Chí phèo ở đâu

Chí Phèo có tới 3 nguyên mẫu

Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tìm về quê hương của Nam Cao - làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân - nay là thôn Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình.

Con đường từ thành phố Phủ Lý về thôn Nhân Hậu ngoằn ngoèo, đầy những vòng cua. Hai bên cánh đồng bạt ngàn màu xanh mát mắt. Làng Vũ Đại trong tác phẩm của Nam Cao bắt nguồn từ chữ Đại trong Đại Hoàng, cũng chính là quê hương của nhà văn Nam Cao [tên thật là Trần Hữu Trí], đã lớn lên, chứng kiến bao cảnh thối nát, đưa đẩy của những số phận. Khung cảnh làng “Vũ Đại” bây giờ đã không còn như xưa nữa, thay vào đó là cảnh thiên nhiên thanh bình, mơ mộng với hàng cây xanh, lô xô mái nhà cổ kính và những khung tre phơi đầy những sợi vải trắng tinh...

Căn nhà cụ Trần Hữu Đạt [90 tuổi], em ruột nhà văn Nam Cao là một căn nhà cổ, với kiến trúc bằng gỗ và những họa tiết dân gian. Vì đang bị bệnh nặng nằm giường nên cuộc trao đổi ngắn ngủi quý giá của chúng tôi với cụ không nhiều. Theo cụ Đạt thì “nhân vật Chí Phèo là có thật nhưng là tổng hợp của 3 nguyên mẫu ngày ấy. Nên anh tôi [nhà văn Nam Cao - PV] đã gộp cả 3 lại mà làm nên nhân vật Chí Phèo”. Tuy nhiên, cụ không còn nhớ chi tiết về từng người.

May mắn, chúng tôi gặp được một lão niên trong làng, cụ chính là cháu của nhân vật nguyên mẫu Bá Kiến. Đó là cụ Trần Duy Đường, năm nay đã gần 80 tuổi, nhưng còn rất nhanh nhẹn, tháo vát. Cụ kể cho chúng tôi nghe về làng Vũ Đại, về nhân vật Chí Phèo - Thị Nở, Bá Kiến một cách tường tận và chi tiết.

Cụ Đường cho biết: “Tôi từng được cha mẹ, cùng ông nội và các bậc cao niên kể lại nhiều lần rằng nhân vật Chí Phèo không có thật mà chỉ là một nhân vật “tổng hợp” được nhà văn Nam Cao xây dựng nên”. Theo cụ Đường thì ở làng Đại Hoàng có 3 nhân vật được nhà văn chắt lọc, góp nhặt những điển hình để xây dựng hình ảnh Chí Phèo.

Người thứ nhất là anh Chí, quê gốc ở làng Đại Hoàng. Cha mẹ mất sớm, anh Chí vì nhà quá nghèo không có ruộng vườn nên phải đi làm thuê cho nhà Trương Pháo. Chí làm công việc mổ lợn thuê, có tài làm món phèo rất ngon. Mỗi khi làm thịt lợn xong, Chí chỉ xin chai rượu và một đoạn phèo. Sau khi ăn uống no say, anh Chí lại về cái điếm ở chợ để ngủ. Anh Chí rất hiền lành không rạch mặt, ăn vạ hay chửi trời chửi đất như Nam Cao miêu tả.

Người thứ hai tên là Đào, chính là em họ bà nội của nhà văn Nam Cao. Ông Đào cũng không có gì đặc biệt, bản thân ông cũng chỉ là một phần rất nhỏ hình mẫu của Chí Phèo. Theo cụ Đường, ông Đào có người vợ tên là Nở, ông cũng chính là anh lực điền làm thuê cho Chánh Bính [nhân vật Bá Kiến trong truyện]. Thế nhưng, ông Đào không tư thông với bà ba, đấy chỉ là một sự sáng tạo rất riêng của Nam Cao cho tác phẩm của mình.

Người thứ ba tên là Trinh, vốn là dân ngụ cư từ nơi khác đến, không cha, không mẹ, lại có thêm cái bệnh nghiện rượu. Mỗi khi uống rượu là ông này uống đến say khướt, say hơn cả Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao. Mỗi lần say, ông lại chửi bới những người dân trong làng và đặc biệt ông có cái tật ăn vạ mỗi khi ai đó làm gì đến mình. Nhưng may mắn cho Trinh là ông có vợ và một đàn con đông đúc.

Ngừng một lát nhấp chén trà, cụ Đường lại tiếp tục câu chuyện. Cụ nói rằng, làng Nhân Hậu có cái tên giống như tính cách những con người ở đây. Họ sống rất hiền lương, chăm chỉ và không bao giờ đánh nhau. Thế nhưng, với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã tổng hợp, chắt lọc tất cả những cái xấu xa của những người nông dân lương thiện bị bần cùng hóa mà ông gặp suốt cả quãng đường từ Bắc vào Nam nơi ông đã đi qua.

Trong 3 nhân vật nguyên mẫu điển hình để xây dựng nên Chí Phèo, có lão Trinh và ông Đào là chết ở làng, còn anh Chí thì bỏ làng đi biệt xứ. Cụ Đường cũng kể cho chúng tôi nghe một chi tiết đặc biệt là anh Chí còn có một đứa con. Qua một vài lần ỡm ờ trêu ghẹo, Chí đã ăn nằm với bà bán trứng trong chợ. Người phụ nữ ấy không xấu, không dở hơi, đã có gia đình cùng một đàn con đông đúc. Người con ấy được sinh ra đặt tên là Rụ. Rụ lớn lên trong sự khinh rẻ của xóm làng, cuối cùng cũng đi đâu không rõ.

Cụ Trần Duy Đường trò truyện với PV.

Nguyên mẫu sáng tạo từ hiện thực

Nói đến Chí Phèo, không thể không nhắc tới nhân vật Bá Kiến. Cụ Đường cho biết thêm, Bá Kiến là nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu là ông nội của cụ, tên là Trần Duy Bính - Nghị viên Bắc Kì, tương đương với đại biểu Quốc hội ngày nay.

Cụ Bính mất ngày 8.11.1948, 3 năm sau Cách mạng tháng 8 thành công. Cụ Đường chia sẻ, ông nội mình là một người chính trực thanh liêm, có tài, có thế, rất được nể trọng, vì thế mới được lên chức nghị viên. Cũng có người nói rằng, cụ Bá Bính là một người thâm hiểm, nhưng lại rất mềm mỏng, vì giàu có mới mua được chức quyền. Chuyện Chí Phèo đâm chết Bá Kiến là hoàn toàn không có thật bởi tác phẩm “Cái lò gạch cũ” mà Nam Cao viết ra được hoàn thiện vào tháng 2.1941, còn cụ Bá Bính mãi đến năm 1948 mới qua đời. Ấy thế mà ngày trước, cụ Bá Bính thỉnh thoảng gặp phụ thân của nhà văn Nam Cao thì vẫn ngọt nhạt rằng: “Ông có phúc đức đẻ thằng con viết sách chửi cả làng”.

Nói về điều này, cụ Đường vừa cười vừa chia sẻ: Mỗi khi có những cuộc họp hành, giỗ chạp trong họ, cụ đều phải "đính chính" cho con cháu mình về câu chuyện này. Cụ nói với con cháu rằng, câu chuyện về Chí Phèo - Thị Nở, Bá Kiến chỉ là những nhân vật văn học, chỉ là hư cấu, không có thật. Những chi tiết trong truyện cũng là do sự sáng tạo của nhà văn mà thôi.

Khi đoàn làm phim đến quay bộ phim làng Vũ Đại ngày ấy, đã có rất nhiều người hỏi tại sao trong phim, ngôi nhà của Bá Kiến lại to và rộng đến thế. Cụ Đường phải giải thích rằng, đấy là sự lồng ghép của đạo diễn, còn thực ra căn nhà của cụ Bá Bính chỉ có 3 gian, 4 hàng cột với tổng cộng 16 cây cột lim. Trải qua rất nhiều thăng trầm của lịch sử, đến nay, căn nhà vẫn vững vàng không một chút hư hỏng. Nói về điều này, cụ Đường giải thích rằng, căn nhà vốn được qua tay rất nhiều người có quyền, có thế, nên có vía rất cao. Trải qua nhiều lần “suýt chết vì cháy” vậy mà căn nhà vẫn không hề hấn gì. Căn nhà của Bá Kiến cũng chính là ngôi nhà mà cụ Trần Duy Bính từng ở. Trải qua thời gian với rất nhiều lần đổi chủ, hiện nay căn nhà trở thành địa điểm tham quan du lịch, được rất nhiều người ghé thăm.

Cụ Đường cho hay, khi địa phương ghi bảng tên “căn nhà cụ Bá Kiến trong tác phẩm của Nam Cao”, cụ đã phản đối rất nhiều. Bởi theo cụ, căn nhà đó của cụ Bá Bính, tuy đã trải qua nhiều lần đổi chủ nhưng vẫn giữ được nét nguyên vẹn như xưa. Còn Bá Kiến là một nhân vật không có thật, không thể nói là nhà cụ Bá Kiến nhằm tránh sự hiểu lầm của thế hệ trẻ.

Cụ Đường kết thúc câu chuyện: “Văn học được xây dựng từ hiện thực nhưng không thể coi tất cả những gì văn học miêu tả đều là sự thực. Những nhân vật được xây dựng nên đều cần rất nhiều sự sáng tạo của nhà văn. Những người dân làng Đại Hoàng vốn rất thuần hậu, chất phác. Vì yêu quý làng xóm quê mình nên Nam Cao mới dành cho quê hương một sự ưu ái đặc biệt đến thế, khi đưa quê hương và những con người nông dân thuần hậu vào một tác phẩm để đời”.

Your browser is no longer supported. Update it to get the best YouTube experience and our latest features. Learn more

Remind me later


Làng Vũ Đại là địa danh nổi tiếng từng xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao. Đây cũng là một trong những khu du lịch thu hút nhiều du khách. Ai cũng mong được ghé thăm nơi này một lần để có thể trải nghiệm không khí nơi làng quê với những hình ảnh đã in sâu vào tiềm thức của rất nhiều người yêu văn học.

1. Làng Vũ Đại ở đâu?

Có lẽ không một người nào yêu văn học lại không biết đến địa danh làng Vũ Đại. Đây là ngôi làng từng xuất hiện trong tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao, cũng như được tái hiện lại qua bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Gấp trang sách lại, nhiều người có chung thắc mắc, liệu làng Vũ Đại có thật không? Nếu có thì làng Vũ Đại ở đâu? Làng Vũ Đại thuộc tỉnh nào?

Trên thực tế, đây là một địa danh có thật. Làng Vũ Đại hay còn được gọi là làng Đại Hoàng, nằm tại xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, gồm các xóm từ 5 đến 11. Làng Đại Hoàng cách trung tâm Hà Nam 40km. Ít ai biết, đây cũng chính là quê hương của nhà văn Nam Cao.

Mảnh đất này từng là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả viết ra những tác phẩm được coi là kiệt tác của dòng văn học hiện thực phê phán. Cũng chính vì lẽ đó, bất kì ai đến khu du lịch Hà Nam cũng muốn ghé thăm địa danh này.

>>> Xem ngay kinh nghiệm du lịch Hà Nam chi tiết, những điểm đến không thể bỏ qua, những món ăn ngon "lưu luyến" khó quên.

2. Làng Vũ Đại ngày ấy ra sao?

Làng Vũ Đại trên thực tế gọi là làng Đại Hoàng từng được biết đến là nơi có truyền thống làm nghề dệt vải, chủ yếu là loại vải đũi thô sơ được dệt bằng khung mỏ quạ. Có thể tên làng chỉ xuất hiện trong tác phẩm nhưng nhà Bá Kiến thì lại có thật. Ngôi nhà 3 gian này đã tồn tại được 100 năm, trải qua rất nhiều biến cố thăng trầm. 

Không chỉ có căn nhà của Bá Kiến, làng Vũ Đại còn là địa danh gắn liền với những hình ảnh thú vị từ những áng văn đến đời thực như bát cháo hành tình nghĩa, bụi chuối sau nhà, để giờ đây, chúng chính là những lý do thu hút rất nhiều khách du lịch. 

3. Làng Vũ Đại ngày nay như thế nào?

Làng Vũ Đại ngày nay tuy người dân vẫn còn giữ được nghề dệt vải nhưng công nghệ đã hiện đại hoá. Những tiếng thoi lách cách giờ được thay thế bằng tiếng máy dệt công nghiệp.

Trải qua nhiều mưa nắng nhưng căn nhà Bá Kiến xưa cũ vẫn chưa một lần phải tu sửa. Mái ngói phẳng lì, không bị dột nát, những đường chạm khắc hoa văn trên cột nhà còn nguyên vẹn. Trò chuyện với những bậc cao niên trong làng, bạn sẽ được nghe họ kể lại những giai đoạn thăng trầm của căn nhà cổ kính này. 

Làng Vũ Đại thời nay cũng hấp dẫn du khách bởi những đặc sản ngon nhưng vẫn chứa đựng nhiều nét dân dã, mộc mạc của miền thôn quê như chuối ngự, hồng không hạt, cá kho riềng làng Vũ Đại.

>>> Bỏ túi ngay những món đặc sản Hà Nam nhất định phải thưởng thức, mang hương vị đậm chất đồng quê dân dã, thơm ngon.

4. Di chuyển đến làng Vũ Đại như thế nào?

Để di chuyển đến làng Vũ Đại Lý Nhân Hà Nam, bạn có thể lựa chọn những cách sau:

  • Đi taxi đến làng Vũ Đại: Đây là cách đơn giản và thuận tiện nhất. Bạn chỉ cần lên xe và nghỉ ngơi, tài xế sẽ đưa bạn đến địa điểm bạn muốn. Tuy nhiên, giá đi taxi sẽ khá đắt, bạn cũng nên cân nhắc. 
  • Phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô đến làng Vũ Đại: Đây là cách dành cho những ai thích khám phá. Từ Hà Nội, bạn đi theo đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình. Tiếp tục đi theo đường tránh Hòa Mạc, qua đường tránh 379 là đến Lý Nhân. 
  • Di chuyển bằng xe khách đến làng Vũ Đại: Bạn có thể bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Giáp Bát về Lý Nhân, Hà Nam với mức giá khoảng 60.000 VNĐ/người/chiều. Một số nhà xe chạy tuyến Hà Nội - Lý Nhân bạn có thể tham khảo như nhà xe Khánh Linh, Việt Anh, Hợp Tuấn...

Trên đường đến làng Vũ Đại, bạn có thể ghé thăm một số ngôi chùa ở Hà Nam nổi tiếng nếu bạn là người yêu thích du lịch tâm linh như chùa Bà Đanh Hà Nam, chùa Phật Quang Hà Nam

5. Địa điểm tham quan khi đến thăm làng Vũ Đại

Địa điểm du lịch Hà Nam làng Vũ Đại có rất nhiều nơi để du khách khám phá. Đến nơi này, bạn sẽ cảm nhận được không khí vùng thôn quê, như được quay trở lại quá khứ để hiểu thêm về bối cảnh hiện thực xã hội được để cập trong tác phẩm cũng như thấy được ý nghĩa nhân văn của câu chuyện. 

Nhà Bá Kiến tính đến ngày nay đã có tuổi đời hơn 100 năm với những nét kiến trúc độc đáo. Nhà Bá Kiến được xây dựng trên mảnh đất 900m2, gồm 3 gian, xây theo lối kiến trúc Bắc Bộ. Toàn bộ nhà đều được làm bằng gỗ lim. Chủ nhân căn nhà lúc đó là cụ Cựu Hạnh, một thương nhân nổi tiếng giàu có. Hiện tại, nhà Bá Kiến đã trải qua 7 đời chủ. 

  • Lò gạch cũ - hình tượng trong tác phẩm văn học Chí Phèo

Hình ảnh lò gạch cũ gây ấn tượng mạnh cho bất kỳ ai tiếp xúc với tác phẩm “Chí Phèo”. Đây không chỉ là hình ảnh quen thuộc ở những làng quê Bắc Bộ của Việt Nam, đây còn là nơi bắt đầu tấn bi kịch cũng như sự quẩn quanh, bế tắc của số phận người lao động nghèo trong tác phẩm của Nam Cao. Tham quan lò gạch cũ, du khách sẽ hiểu thêm về sự khó khăn, cay đắng của tầng lớp người nghèo trong xã hội xưa. 

  • Nhà tưởng niệm nhà văn - liệt sĩ Nam Cao

Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, dù ra đi khi tuổi mới 36 nhưng nhà văn, liệt sĩ Nam Cao luôn để lại những kỉ niệm không thể nào quên với đất nước, với những người yêu văn học. Khu tưởng niệm được xây ngay trên mảnh đất quê hương ông để những người yêu quý, mến mộ tài năng có thể về đây thắp nén nhang và lắng nghe câu chuyện cuộc đời cố nhà văn.

  • Cơ sở cá kho làng Vũ Đại nổi tiếng

Một trong những đặc sản nổi tiếng ở Hà Nam chính là cá làng Vũ Đại. Những niêu cá nóng hổi, thơm nức, được chế biến rất cầu kỳ đã làm say mê nhiều thực khách. Đã bao giờ bạn tự hỏi, cá kho làng Vũ Đại được nấu từ cá gì mà ngon đến vậy chưa? Hãy ghé thăm nơi đây để cùng tìm hiểu nhé. 

6. Một số đặc sản nổi tiếng của làng Vũ Đại

6.1. Cá kho Vũ Đại

Nếu bạn có dịp ghé thăm làng Vũ Đại vào mỗi dịp Tết sẽ thấy nhà nào trong làng cũng tất bật chuẩn bị cho món cá kho trứ danh này. Không chỉ là món ăn truyền thống của người dân nơi đây, cá kho làng Vũ Đại còn là đặc sản được rất nhiều thực khách đặt hàng vào cuối năm.

Vậy, cá kho Vũ Đại là cá gì mà lại nổi tiếng đến thế? Cá kho chỉ được sử dụng loại cá trắm đen từ 3 - 5kg. Sau khi sơ chế sẽ cắt bỏ đầu, chỉ lấy phần đuôi và thân, đem ướp với gia vị rồi sử dụng nồi đất để nung trong vòng 14 đến 16 tiếng. 

Cá kho Vũ Đại có mùi thơm, thịt săn chắc, xương rất bùi. Vào những ngày đông lạnh, ăn một miếng thịt cá béo ngậy cùng chút cơm trắng thì không gì tuyệt bằng. Vậy một niêu cá kho làng Vũ Đại giá bao nhiêu?

Tuỳ theo cân nặng mà niêu cá sẽ có giá dao động từ 500.000 - 1.000.000 VNĐ. Tuy có hơi cao nhưng chất lượng thì hoàn toàn xứng đáng với giá tiền. Nếu bạn đã nghe nhiều review cá kho làng Vũ Đại thì hãy thử đặc sản này trong dịp Tết năm nay nhé. 

6.2. Chuối ngự tiến vua

Chuối ngự là đặc sản tiến vua có từ đời nhà Trần. Trong đó, chuối ngự ngon nhất cũng nổi tiếng nhất đến từ làng Đại Hoàng. Chuối ngự có hai loại phổ biến là chuối ngự trâu và chuối ngự mít. Tuy nhiên, được yêu thích hơn cả là chuối ngự mít. Chuối ngự mít Đại Hoàng có vỏ rất mỏng, khi chín có màu vàng thẫm, kích thước chỉ bằng 2 ngón tay. Khi ăn, chuối có vị ngọt lịm, dẻo thơm và đặc biệt không bị nẫu.

6.3. Hồng không hạt

Hồng ở làng Nhân Hậu, Hà Nam có vẻ ngoài to, đẹp, da mịn, căng tròn, khi chuyến chuyển sang màu đỏ thẫm, bên trong không chứa hạt. Khi đưa vào miệng, thịt hồng ngọt lịm, phần “nhân” hồng giọt sần sật, khác hẳn so với những loại hồng được trồng ở địa phương khác.

Không chỉ có làng Vũ Đại với những giá trị lịch sử, văn hoá, Hà Nam còn có rất nhiều địa danh nổi tiếng khác cũng như nền ẩm thực phong phú, hãy lựa chọn nghỉ dưỡng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý để khám phá chuyến du lịch Hà Nam khó quên.

Vinpearl Condotel Phủ Lý mang đến những tiện ích chất lượng cao:

  • Phòng nghỉ dưỡng sang trọng, hiện đại, nhiều tiện nghi.
  • Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Phủ Lý, thuận tiện di chuyển tham quan.
  • Bể bơi 4 mùa rộng lớn với view đẹp.
  • Nhà hàng sang trọng, cung cấp nhiều món ăn từ Âu sang Á được chế biến bởi đầu bếp chuyên nghiệp. 

>>> Đặt ngay phòng Vinpearl Condotel Phủ Lý giá tốt nhất TẠI ĐÂY

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

  • Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
  • Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
  • Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.

Làng Vũ Đại ngày nay hiện lên với vẻ đẹp dung dị của chốn thôn quê, nơi du khách có thể cảm nhận được nhịp sống chậm rãi, không khí trong lành, con người hiền hậu. Bên cạnh những nét đẹp đó, làng Vũ Đại còn là nơi có những món đặc sản làm say mê du khách như chuối ngự, hồng không hạt và đặc biệt là cá kho Vũ Đại, món ăn có mặt trên mâm cơm của rất nhiều gia đình mỗi dịp Tết Nguyên Đán. 

>>> Đặt ngay phòng nghỉ dưỡng tại Vinpearl Condotel Phủ Lý để khám phá làng Vũ Đại cũng như tận hưởng siêu tiện ích tại khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nam.

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề