Đề bài - đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - đề số 10 - học kì 1 - sinh học 9

* Theo tỉ thuyết thì ti lệ trai: gái là 1 : 1, tỉ lệ thực tế ở giai đoạn bào thai là 114 trai : 100 gái; ở tuổi sơ sinh 105 trai : 100 gái; ở khoảng 10 tuổi tỉ lệ này là 100 : 100; đến tuổi già số cụ bà nhiều hơn cụ ông. Vì vậy có thể nói tỉ lệ trai : gái xấp xỉ 1 : l.

Đề bài

I. Trắc nghiệm: [4 điểm]

Câu 1 . Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:

1. Khi cho hai cây cà chua thuần chủng: quả đỏ × quả vàng. F1 thu được toàn quả đỏ. Cho F­1 tự thụ phấn thì F1 thu được:

A. Toàn quả đỏ. B. Toàn quả vàng.

C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.

2. Prôtêin thực hiện chức năng của mình chủ yếu ở bậc cấu trúc nào sau đây ?

A. Cấu trúc bậc 1

B. Cấu trúc bậc 1 và bậc 2

C. Cấu trúc bậc 2 và bậc 3.

D. Cấu trúc bậc 3 và bậc 4.

3. Loại tế bào nào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội?

A. Tế bào sinh dưỡng B. Hợp tử

C. tế bào xô-ma D. Giao tử

4. Phân tử ADN tự nhân đôi theo nhũng nguyên tắc nào ?

A. Nguyên tắc khuôn mẫu.

B. Nguyên tắc bổ sung

C. Nguyên tắc bán bảo toàn.

D. Câu A, B đều đúng.

E. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2 . Hoàn thành bảng sau:

Sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.

Nguyên phân

giảm phân

- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng [2n]

-

-..

- gồm 2 lần phân bào và 1 lần NST tự nhân đôi.

- tao ra .. . tế bào con có bộ NST như bố mẹ

- tao ra .... tế bào con có bộ NST.

- có 1 lần NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo

Có NST tâp trung ờ măt phăng xích đạo

II. Tự luận: [6 điểm]

Câu 1 . Cơ chế NST xác định giới tính ở người được thể hiện như thế nào? Giải thích vì sao tỉ lệ con trai và con gái sinh ra là xấp xỉ 1 : 1? Việc sinh con trai hay con gái có phải do người mẹ quyết định không? Vì sao?

Câu 2 .Điền nội dung phù hợp vào những ô trống trong bảng: so sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn.

Đc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 [Aa]

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp:

Câu 3 . Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN?

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm: [4 điểm]

Câu 1 .

1

2

3

4

D

D

D

E

Câu 2 . Sự khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân.

Nguyên phân

Giảm phân

Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng [2n]

Xảy ra ở tế bào sinh dục thời kì chín

Gồm một lần phân bào và một lần NST tự nhân đôi

Gồm 2 lần phân bào và 1 lần NST tự nhân đôi

Tạo ra 2 tế bào con có bộ NST như bố mẹ

Tạo ra 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ và khác nhau về nguồn gốc.

Có 1 lần NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo

Có 2 lần NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo

II. Tự luận: [6 điểm]

Câu 1. * Cơ chế xác định giới tính ở người:

Ở người: + con trai có cặp NST giới tính XY

+ con gái có cặp NST giới tính XX

Khi giảm phân hình thành giao tử, con trai cho 2 loại giao tử [2 loại tinh trùng] X và Y mỗi loại chiếm 50%; con gái cho 1 loại giao tử [trứng] X.

Khi thụ tinh có sự tổ hợp giữa tinh trùng và trứng hình thành 2 tổ hợp giao tử XY và XX với tỉ lệ 1 : 1.

Sơ đồ:

P: XY × XX

Gp: X, Y X

F1 : 1 XY : 1 XX

1 trai : 1 gái

* Theo tỉ thuyết thì ti lệ trai: gái là 1 : 1, tỉ lệ thực tế ở giai đoạn bào thai là 114 trai : 100 gái; ở tuổi sơ sinh 105 trai : 100 gái; ở khoảng 10 tuổi tỉ lệ này là 100 : 100; đến tuổi già số cụ bà nhiều hơn cụ ông. Vì vậy có thể nói tỉ lệ trai : gái xấp xỉ 1 : l.

* Việc sinh con trai hay con gái không phải do người mẹ quyết định vì người mẹ chỉ có 1 loại trứng mang NST X.

Câu 2 . Điền nội dung phù hợp vào những ô trống trong bảng:

So sánh di truyền trội hoàn toàn và không hoàn toàn.

Đặc điểm

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Kiểu hình F1 [Aa]

Giống một bên bố hoặc mẹ

Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ

Tỉ lệ kiểu hình ở F2

3 trội : 1 lặn

1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp:

Cơ thể mang tính trạng trội cần kiểm tra kiểu gen

Không cần dùng phép lai phân tích

Câu 3 . Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.

Đại phân tử

Cấu trúc

Chức năng

AND

- chuỗi xoan kép

- 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X

- lưu giữ thông tin di truyền

- truyền đạt thông tin di truyền

ARN

- chuỗi xoắn đơn

- 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X

- mARN truyền đạt thông tin di truyền

- tARN vận chuyên axit amin

- rARN tham gia cấu trúc ribôxôm

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề