Đánh giá tác động môi trường dự án cambodia

Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái của Vương quốc Campuchia cũng đang phải đối mặt với những vấn đề do chính hoạt động khai thác chưa hợp lý của con người gây ra.

Hội thảo quốc tế về nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chống thoái hóa đất vừa được tổ chức sáng 3/10, tại thành phố du lịch Siêm Riệp nhằm mục đích đề ra các biện pháp đối phó hữu hiệu với những tác động tiêu cực trên.

Là nước tham gia Công ước LHQ về chống sa mạc hóa cách đây gần 2 thập kỷ, nhưng chỉ tính trong giai đoạn 2002-2010, trung bình mỗi năm độ che phủ rừng Campuchia giảm đi 0,52%. Đây là hậu quả của việc khai thác gỗ quá mức độ cho phép cũng như sự chậm trễ trong việc trồng cây khôi phục rừng.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận các điểm mấu chốt của Chương trình hành động quốc gia chống thoái hóa đất giai đoạn 2011-2020. Các ý kiến cho rằng, để ngăn chặn sự thoái hóa đất, cần phải có sự tham gia hợp tác tích cực của cộng đồng và các doanh nghiệp; việc sử dụng đất nông-lâm nghiệp phải đúng mục đích, yêu cầu về kỹ thuật, phù hợp với quy hoạch tổng thể.

Hiện nay, Chính phủ Hoàng gia Campuchia dành 1,7 triệu ha đất cho các dự án phát triển kinh tế, trong đó ưu tiên phát triển các loại cây công nghiệp mang lại lợi ích lớn về kinh tế và môi trường.

Về vấn đề này, ông Pich Ang – thành viên Ban thư ký Kỹ thuật đất dự án phát triển kinh tế của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đánh giá cao hiệu quả che phủ rừng, bảo vệ đất và môi trường của các dự án trồng cao su của Việt Nam, bên cạnh việc tạo việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm việc di dân khỏi các vùng dự án, xây dựng hạ tầng cơ sở, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Ông Pich Ang chia sẻ: “Các công ty thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sang đầu tư tại Campuchia nói chung rất nỗ lực phát triển trồng cây cao su, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông-Lâm-Ngư ngiệp và chính quyền địa phương. Do đó, các công ty của Việt Nam đang dẫn đầu lĩnh vực trồng cao su trong số các doanh nghiệp được cấp đất đầu tư trên lĩnh vực này tại Vương quốc Campuchia’’.

Tại hội thảo, đại diện Chính phủ Hoàng gia Campuchia một lần nữa nhấn mạnh quan điểm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc chống thoái hóa đất, đồng thời khuyến nghị Chính phủ Campuchia tiếp tục tăng cường và mở rộng sự hợp tác quốc tế để nhận được sự trợ giúp tích cực và có hiệu quả trong công cuộc phát triển kinh tế, giữ gìn môi trường thiên nhiên một cách ổn định và bền vững./.

Đập Hạ Sesan 2 ở Campuchia khi còn trong quá trình xây dựng. Đập này hiện đã vận hành - Ảnh: GUARDIAN

Theo báo Guardian của Anh, tác động khủng khiếp trên được cảnh báo trong một báo cáo mật do Chính phủ Campuchia thuê tư vấn thực hiện.

Phnom Penh đã được bàn giao toàn bộ tài liệu nghiên cứu 3 năm từ Viện Di sản quốc gia - một tổ chức nghiên cứu và tư vấn của Mỹ hồi năm ngoái, nhưng vì lý do nào đó đến nay chưa công bố dù nhiều tổ chức dân sự đã lên tiếng kêu gọi.

Theo những tài liệu tờ báo Anh tiếp cận được, các chuyên gia Mỹ nhận định dự án Sambor ở tỉnh Kratie thuộc Campuchia là một vị trí "tồi tệ nhất để xây thủy điện" vì tác động của nó đối với môi trường hoang dã quá lớn.

Đập Sambor sẽ chặn luồng cá từ hồ Tonle Sap (Biển Hồ), một chi lưu quan trọng của sông Mekong, trong khi dòng sông này đảm bảo an ninh lương thực cho khoảng 60 triệu người Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.

Việc Phnom Penh "ém" báo cáo làm dấy lên lo ngại Campuchia vẫn sẽ tiến hành xây đập Sambor mặc cho dự báo ảm đạm đối với số phận loài cá heo nước ngọt sông Mekong và một trong những luồng di cư cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Để hoàn thành dự án thủy điện này, người Trung Quốc đề xuất xây một con đập bê tông rộng đến 18km, cao 33m chắn ngang sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh Kratie để tạo thành một hồ chứa nước khổng lồ dài 82km.

"Bên cạnh mối đe dọa đối với cá heo Irrawaddy và nghề cá, sinh kế và dinh dưỡng của các cộng đồng nông thôn sẽ bị ảnh hưởng, đẩy nhanh hơn tình trạng sụt lún tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt nam" - ông Marc Goichot, chuyên gia về nguồn nước của tổ chức WWF, nhận định về đập Sambor.

Đánh giá tác động môi trường dự án cambodia

An ninh lương thực của 60 triệu người sống dọc sông Mekong bị đập Sambor đe dọa - Ảnh: GUARDIAN

Trong phần kết luận, báo cáo của Mỹ viết: "Một con đập tại vị trí này có thể giết chết dòng sông, trừ khi được định vị lại, thiết kế và vận hành một cách bền vững. Sambor là vị trí tồi tệ nhất để xây một đập nước lớn".

Tờ Guardian dẫn lời Thứ trưởng Bộ Năng lượng Campuchia Ith Praing: "Đây là một vấn đề nhạy cảm và còn quá sớm để công bố thông tin về dự án Sambor".

Ông Praing cho biết sẽ không có quyết định nào được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 7 tới. Nếu dự được thông qua, nhà thầu Trung Quốc Hydrolancang International Energy Company có khả năng được chọn thực hiện dự án Sambor.

Hãy cùng nhau đoàn kết, hợp tác, hành động để sông Mekong mãi là dòng chảy của hòa bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 3

Tại Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) lần thứ 3 tổ chức tại Campuchia với chủ đề "Một Mekong, một tinh thần chung" vào đầu tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hiện nay, lưu vực sông Mekong phải đối mặt với những thách thức lớn với hậu quả là nguồn tài nguyên nước Mekong đang bị suy kiệt cả về số lượng và chất lượng, lượng phù sa và chất dinh dưỡng bị suy giảm, hệ sinh thái và môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.

Các dấu hiệu tiêu cực đó thể hiện rõ rệt và trầm trọng hơn ở các quốc gia hạ lưu Mekong, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đang thường xuyên phải đối mặt với các đợt hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông bờ biển và sụt lún đất… đe dọa sinh kế của hơn 20 triệu người dân.

"Cần phải có những hành động thiết thực, kịp thời để Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, vựa cá của cả khu vực trong hàng trăm năm qua tiếp tục phát triển và là nguồn cung gạo lớn cho bảo đảm an ninh lương thực khu vực", Thủ tướng nhấn mạnh và đề nghị Ủy hội MRC tập trung cho sử dụng công bằng, hợp lý và bền vững tài nguyên nước Mekong và các tài nguyên liên quan.