Giấy phép bán hàng như thế nào là hợp lệ

Theo đó, nếu bạn không thuộc một trong các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Về nguyên tắc, mọi hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục phải thực hiện đăng ký kinh doanh. Do đó trường hợp bạn thực hiện hoạt động kinh doanh bán hàng sẽ phải đăng ký dưới hình thức hộ gia đình hoặc doanh nghiệp.

Giấy phép bán hàng như thế nào là hợp lệ

Bán hàng trên website

Điều kiện để mở website bán hàng là gì?

Căn cứ theo Điều 52 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi một số nội dung bởi khoản 1 Điều 10 và Điều 11 Nghị định 08/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện thiết lập website thương mại điện tử như sau: 

Điều 52. Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
3. Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này

Bên cạnh đó tại Điều 53 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử như sau:

"Điều 53. Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng
1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành thông báo trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử trước khi chính thức bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đến người dùng.
2. Thông tin phải thông báo bao gồm:
a) Tên miền của website thương mại điện tử;
b) Loại hàng hóa, dịch vụ giới thiệu trên website;
c) Tên đăng ký của thương nhân, tổ chức hoặc tên của cá nhân sở hữu website;
d) Địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc địa chỉ thường trú của cá nhân;
đ) Số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức; hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân;
e) Tên, chức danh, số chứng minh nhân dân, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của người đại diện thương nhân, người chịu trách nhiệm đối với website thương mại điện tử;
g) Các thông tin khác theo quy định của Bộ Công Thương."

Thủ tục để mở website bán hàng như thế nào?

Căn cứ Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP) quy định thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử như sau:

"Điều 55. Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
1. Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.
2. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
b) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu quyết định thành lập (đối với tổ chức); bản sao điện tử từ sổ gốc hoặc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp (đối với thương nhân), giấy phép kinh doanh (đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài);
c) Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định này;
d) Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
e) Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định."

Sau khi đăng ký thành công và được Bộ Công Thương xét duyệt thì bạn có thể bán sản phẩm của mình trên website của mình.

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh là hai loại giấy tờ pháp lý mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn đăng ký thành lập cũng cần quan tâm. Tuy nhiên, hai loại giấy này rất dễ bị nhầm lẫn.

Để phân biệt hai loại giấy ờ này, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí: ý nghĩa về mặt pháp lý, điều kiện cấp, nội dung của các loại giấy tờ, cơ quan có thẩm quyền,…

Khái niệm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – giấy phép kinh doanh

Để phân biệt hai loại giấy phép này, chúng ta cần đi từ khái niệm của chúng, rồi từ đó phân tích sự khác biệt. 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký thành lập doanh nghiệp. (Khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020).

Giấy phép kinh doanh 

Giấy phép kinh doanh là giấy cho phép các cá nhân, các tổ chức hoạt động kinh doanh. Giấy phép kinh doanh được cấp khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành. Có thể hiểu giấy phép kinh doanh là loại giấy được cấp cho các doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề có điều kiện, loại giấy này thông thường được cấp sau Giấy đăng ký doanh nghiệp.

Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ý nghĩa pháp lý của từng loại

Mỗi loại giấy chứng nhận, giấy phép có một ý nghĩa và tác dụng khác nhau.

Ý nghĩa giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước. Khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là đã xác lập một tổ chức kinh doanh. Lúc đó tư cách của chủ thể kinh doanh đã có nhiều thay đổi so với cá nhân kinh doanh. 

Là nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp, tên thương mại.

Ý nghĩa giấy phép kinh doanh

Là sự chứng nhận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với chủ thể kinh doanh đủ điều kiện. Ở đây tính chất là quyền cho phép (theo cơ chế xin–cho).

Điều kiện cấp của từng loại 

Hiểu rõ điều kiện cấp của từng loại để chuẩn bị đáp ứng đủ khi bắt đầu kinh doanh.

Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

+ Ngành nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

+ Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của pháp luật

+ Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

+ Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định. Ví dụ như: kinh doanh bán lẻ thuốc lá, kinh doanh bán buôn rượu, kinh doanh dịch vụ thẩm định giá…). Điều kiện kinh doanh là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác.).

Xem thêm: Tra cứu điều kiện kinh doanh 

Hồ sơ và thủ tục cấp từng loại

Mỗi loại giấy có hồ sơ và thủ tục cấp khác nhau. Chúng ta cùng đi chi tiết từng loại.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

+ Hồ sơ hợp lệ với mỗi loại hình doanh nghiệp ( Ví dụ: Điều lệ công ty, danh sách các thành viên, bản sao các giấy tờ thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc các chứng thức cá nhân hợp pháp khác, …).

Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp: Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: Các bước thành lập công ty

Hồ sơ và thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Về hồ sơ và thủ tục xin giấy phép cơ bản sẽ có:

– Giấy đề nghị;

– Giấy chứng nhận doanh nghiệp bản sao;

– Các văn bản chứng minh đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh;

Ngoài ra tuỳ vào từng loại giấy cụ thể mà có các tài liệu, văn bản đi kèm khác nhau.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện. Nếu hồ sơ và điều kiện thực tế đáp ứng đầy đủ sẽ được cấp giấy phép kinh doanh.

>> Xem thêm: Dịch vụ xin giấy phép 

Thời gian có hiệu lực của từng loại 

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: do nhà đầu tư quyết định, thường không ghi vào Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Giấy phép kinh doanh: do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép ghi vào giấy phép, thời hạn thường từ vài tháng đến vài năm.

Trên đây là những so sánh và làm rõ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép kinh doanh. Nếu Quý khách mong muốn đăng ký thành lập công ty hay xin giấy phép, hãy liên hệ với LawKey để được tư vấn miễn phí.