Cơ sở của giá trị hàng hóa là gì năm 2024

SO SÁNH HAI PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TƯ BẢN CHỦ NGHĨA. RÚT RA Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY?

  • Bộ câu hỏi ôn tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh
  • ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN MÔN KTCT:Ở Việt Nam hiện nay các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư được sử dụng như thế nào trong các doanh nghiệp tư nhân?
  • chủ nghĩa độc quyền
  • Tiểu luận Quy luật giá trị và sự vận dụng quy luật giá trị tại Việt Nam
  • Đề 34 Tài chính tiền tệ, phân tích tình hình tài chính
  • Bạo lực cachs mạng,
  • KTCT ĐỀ-KIỂM-TRA-TRẮC-NGHIỆM-LÝ-THUYẾT-VÀ-BÀI-TẬP trường đại học kinh tế đà nẵng

Preview text

1. Phân tích bản chất của giá trị hàng hóa.

Khái niệm hàng hoá: hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Trong nền sản xuất hàng hoá, giả sử 1 con gà đổi được 8kg gạo. Ở đây gà và táo đóng vai trò là vật mang giá trị trao đổi. Vậy tại sao gà và gạo là hai loại hàng hóa khác nhau, có giá trị sử dụng khác nhau lại được dùng để trao đổi? Và tại sao chúng lại trao đổi theo tỷ lệ nhất định 1=8?

Để hiểu giá trị, người ta phải bắt đầu với giá trị trao đổi. Để trả lời câu hỏi này, Các đã nghiên cứu về hàng hoá và chỉ ra rằng các loại hàng hóa dù khác nhau về kết cấu vật chất, hay khác nhau về giá trị sử dụng, công dụng những vẫn trao đổi được với nhau vì chúng đều có 1 cơ sở chung đó là chúng đều là kết quả của lao động. Tức là chúng đều do hao phí lao động xã hội của người sản xuất tạo thành. Con gà, hạt gạo, bó rau,.. tuy khác nhau về kết cấu vật chất và công dụng nhưng chúng đều do lao động của con người tạo nên. Cho nên, hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá thực chất chính là trao đổi hao phí lao động chứa đựng trong các hàng hóa.

Trở lại với ví dụ nêu ra, hao phí lao động của người nuôi gà sẽ bằng với hao phí lao động của người sản xuất lúa. Hay nói cách khác thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi 1 con gà sẽ bằng thời gian lao động xã hội cần thiết trồng được 8 kg gạo. Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.

Theo Các, giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy. Giá trị là nội dung bên trong hàng hóa. Nó được thể hiện ra bên ngoài bằng việc 2 hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau được Các gọi là giá trị trao đổi. Vậy giá trị trao đổi là biểu hiện của giá trị theo nghĩa trên.

Khi đã đề cập tới hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động ấy trong mối liên hệ với người mua, người bán, trong các mối quan hệ xã hội. Do đó, giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Trên cơ sở đó, Các quan niệm đầy đủ hơn: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.

Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.

Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa.

Về bản chất của giá trị lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa. Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa. Do yêu cầu của mối quan hệ này, việc sản xuất và trao đổi

phải được xem là một thể thống nhất trong nền kinh tế hàng hoá. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của trao đổi.

Lợi ích của người sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng phải được thống nhất với nhau. Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội của họ đối với người tiêu dùng, người tiêu dùng lại thúc đẩy sự phát triển của sản xuất. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng nảy sinh khi sản phẩm do một người sản xuất hàng hoá cụ thể tạo ra không đáp ứng được nhu cầu của xã hội hoặc khi hao phí lao động cá biệt cao hơn hao phí xã hội chấp nhận được của người sản xuất cá biệt. Đến lúc đó, sẽ có một số mặt hàng không bán được. Hoặc các mặt hàng lỗi, hàng phế phẩm cũng là sản phẩm của người lao động nhưng không đảm bảo được giá trị sử dụng nên không thẻ đem trao đổi được. Vì vậy chúng không được coi là hàng hóa. Nghĩa là, có một số chi

phí lao động đặc biệt mà xã hội không thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ

khủng hoảng tiểm ẩn.

2. Trình bày nội dung, yêu cầu của quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa.

Sản xuất hàng hóa chịu sự tác động của nhiều quy luật kinh tế như: quy luật giá trị, quy luật cung-cầu, quy luật lưu thông tiền tệ,... Nhưng vai trò cơ sở cho sự chi phối nền sản xuất hàng hóa thuộc về quy luật giá trị.

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa ở đó có quy luật giá trị hoạt động.

Nội dung của quy luật giá trị: Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.

Yêu cầu của quy luật giá trị:

  • Thứ nhất: Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Người sản xuất muốn bán được hàng hoá trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận sản phẩm thì lượng giá trị của một hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết, có như vậy, việc sản xuất ra hàng hóa mới đem lại lợi thế cạnh tranh cao.
  • Thứ hai: Trong trao đổi hàng hóa phải tuân theo nguyên tắc ngang giá, nghĩa là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt. Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự vận động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.

để đảm bảo lợi ích, hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó cũng phải đáp ứng được nhu cầu của người dân về giá trị, giá cả,... Cả bên mua và bán đều phải được đảm bảo về mặt lợi ích.

  • Việc phát triển nhiều thành phần kinh tế ở nhiều mặt giúp thu hút nguồn nhân lực giúp nâng cao trình độ sản xuất, từ đó sản xuất ra nhiều hàng hoá và thu được nhiều lợi nhuận hơn (lợi nhuận siêu ngạch, lợi nhuận độc quyền). Qua đó tạo nên sự năng động của nề kinh tế thị trường Việt Nam. Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, siêu lợi nhuận. Sự đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển, hay nói cách khác là thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.

Trong lĩnh vực trao đổi hàng hoá

  • Về hình thành giá cả.

Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị, phải ánh đúng và đủ những hao phí về vật tư và lao động để sản xuất hàng hoá, không những vậy phải bù đắp cho giá thành sản phẩm, đồng thời phải đảm bảo được mức lãi để các doanh nghiệp hay cá nhân sản xuất có thể thực hiện tái sản xuất mở rộng. Đó là nguyên tắc chung áp dụng phổ biến cho mọi quan hệ trao đổi. Ta có thể thấy giá cả là một phạm trù phức tạp, sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị là một tất yếu khách quan của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ta đã phải tính đến những lợi ích trước mắt và lâu dài, căn cứ vào nhiều quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa để vận dụng quy luật giá trị. Trên thực tế giá cả hàng hoá không chỉ phản ánh qua giá trị vốn tham gia ào giai đoạn sản xuất mà còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trên thị trường như: cạnh tranh, quy luật cung, cầu, sức mua của dồng tiền, giá các mặt hàng liên quan nên không phải lúc nào giá cả cũng hình thành theo ý muốn của nhà nước mà các quy luật giá cả cũng tác động đến ý nghĩa hình thành hiệu quả kinh tế.

  • Về nguồn hàng lưu thông.

Quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Ngang giá tức là giá cả bằng giá trị, so sánh dựa trên hiêụ quả sản xuất và vốn cần thực hiện để tạo thành sản phẩm. Tuy nhiên không phải lợi ích lúc nào cũng được đảm bảo. Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, những cách tiếp cận mới và đa dạng xuất hiện. Khi các mặt hàng đa dạng về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng được lưu thông sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực và phát triển. Không những vậy luồng hàng hóa sẽ lưu thông rộng rãi. Từ đó tạo sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền. Đảm bảo cho tính đa dạng và tiếp cận hiệu quả của chất lượng, các nhóm hàng hóa.

Dưới tác động quy luật giá trị, hiệu quả đã được phản ánh. Phù hợp và đảm bảo với các quá trình, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Gắn với lưu thông và mang lại hiệu quả kinh tế. Hàng hóa trong nền kinh tế sẽ được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung nhiều đến nơi cầu nhiều. Quy luật cung cầu giúp các tiếp cận hiệu quả hơn trong nhu cầu và khả năng. Phản ánh với các thành phần, nhóm chủ thể có đặc điểm lựa chọn hàng hóa như nhau.

Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp hàng hoá cho thị trường được thực hiện một cách có kế hoạch. Nếu cung cầu của các mặt hàng thiết yếu hoặc có tầm quan trọng với nền kinh tế quốc dân không cân đối thì nhà nước sẽ tìm cách đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu mua mà đảm bảo giá cả không bị thay đổi. Để làm được, nhà nước sẽ thông qua các quy luật và hệ thống giá cả ảnh hưởng đến mặt hàng đó để điều chỉnh hợp lý. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ giúp đẩy mạnh tiêu thụ và ngược lại. Do đó, nhà nước đã vận dụng những điều này vào việc định hướng giá cả sao cho sát với giá trị của sản phẩm, xoay quanh giá trị của sản phẩm để cải tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ lao động và tăng cường quản lý. Không những vậy nhà nước còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị đối với từng loại hàng háo trong từng thời kì nhất định, lợi dụng sự chệnh lệch về giá cả và giá trị của sản phẩm để điền tiết sản xuất và lưu thông từ đó điều chỉnh lượng cung cầu và phân phối gòng hàng hoá. Vậy giá cả được coi là một công cụ quan trọng để điều tiết sự tiêu dùng của xã hội trong một nền kinh tế.

Như vậy, quy luật giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế thị trường, nó là quy luật kinh tế căn bản chi phối sự vận động của nền kinh tế thị trường. Quy luật giá trị vừa có tác dụng đào thải cái lạc hậu, lỗi thời, kích thích sự tiến bộ, làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; vừa có tác dụng lựa chọn, đánh giá người sản xuất, bảo đảm sự bình đẳng đối với người sản xuất; vừa có cả những tác động tích cực lẫn tiêu cực. Các tác động đó diễn ra một cách khách quan trên thị trường. Đối với nền kinh tế thi trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn hiện nay, quy luật giá trị đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên có phát huy được các mặt tích cực , đẩy lùi các mặt tiêu cực còn là một vấn đề phụ thuộc nhiều vào vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước và nhận thức của mỗi công dân.

luatduonggia/van-dung-quy-luat-gia-tri-trong-nen-kinh-te-nuoc-ta-hien-nay/

luatminhkhue/quy-luat-gia-tri-va-tac-dong-cua-quy-luat-gia-tri-trong-nen-kinh-te.aspx

5- tac-dong-cua-quy-luat-gia-tri-trong-nen-kinh-te-thi-truong-o-nuoc-ta-hien-nay

dangcongsan/tieu-diem/su-on-dinh-nang-dong-cua-kinh-te-viet-nam-mo-ra-nhieu-co-hoi- cho-cac-nha-dau-tu-tren-toan-the-gioi-595506