Bao nhiêu tuổi có bầu con khỏe mạnh thông minh

Không nên mang thai khi quá trẻ (dưới 18 tuổi). Phụ nữ còn rất trẻ mà mang thai thì cơ thể chưa phát triển đầy đủ và cũng chưa sẵn sàng về cả mặt tâm lý lẫn sinh lý, khi mang thai sẽ dễ dẫn đến sẩy thai hoặc các hiện tượng khác như thai yếu, sinh non...

Ngược lại phụ nữ với độ tuổi trên 35 khả năng mang thai giảm so với độ tuối dưới 30, và nguy cơ trẻ bệnh down cũng như các hiện tượng đột biến gene cũng tăng cao. Tỉ lệ này là 1/400 đối với độ tuổi 35 và sẽ dần tăng lên mức 1/109 ở các bà mẹ sinh con khi ở tuổi 40. Khi ở tuổi 45, nguy cơ này là 1/32 (so với tỉ lệ 1/1.500 ở tuổi 25). Ngoài ra có thể gặp các nguy cơ khác như các dị tật, bệnh bẩm sinh do sự biến đổi gien.

Bên cạnh tuổi tác, người phụ nữ cần có sức khỏe tốt thì thai kỳ mới phát triển tốt, trẻ sinh ra được khỏe mạnh thông minh. Trước khi mang thai cần kiểm tra sức khỏe tổng quát. Những bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý tuyến giáp, thiếu máu … cần được điều trị trước khi mang thai.

Cần điều trị các bệnh phụ khoa như u buồng trứng, viêm sinh dục… trước khi mang thai để tránh những nguy cơ trên thai kỳ như sẩy thai nhiễm trùng bào thai, nhiễm trùng sơ sinh.

Cân nặng trước khi mang thai cũng cần quan tâm. Những phụ nữ quá gầy (BMI < 18) thường sinh non, sinh trẻ nhẹ cân. Những phụ nữ nặng cân dễ bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật.

Tiêm ngừa trước khi mang thai: người mẹ cần tiêm 1 số vaccin cần thiết trước khi mang thai.

1. MMR: ngừa quai bị , sởi và rubella (Virus giảm độc lực)

Lịch tiêm MMR như sau:

- Trẻ em: Liều đầu khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi, liều nhắc lại khi trẻ 4 – 6 tuổi.

- Đối với người lớn chưa tiêm, nên tiêm khi chưa lập gia đình. Nhắc lại sau 1 tháng.

- Khi đã lập gia đình rồi nên tiêm 1 mũi, sau đó 3 tháng hoặc tối thiểu 1 tháng hãy để có thai.

- Nếu đã sinh con mà chưa tiêm ngừa thì nên tiêm ngay sau sinh (trong vòng 1 tháng sau sinh, càng sớm càng tốt).

2. Vaccin ngừa thủy đậu (Virus giảm độc lực)

- Trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi tiêm 1 liều.

- Người > 13 tuổi chưa mắc bệnh thủy đậu nên tiêm 2 liều vaccin cách nhau 4 - 8 tuần.

- Người đã mắc bệnh thủy đậu không cần tiêm ngừa.

Bao nhiêu tuổi có bầu con khỏe mạnh thông minh

3. Vắc-xin Viêm gan siêu vi B (chứa protein vỏ bao virus)

- 3 mũi tiêm (0, 1, 6)

Dinh dưỡng thế nào trước khi mang thai?

1. Ăn đủ chất:

Nên ăn nhiều thức ăn giàu đạm, bao gồm đạm động vật như gia cầm, trứng, cá thịt... và đạm thực vật lấy từ cây họ đậu. Chất đạm chứa nhiều loại axit amin rất cần cho hoạt động của cơ thể, chúng tham gia vào việc tổ chức tế bào, trong đó có bộ phận sinh dục.

Các loại củ cải đường, rau cần, dưa hấu, mía, ớt, cà chua, cà tím, đều chứa vitamin A; các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin C.

Bạn cũng đừng quên ăn rau quả tươi. Nên uống nhiều nước ngay cả khi không thấy khát. Uống nhiều nước giúp bạn đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, làm tăng quá trình trao đổi chất và giữ nét tươi tắn cho làn da. Nước quả còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất rất tốt cho cơ thể.

2. Bổ sung các dưỡng chất quan trọng:

Axit folic là vitamin đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai và việc bổ sung vitamin này cần được tiến hành trước khi chuẩn bị có thai. Thiếu axit folic là một hiện tượng thường thấy ở phụ nữ, nhất là đối với những phụ nữ gầy gò, mảnh mai. Loại vitamin B9 này đóng vai trò chủ chốt đảm bảo cho quá trình phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Chính vì vậy, nếu thiếu axít folic trong giai đoạn thụ thai hay trong những ngày đầu mang thai, sẽ có nguy cơ làm chậm quá trình tăng trưởng của thai nhi hoặc gây những dị tật nghiêm trọng như nứt đốt sống, dị dạng não. Theo khuyến nghị, bạn nên bổ sung 400mcg axit folic/ngày và luôn thêm các thực phẩm giàu folate trong chế độ ăn hằng ngày. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh thai nhi. Bạn có thể uống axit folic trước khi thụ thai khoảng 12 tuần.

Omega-3 là chất không thể thiếu trong suốt quá trình mang bầu và cả trước đó nữa. Đặc biệt, nó không thể thiếu trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi omega-3 trong cơ thể ít sẽ kéo theo nguy cơ sinh non và trẻ sinh thiếu cân. Chính vì thế, các bà mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ omega-3 trước khi mang thai. Dầu thực vật và các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi... là những thực phẩm giúp cung cấp omega-3.

Chú ý đặc biệt đến thực phẩm giàu canxi và các vi chất khác như magiê, kẽm cũng cần bổ sung đầy đủ. Việc cung cấp các thực phẩm giàu canxi giúp cho thai nhi đạt được chiều cao tối đa khi sinh ra và là nền tảng cho trẻ phát triển chiều cao, hệ xương, răng tốt. Mặt khác, cơ thể người mẹ không bị thiếu hụt canxi trong quá trình mang thai và sau sinh, phòng được chứng hạ canxi huyết và loãng xương sau này.

Di truyền, tuổi tác cha mẹ, chế độ dinh dưỡng, quá trình giáo dục, tâm lý cha mẹ…là một trong những yếu tố quyết định sự thông minh của trẻ nhỏ. Vậy độ tuổi nào là thích hợp nhất cho chuyện sinh con?

Tuổi nào bố mẹ sinh con thông minh nhất?

1. Độ tuổi người cha: 30-35 tuổi

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra khi cha chúng đang ở độ tuổi từ 30-35 luôn ưu tú, vượt trội hơn hẳn so với những đứa trẻ cùng trang lứa khác.

Bao nhiêu tuổi có bầu con khỏe mạnh thông minh

Độ tuổi 30, chất lượng “đội quân tinh binh” của đấng mày râu ở đỉnh cao phong độ. Chất lượng đó vẫn được đảm bảo trong 5 năm kế tiếp.

Ở đây, các nhà khoa học vô cùng coi trọng yếu tố gen di truyền. Sở dĩ đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của cha mẹ chúng là do các gen di truyền. Tinh trùng ông bố khỏe mạnh thì chắc chắn đứa trẻ được sinh ra cũng vô cùng thông minh và khỏe mạnh.

2. Độ tuổi người mẹ: 23-30 tuổi

Đây là độ tuổi phụ nữ “lâm bồn” lý tưởng nhất. Thời điểm này, phát triển của cơ thể đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, nguy cơ đột biến ít nhất, thai nhi phát triển tốt nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… gần như không có.

Theo nghiên cứu, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống của các bậc phụ huynh cũng khá “chín muồi”, điều kiện kinh tế đầy đủ, tâm lý sẵn sàng để sinh con…do vậy có kiến thức khoa học và khả năng chăm sóc trẻ nhỏ tốt hơn.

Nếu cơ thể người mẹ “quá non” hoặc “quá già”, thai nhi sẽ phải “đấu tranh” để tranh giành lượng dinh dưỡng. Do đó, trẻ sinh ra dễ bị còi cọc, thể chất và tinh thần yếu kém, không thông minh.

3. Tuổi vợ chồng tốt nhất để sinh con thông minh: Người cha lớn hơn người mẹ 7 tuổi.

Người đàn ông nhiều tuổi hơn sẽ có trí lực phát triển toàn diện, di truyền lại cho thế hệ sau nhiều gen tốt hơn. Người mẹ trẻ trung đang dồi dào sức sống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi khỏe mạnh và thông minh.

Bao nhiêu tuổi có bầu con khỏe mạnh thông minh
Tuổi sinh con của bố mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi

4. Một số yếu tố khác giúp bạn sinh con thông minh

Thụ thai khi cả hai không mắc bệnh

Nếu một trong hai vợ chồng đang mắc bệnh và phải điều trị bằng thuốc thì không nên thụ thai trong thời điểm này. Bởi bệnh tật sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của trứng, tinh trùng. Nếu bạn thụ thai, em bé sẽ không có được những tính trạng gen tốt nhất. Đặc biệt, trong trường hợp mẹ bị bệnh thì rất dễ xảy ra các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Cần bổ sung axit folic trước khi mang thai

Ngay từ trước khi có kế hoạch mang bầu, các cặp vợ chồng cần có 3-6 tháng để chuẩn bị về cả mặt tinh thần, tài chính cũng như sức khỏe. Người mẹ cần tiêm phòng những mũi cần thiết như cúm, rubella, thủy đậu và có chế độ ăn uống cân bằng, khoa học, bổ sung đầy đủ axit folic. Trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần bổ sung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày và 400mgc axit folic. Việc cung cấp đủ axit folic, sắt, canxi là vô cùng quan trọng để thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ.

Khám thai theo lịch định kỳ

Cách duy nhất đảm bảo rằng thai nhi đang phát triển đúng chuẩn đó là khám thai với bác sĩ chuyên khoa sản. Vì vậy trong thời gian bầu bí, mẹ cần khám thai theo lịch định kỳ và đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào thấy cơ thể không ổn.