùng:

  1. Nước.

B.Giấy quì tím.

  1. Dung dịch HCl.
  1. dung dịch NaOH.

Câu 39: (Mức 3) Hấp thụ hoàn toàn 11,2 lít khí CO2 (đktc) bằng một dung dịch chứa 20 g NaOH. Muối được tạo thành là:

  1. Na2CO3.
  1. NaHCO3.
  1. Hỗn hợp Na2CO3và NaHCO3.
  1. Na(HCO3)2.

Câu 40: (Mức 3) Hoà tan 6,2 g natri oxit vào 193,8 g nước thì được dung dịch A. Nồng độ phần trăm của dung dịch A là: