Công ty một thành viên là gì năm 2024
Xin hỏi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức hay cá nhân? Quyền của chủ sở hữu công ty là gì? - Thùy Trang (Bình Phước) Show
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức hay cá nhân? (Hình từ internet) Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau: 1. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên là tổ chức hay cá nhân?Theo Điều 74 năm 2020 quy định công ty trách nhiệm hữu hạn mottj thành viên như sau: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 năm 2020. Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân là chủ sở hữu. 2. Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên- Chủ sở hữu công ty là tổ chức có quyền sau đây: + Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; + Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; + Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty; + Quyết định dự án đầu tư phát triển; + Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; + Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; + Thông qua báo cáo tài chính của công ty; + Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu; + Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác; + Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty; + Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; + Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; + Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản; + Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Điều lệ công ty. - Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền sau đây: + Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty + Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác; quyết định phát hành trái phiếu; + Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty; + Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty; + Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản; + Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. + Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Theo điều 74 luật Doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là đơn vị do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính và các trách nhiệm pháp lý khác của công ty và phạm vi trách nhiệm này giới hạn ở mức số vốn điều lệ mà chủ sở hữu đã đầu tư vào công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu của công ty đóng vai trò là Chủ tịch công ty và có thể đồng thời giữ chức vụ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý và điều hành hoạt động của công ty. Như vậy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không chỉ định hình cho hoạt động kinh doanh mà còn tuân thủ chặt chẽ các quy định pháp luật liên quan, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ trong mọi khía cạnh của hoạt động doanh nghiệp. Ví dụ: Anh A sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký thành lập Công ty TNHH một thành viên hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm với số vốn điều lệ đăng ký là 3 trăm triệu đồng. Sau khi đã hoàn tất các thủ tục pháp lý và đóng đủ số vốn như quy định, Công ty của anh A sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và chính thức có tư cách pháp nhân. Giả sử sau hơn 2 năm hoạt động, công ty của anh A làm ăn thua lỗ và mắc một khoản nợ là 1 tỷ đồng. Dù đã thanh lý hết toàn bộ tài sản nhưng vẫn không đủ để bù số tiền nợ, thì anh A cũng không cần phải dùng tài sản cá nhân của mình để trả nợ thay công ty. Trong cùng trường hợp trên, nếu anh A đăng ký hình thức Doanh nghiệp tư nhân thì phải dùng tài sản cá nhân để thanh toán các khoản nợ. 2. Đặc điểm của công ty TNHH một thành viênCông ty TNHH một thành viên có 6 đặc điểm như sau:
2.1. Thành viên trong công tyChủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và năng lực hành vi kinh doanh. Chủ sở hữu có các quyền quản lý, điều hành hoặc các hoạt động chi phối công ty sẽ do chủ sở hữu nắm giữ. Điều này mang lại quyền lợi và trách nhiệm lớn trong việc quyết định và điều hành các khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Đặc điểm về thành viên trong công ty cũng là cơ sở pháp lý để phân biệt giữa Công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân (chủ sở hữu là một cá nhân). Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên được thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty. Trường hợp công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là tổ chức sẽ được quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình như sau:
Trường hợp công ty TNHH một thành viên có chủ sở hữu là cá nhân sẽ có các vị trí: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong đó Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm vị trí Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc thuê người khác đảm nhận vị trí này. Quyền và nghĩa vụ của Tổng giám đốc/Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên được quy định rõ tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động đã ký với Chủ tịch công ty. Lưu ý: Nếu Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không quy định thì Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều 81 đến Điều 84, Luật Doanh nghiệp 2020. 2.2. Trách nhiệm của chủ sở hữu về tài sảnChủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty và đây là điểm khác biệt của công ty TNHH một thành viên so với chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân (trách nhiệm vô hạn). Bên cạnh đó, công ty TNHH một thành viên thực hiện nguyên tắc tách bạch tài sản giữa tài sản của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Nguyên tắc này áp dụng trong mọi quan hệ tài sản, nghĩa vụ nợ nần, và trách nhiệm pháp lý của công ty trong quá trình hoạt động (vốn cam kết hoặc số vốn đã góp vào công ty). Ngoài ra, chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên chỉ có quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trong trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty TNHH một thành viên thông qua các phương tiện khác, chủ sở hữu của công ty và những cá nhân, tổ chức có liên quan sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm về tài sản đối với mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. 2.3. Tư cách pháp lý của công tyTheo Khoản 2 Điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó, công ty sẽ có con dấu riêng, tài sản độc lập, trụ sở riêng và có thể nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu. Vậy nên, công ty TNHH một thành viên được xem là một tổ chức pháp nhân. 2.4. Vốn điều lệTheo điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020, Vốn điều lệ sẽ là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu đã cam kết đóng góp tại thời điểm chủ sở hữu thực hiện đăng ký doanh nghiệp: Phần vốn này sẽ được ghi vào Điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên, thời hạn để góp vốn đúng với những gì đã cam kết của chủ sở là 90 ngày, bắt đầu tính từ khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực. Chủ sở hữu phải tiến hành thay đổi vốn điều lệ theo thủ tục khi không góp đủ trong thời gian nêu trên. Căn cứ tại Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên có thể góp bằng những tài sản sau:
2.5. Huy động vốnCông ty TNHH không thể phát hành cổ phần nhưng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có rất nhiều hình thức khác để huy động vốn cho công ty. Dưới đây là các đặc điểm về việc huy động vốn đối với công ty TNHH 1 thành viên:
Tóm lại, công ty TNHH một thành viên thường hạn chế trong việc huy động vốn so với các công ty có quy mô lớn hơn và phương thức chủ yếu để huy động vốn cho công tylà thông qua đầu tư cá nhân từ chủ sở hữu hoặc có thể thông qua việc phát hành trái phiếu. 2.6. Quyền mua cổ phần hoặc góp vốn với các công ty khácQuyền mua cổ phần hoặc góp vốn với các công ty khác đối với công ty TNHH 1 thành viên có thể xét đến các góc độ như sau:
Các loại hình doanh nghiệp mà chủ sở hữu hoặc công ty TNHH 1 thành viên có quyền mua cổ phần hoặc góp vốn bao gồm: công ty cổ phần, công ty hợp doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn. 3. Quyền của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viênĐối với công ty TNHH 1 thành viên thì quyền của chủ sở hữu được quy định tại khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Quyền của chủ sở hữu là tổ chức:
Quyền chủ sở hữu là cá nhân:Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020:
4. Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viênTheo quy định tại Điều 77 Luật doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên bao gồm:
Bên cạnh đó, chủ sở hữu của Công ty TNHH 1 thành viên có nghĩa vụ góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời gian 90 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp không thực hiện việc góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn 90 ngày đó, chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên phải tiến hành đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ với giá trị bằng số vốn thực tế đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng góp đủ vốn điều lệ. Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ quản lý và điều hành công ty, đảm bảo hoạt động kinh doanh suôn sẻ và tuân thủ các quy định pháp luật. Họ cũng cần thực hiện việc góp vốn theo cam kết đã đăng ký trong hồ sơ thành lập công ty. Tóm lại, chủ sở hữu trong Công ty TNHH một thành viên có quyền kiểm soát và tham gia vào quản lý, hưởng lợi từ lợi nhuận, nhưng cũng có nghĩa vụ góp vốn, tuân thủ pháp luật và tham gia vào quá trình quản lý công ty. 5. Ưu và nhược điểm của công ty TNHH một thành viên5.1. Ưu điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Lưu ý: Công ty TNHH một thành viên phải thực hiện chuyển đổi loại hình công ty thành Công ty cổ phần hoặc Công ty TNHH hai thành viên khi tăng thêm vốn điều lệ từ phần góp của tổ chức hoặc cá nhân khác. 5.2. Nhược điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty TNHH một thành viên có những ưu điểm như sự đơn giản trong quản lý, bảo vệ tài sản cá nhân và quyền kiểm soát cao nhưng cũng gặp nhược điểm như hạn chế trong huy động vốn, phụ thuộc vào nguồn tài chính cá nhân và thiếu sự đa dạng về ý kiến quyết định. 6. Phân biệt công ty TNHH 1 thành viên và 2 thành viên như thế nào?Giống nhau:Theo Luật doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên có những điểm giống nhau cơ bản như sau:
Khác nhau:Công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên khác nhau ở các đặc điểm như số lượng thành viên, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm với phần vốn góp và quy trình tăng, giảm vốn điều lệ. Bảng bên dưới sẽ mô tả chi tiết sự khác nhau giữa 2 loại hình công ty: Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên trở lên Số lượng thành viên Công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức góp vốn và làm chủ sở hữu. Công ty TNHH 2 thành viên có từ 02 đến 50 thành viên góp vốn và cùng làm chủ sở hữu. Tăng, giảm vốn điều lệ Công ty TNHH 1 thành viên tăng vốn điều lệ qua việc chủ sở hữu tự tăng vốn hoặc huy động thêm vốn của người khác, chủ sở hữu có quyền quyết định hình thức tăng vốn điều lệ. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của thành viên hoặc tiếp nhận thêm vốn góp của thành viên mới. Công ty giảm vốn bằng cách mua lại phần vốn góp của thành viên. Quyền chuyển nhượng phần vốn góp Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của công ty. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, thành viên chuyển nhượng vốn bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho thành viên khác. Nếu sau 30 ngày số vốn chuyển nhượng không được mua hoặc mua không hết thì chủ phần vốn góp đó có quyền chuyển nhượng cho bên thứ ba không phải là thành viên công ty. Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH 1 thành viên không bắt buộc có Hội đồng thành viên. Trường hợp công ty do tổ chức làm chủ sở hữu thì tổ chức quản lý theo một trong hai mô hình sau: Chủ tịch công ty – Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc Hội đồng thành viên – Giám đốc/Tổng giám đốc. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc/Tổng giám đốc. Trách nhiệm đối với phần vốn góp Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác tương ứng với số vốn điều lệ của công ty. Thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vốn vào công ty. Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa công ty TNHH 1 thành viên và TNHH 2 thành viên chủ yếu nằm ở số lượng thành viên. Nếu cá nhân hoặc tổ chức muốn giữ vị trí duy nhất làm chủ sở hữu, họ nên lựa chọn công ty TNHH 1 thành viên. Ngược lại, nếu muốn huy động thêm nguồn vốn và có sự đa dạng trong quản lý, công ty TNHH 2 thành viên là sự lựa chọn phù hợp hơn. 7. Dịch vụ thành lập công ty TNHH một thành viên tại Apolat LegalApolat Legal là công ty luật có trụ sở được đặt tại TPHCM. Chúng tôi trang bị trong mình những kinh nghiệm cũng như kiến thức sâu sắc về pháp luật Việt Nam để giúp khách hành thực hiện các thủ tục thành lập công ty một cách tốt nhất. Khi đến với dịch vụ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại Apolat Legal, khách hàng sẽ được:
Apolat Legal mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất khi:
Chi phí cho dịch vụ tư vấn pháp lý trong việc thành lập Công ty TNHH một thành viên thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô và phạm vi dự án, độ phức tạp của thủ tục, vùng địa lý. Liên hệ Apolat Legal để biết rõ hơn về chi phí cụ thể. Thông qua những chia sẻ của Apolat Legal, mong quý khách hàng đã hiểu thêm về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng như biết về các các thủ tục và hồ sơ thành lập công ty. Liên hệ ngay với chúng tôi, Apolat Legal sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng. 8. Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên như thế nào?Thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên là quá trình phức tạp và có nhiều bước cần được thực hiện để đảm bảo tính hợp pháp và hoạt động ổn định của doanh nghiệp. Thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên bao gồm 5 bước:
Để hiểu rõ hơn cách làm thế nào để thành lập công ty TNHH một thành viên ở thời điểm hiện tại? Điều kiện và thủ tục cần tuân theo là gì? Cùng Apolat tìm hiểu ở bài viết bên dưới. Xem chi tiết: Thủ tục thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định Tổng quan về thủ tục thành lập Công ty TNHH một thành viên như trên giúp doanh nhân hiểu rõ các bước cần thực hiện để thành lập và hoạt động công ty một cách hợp pháp và hiệu quả. 9. Một số câu hỏi thường gặp9.1. Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?Chi phí cho dịch vụ tư vấn pháp lý trong việc thành lập Công ty TNHH một thành viên thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô và phạm vi dự án, độ phức tạp của thủ tục, vùng địa lý. Liên hệ Apolat Legal để biết rõ hơn về chi phí cụ thể. 9.2. Công ty TNHH 1 thành viên gồm những ai?Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên được quyết định bởi chủ sở hữu công ty. Theo đó, mô hình có thể bao gồm các thành viên: chủ tịch công ty, giám đốc/tổng giám đốc hoặc hội đồng thành viên, giám đốc/tổng giám đốc. 9.3. Công ty TNHH 1 thành viên do ai làm chủ?Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do cá nhân hoặc một đơn vị tổ chức làm chủ sở hữu. 9.4. Thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần bao nhiêu vốn?Luật Doanh nghiệp hiện nay không ấn định cụ thể về số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần có. Theo đó, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định số vốn khi thành lập công ty TNHH một thành viên. Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về đặc điểm và quyền lợi của loại hình công ty TNHH một thành viên do Apolat Legal chia sẻ đến bạn. Việc nắm vững và tìm hiểu kỹ về các quy định hiện hành của pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quy trình thành lập công ty TNHH một thành viên. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như có bất kỳ vướng mắc hoặc quan tâm về vấn đề trên, liên hệ ngay Apolat Legal theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ nhanh chóng! Thông tin lên hệ:
Tham khảo các bài viết liên quan đến công ty TNHH một thành viên
Khuyến cáo: Bài viết này chỉ nhằm mục đích cung cấp các thông tin chung và không nhằm cung cấp bất kỳ ý kiến tư vấn pháp lý cho bất kỳ trường hợp cụ thể nào. Các quy định pháp luật được dẫn chiếu trong nội dung bài viết có hiệu lực vào thời điểm đăng tải bài viết nhưng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đọc. Do đó, chúng tôi khuyến nghị bạn luôn tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Các vấn đề liên quan đến nội dung hoặc quyền sở hữu trí tuệ liên của bài viết, vui lòng gửi email đến [email protected]. Apolat Legal là một công ty luật tại Việt Nam có kinh nghiệm và năng lực cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến Doanh nghiệp và đầu tư. Vui lòng tham khảo về dịch vụ của chúng tôi Doanh nghiệp và đầu tư và liên hệ với đội ngũ luật sư tại Viêt Nam của chúng tôi thông qua email [email protected]. Công ty TNHH một thành viên là như thế nào?
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân khi nào?Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. MTV là viết tắt của từ gì?MTV (Music Television hay Kênh truyền hình âm nhạc) là một kênh truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh của Mỹ thuộc sở hữu của MTV Networks Music & Logo Group, một đơn vị của bộ phận Viacom Media Networks trực thuộc tập đoàn Viacom. Chủ sở hữu công ty là gì?Chủ sở hữu công ty là cá nhân có quyền quy định tại các điểm a, h, l, m, n và o khoản 1 Điều này; quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. |