Hướng dẫn cách lấy ảnh hd từ tumblr
Trong những ngày tháng chông chênh nhất của tuổi trẻ, bạn tôi có nói với tôi rằng: sự nhạy cảm lẽ ra phải là một món quà đối với thế giới, thay vì là lời nguyền với những người sở hữu nó. Câu nói đó ám ảnh tôi suốt một thời gian dài, bởi trong một xã hội ngày càng ồn ào, phù phiếm và thực dụng, nơi mà lời khuyên tốt nhất đối với một người con trai là làm giàu bằng mọi cách, và lời khuyên tốt nhất đối với người con gái là làm đẹp (cũng bằng mọi cách), thì đâu là nơi tồn tại cho những người nhạy cảm, lãng mạn, theo đuổi sự tĩnh lặng và những giá trị đạo đức? Đâu là nơi tồn tại cho những người hướng nội mang lời nguyền là sự nhạy cảm của chính mình? Lời nguyền hướng nội trong xã hội hướng ngoại Một bà chị hướng nội tôi quen là người yêu nghề, chăm chỉ, có tinh thần cống hiến và đầy trách nhiệm. Nhưng nhược điểm là trực tính, không khéo ăn khéo nói, vì vậy mà thường xuyên thua thiệt trong các cuộc họp khi đồng nghiệp cố tình tranh công hay đổ trách nhiệm. Đó cũng không phải là người biết “cư xử khéo léo”, biết “gần gũi” cấp trên. Vì vậy sau hai năm cống hiến, cuối cùng chị cũng phải nghỉ việc, khi nhận ra rằng vị trí hợp đồng mà chị phấn đấu để được kí, vốn từ lâu đã được dàn xếp cho một người khác. Đó là một người mới, và là người quen của cấp trên. Một người bạn hướng nội khác của tôi là một cô gái thông minh, tử tế và mạnh mẽ. Cô ấy đã đấu tranh hết mình để bảo vệ tình yêu, ngay cả khi tất cả bạn bè đều khuyên rằng người yêu của cô ta không xứng đáng. Nhưng cô bạn tôi quá tử tế để tin rằng tình yêu nhẫn nại và bao dung của mình có thể cảm hóa được người kia, và cũng quá mạnh mẽ để tin rằng “bỏ cuộc không bao giờ là lựa chọn của bản chất con người”. Để rồi giữa thực tế cuộc sống phũ phàng, anh người yêu cuối cùng bỏ đi theo người mới, bỏ lại tình yêu của bạn tôi như con chim bước hẫng, đâm thẳng vào bức tường, đến nát vụn, rỉ máu, không còn cất lên tiếng hót. Một người em hướng nội khác lại có ước mơ được đi nhiều nơi, và học tốt tiếng Anh là chìa khóa để em thực hiện ước mơ đó. Là người tỉ mỉ, chu đáo, chăm chỉ, em xin vào làm trợ giảng tại một trung tâm Tiếng Anh và đặt nhiều tâm huyết vào đó. Những tưởng đó là một lựa chọn đúng đắn để em thực hiện ước mơ, nhưng rồi cuối cùng một ngày, em phải rời xa công việc của mình, vì bị nhận xét là quá ít nói và không biết bày tỏ sự thân thiện với học viên. Đó là những gì mà người hướng nội phải đối mặt hàng ngày trong cuộc sống của mình. Và sau hàng trăm, hàng ngàn lần như thế, ngay cả những người lạc quan nhất cũng không thể không tự chất vấn: “Tại sao mình cống hiến như vậy, mà cuối cùng họ lại âm thầm chơi xấu sau lưng?” “Tại sao mình đã cho đi chân thành, để rồi cái nhận lại là phản bội?” “Tại sao mình không thể sống “khéo” hơn, trong khi dường như mọi người đều có thể?“ … Tất cả đều dẫn đến một câu hỏi: Phải chăng có gì đó không ổn, trong chính tính cách của mình? Và rồi như cô công chúa Elsa trong bộ phim hoạt hình Frozen, không ít người hướng nội cảm thấy mình sinh ra đã mang sẵn một lời nguyền, và họ ngày càng cô lập trong những bức tường tự bản thân xây nên. Có những người có thể vượt lên bằng cách thay đổi bản thân mình cho giống với những người hướng ngoại, và thi thoảng "đi trốn” để thoát khỏi những áp lực ồn ào từ xã hội. Có những người mãi mãi vụn vỡ, mãi mãi lo lắng, không thể tìm thấy giá trị của bản thân. Có những người mắc chứng trầm cảm. Và có cả những người tìm đến con đường tự kết liễu. Lẽ nào người hướng nội cứ phải tìm cách thay đổi bản thân mình, lắng nghe theo những lời thúc giục “nói nhiều hơn”, “mạnh dạn hơn”, “hòa đồng hơn”, “khôn khéo hơn”…mà không thể sống một cách trọn vẹn và hài lòng như tính cách vốn có? Hay sinh ra là người hướng nội trong xã hội này, vốn đã là mang trong mình một lời nguyền? Tìm về bản chất của hướng nội và hướng ngoại Carl Jung cho rằng: người hướng nội là người lấy năng lượng bằng việc ở một mình Thuật ngữ hướng nội (introversion) và hướng ngoại (extraversion) được phổ biến đầu tiên bởi nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung vào năm 1921. Theo quan điểm của Jung, người hướng nội là những người lấy năng lượng bằng việc ở một mình. Còn người hướng ngoại lấy năng lượng bằng việc tiếp xúc với những người khác. Kể từ đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên đặc điểm hướng nội, hướng ngoại của con người. Trong đó đáng chú ý là nghiên cứu của giáo sư Jerome Kagan tại Đại học Harvard, được bắt đầu thực hiện từ năm 1989 và vẫn tiếp tục đến hiện tại. Trong thí nghiệm này, 500 trẻ em sơ sinh (4 tháng tuổi) đã được đưa đến phòng thí nghiệm Phát triển thiếu nhi tại Harvard (Laboratory for Child Development). Tại đây, từng em được cho tiếp xúc với những kích thích mới như bóng bay nhiều màu, giọng nói người lạ, hơi cồn… Kết quả là khoảng 20% các em nhỏ khua chân, khua tay liên tục, cho thấy sự “nhạy cảm cao” (high-reactivity) với những kích thích này. Vào khoảng 40% thì hoàn toàn yên lặng và thờ ơ. Khi các em nhỏ ở lớn lên, các em lại được kiểm tra. Và kết quả của thí nghiệm này rất thú vị: chính những em nhỏ khua chân tay mạnh lúc 4 tháng tuổi, lại chính là những người có xu hướng cao lớn lên trở thành người hướng nội. Còn những em nhỏ không có phản ứng phát triển thành người hướng ngoại. Hành động khua tay, khua chân, không xuất phát từ sự hào hứng, mà tự sự cảnh giác, đánh đồng tác nhân mới với dấu hiệu nguy hiểm. Thí nghiệm này khẳng định: nhạy cảm với các kích thích bên ngoài (high-reactivity) chính là bản chất phân biệt người hướng nội và hướng ngoại. Nhiều nghiên cứu khác sau đó đã khẳng định điều này. Ví dụ người hướng nội thường nghe nhạc nhỏ hơn, để màn hình điện thoại tối hơn, dễ tổn thương hơn, và thậm chí là da mỏng hơn, và tiết nhiều nước bọt hơn so với người hướng ngoại khi nhìn thấy quả chanh. Mọi cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với người hướng nội được phóng đại lên nhiều lần, và đó là lý do vì sao người hướng nội luôn tránh những kích thích khiến họ cảm thấy “vượt ngưỡng”: nơi ồn ào, làm việc mạo hiểm, tiếp xúc với người lạ… và là nguồn gốc sinh học của tính cách rụt rè, cẩn trọng, thích yên tĩnh đặc trưng. Câu hỏi là: nếu hướng nội là một lời nguyền và luôn chịu thua thiệt so với người hướng ngoại, thì tại sao người hướng nội vẫn tồn tại được qua quá trình tiến hóa và chọn lọc khắc nghiệt của tự nhiên? Các nhà tự nhiên học qua quá trình nghiên cứu, đã phát hiện ra rằng không chỉ con người, mà có hàng trăm loài trong tự nhiên cũng được phân ra thành các cá thể “hướng nội” và “hướng ngoại”. Những cá thể chim “hướng ngoại”, hiếu chiến, sẽ tồn tại hiệu quả hơn khi nguồn thức ăn khan hiếm. Nhưng khi thức ăn sẵn có, thì những cá thể “hướng nội” luôn cảnh giác và tránh mạo hiểm, sẽ biết cách tiết kiệm năng lượng và tránh khỏi những kẻ săn mồi tốt hơn những cá thể hướng ngoại hiếu chiến không cần thiết. Những nghiên cứu này khẳng định một điều: hướng nội không có gì là sai. Cả hướng nội và hướng ngoại đều là những chiến lược sinh tồn hiệu quả của tự nhiên. Và giống như cô công chúa Elsa khi đã chế ngự được sức mạnh của mình, có thể biến sức mạnh của mình từ một lời nguyền thành món quà, những người hướng nội cũng có thể biến “lời nguyền” của mình thành những khả năng hiếm có. Hóa giải lời nguyền hướng nội Một người hướng nội chưa làm chủ được chính mình có rất nhiều ngược điểm: rụt rè, không dám thể hiện bản thân, ngại giao tiếp, thường hay cô lập, thiếu quyết đoán, suy nghĩ quá nhiều… thậm chí có những nghiên cứu chỉ ra rằng người hướng nội có nguy cơ mắc trầm cảm và tự tử cao hơn người hướng ngoại. Nhưng khi những người hướng nội đã làm chủ được sự nhạy cảm và rụt rè của chính mình, thì họ lại là những cá nhân tuyệt vời. Nhân vật Walter Mitty trong phim “Cuộc đời bí mất của Walter Mitty” là một nhân vật hướng nội điển hình. Bạn có để ý, trong những bước tiến lớn nhất của nhân loại, phần lớn đều được thực hiện bởi người hướng nội? Albert Einstein, Issac Newton, Abraham Lincoln, Mahatma Gandhi, Bill Gates, Larry Page, Mark Zuckerberg… đều là những người hướng nội đã thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của chúng ta. Họ là những người đã chỉ cho chúng ta thấy, người hướng nội có thể trở nên tuyệt vời như thế nào: “Sức mạnh không đến từ thể chất. Nó đến từ ý chí bất khuất” (Mahatma Gandhi) Sự nhạy cảm là thứ khiến người hướng nội có vẻ mỏng manh, yếu đuối hơn người hướng ngoại. Nhưng khi người hướng nội học được cách làm chủ cảm xúc của mình, thì nhạy cảm chính là nền tảng của lòng cảm thông, và khả năng thấu hiểu đặc biệt của người hướng nội. Khả năng đó giúp người hướng nội có khả năng kết nối đặc biệt với những người khác, ở một mức độ sâu sắc. Mahatma Gandhi là nhân vật hướng nội điển hình, đã thống nhất được ý chí của nhân dân Ấn Độ và giành lại độc lập cho đất nước Ấn Độ từ tay thực dân Anh với phương pháp đấu tranh bất bạo động. Câu chuyện Newton và quả táo Người hướng nội thích ở một mình, và có khả năng tập trung rất cao. Vì vậy người hướng nội rất phù hợp với “tập luyện nâng cao” (deliberately practice). Sự tập luyện này là nền tảng để trở thành chuyên gia, và giúp người hướng nội phát triển năng lực sâu trong một vài lĩnh vực nào đó. Để xây dựng được Facebook hay Google, Mark Zuckerberg và Larry Page đã phải mất hàng ngàn giờ để “vọc” máy tính trước đó. Người hướng nội ít bị ảnh hưởng bởi đam mê tiền bạc, danh vọng… hơn người hướng ngoại. Và với bản tính thích suy tư, họ dễ dàng nhìn thấy bản chất của vấn đề, cũng như những nguy cơ dài hạn. Vì vậy chỉ cần người hướng nội có niềm tin vào một tầm nhìn nào đó, họ sẽ có sự kiên định và dũng cảm hơn bất kì ai khác trong việc đấu tranh để biến tầm nhìn đó trở thành sự thực. Nguyên phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore Ứng cử viên tổng thống AI Gore là một người như vậy. Bằng sự kiên định và lòng quyết tâm không đổi, ông sẵn sàng thuyết trình tới từng gia đình một, từng người dân một, cho tới khi mọi người có thể ý thức đầy đủ về vấn đề “nóng lên toàn cầu”. Ông đã được trao giải Nobel Hòa Bình 2007 “vì những nỗ lực xây dựng và giúp mọi người nhận thức về sự thay đổi khí hậu mà tác nhân chính là con người, cũng như thiết lập nền tảng cho các biện pháp cần thiết để xử lý vấn nạn này”. Nhờ khả năng tập trung cao độ, và làm việc vì niềm tin hơn là phần thưởng, người hướng nội dễ dàng đạt được trạng thái “flow” của bộ não, trạng thái tập trung cao độ đến mức quên bản thân mình. Đây là trạng thái tối ưu cho việc sáng tạo, vì vậy không lạ khi nhiều người hướng nội có khả năng sáng tạo rất cao. Tới nay, Thomas Edison vẫn là một tấm gương về sự sáng tạo, với tổng cộng 1.500 bằng sáng chế. Để trở thành một người hướng nội “trưởng thành”, người hướng nội cần dừng hoài nghi về bản thân mình, chấp nhận sống với tính cách của mình và dần dần cải thiện. Chỉ bằng cách đi theo thiên hướng của mình, người hướng nội mới có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình. Một số lời khuyên cụ thể: Học cách kiểm soát cảm xúc. Bằng cách kiềm chế những cảm xúc “vượt ngưỡng”, người hướng nội mới có thể khai thác triệt để năng lực suy nghĩ của bản thân và dồn năng lượng tạo thành hành động. Ngừng hoài nghi. Tìm kiếm những giá trị mà bản thân tin tưởng. Những dự án mà bản thân cảm thấy có ý nghĩa. Xây dựng niềm tin vào nó, và nó sẽ là động lực để người hướng nội có động lực mạnh mẽ làm mọi điều khác. Khai thác sức mạnh của sự nhạy cảm, tập trung, tập luyện nâng cao (deliberate practice) và trạng thái flow. Điều đó có nghĩa là mạnh dạn nghe theo cảm xúc, chấp nhận việc “đi trốn” khi cần làm những công việc nghiêm túc, cần sáng tạo, hoặc đấu tranh để được lựa chọn địa điểm và thời gian làm việc phù hợp với bản thân mình. Thể hiện bản thân nhiều hơn: đây là việc mà người hướng nội ngại làm. Nhưng chỉ bằng cách mạnh dạn thể hiện tiếng nói, đòi hỏi giá trị mà mình tin tưởng, người hướng nội mới có thể có được môi trường mà mình mong muốn. Đặc biệt là qua việc viết, hoặc mạng xã hội, hai công cụ truyền đạt mà người hướng nội có thế mạnh sử dụng. Đối diện với nỗi sợ. Những việc sợ làm là những việc đáng là nhất là câu nói đúng nhất với những người hướng nội. Bằng việc dần dần đối mặt với từng nỗi sợ của mình, người hướng nội sẽ có đầy đủ kĩ năng và vị thế để đạt được điều mình mong muốn. Lời kết Cuộc trò chuyện giữa tôi và cô bạn hướng nội đôi khi dài như một chương tiểu thuyết, nhưng nhiều lúc cũng rất ngắn: “Ổn không / Vẫn ổn”. “Bị sao thế? / Mấy hôm nữa sẽ trở lại”… hoặc đôi khi chỉ inbox để nhắc nhau rằng “Cậu là một người bạn tuyệt vời!”. Chỉ cần vậy thôi, là đủ. Bởi người hướng nội thực sự lắng nghe, thực sự chia sẻ, và luôn có mặt đúng lúc. Chỉ cần có một người bạn hướng nội, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mình cô độc giữa thế gian. Vì thế mà tôi chưa bao giờ ngừng tin tưởng rằng, chỉ cần vượt qua được “lời nguyền”, những người hướng nội sẽ là những người tuyệt vời nhất. Tôi mong rằng những người hướng nội có thể ngừng hoài nghi bản thân, cất tiếng nói nhiều hơn, kết nối với nhau nhiều hơn, và cùng nhau tạo nên một môi trường để người hướng nội hay hướng ngoại đều có thể sống tốt mà không cần cố gắng biến mình thành một ai đó khác! @Theo YBox, NHATANHNGX - Trí Thức Trẻ
Nhìn thấu quá nhiều, nghĩ quá nhiều chỉ khiến bản thân khổ sở, người bên cạnh phiền lòng. Theo thời gian lòng tin cùng chân thành bị mài mòn, cạn kiệt yêu thương, đến cuối cùng trái tim chỉ còn lại nỗi bất an và lo lắng dư thừa…”
Vùng trũng.lamnhat: Lại một lần nữa sau quãng thời gian dài, tôi rơi vào vùng trũng. Tôi sẽ tạm gọi nó là “vùng trũng” trước khi tìm ra được một cái tên khác chính xác và hay ho hơn để diễn tả tâm trạng của mình lúc này. Tôi không thường bị thế, nhưng mỗi khi cảm giác này kéo đến, nó sẽ ở lại trong một khoảng thời gian ngắn (hoặc dài, tôi không biết nữa), và biến tôi thành một kẻ chán đời đúng nghĩa. Tất nhiên nó không phải là trầm cảm, cũng không phải một bệnh tâm lý nghiêm trọng, tôi nghĩ vậy. Có thể nó chỉ là một kiểu đóng băng nội tâm. Tôi lờ mờ nhận ra ở mình có một cái-gì-đó đang tạm ngưng hoạt động. Tôi không biết cụ thể nó là cái gì nhưng thật sự là tôi đã mang cảm giác như vậy. Thi thoảng trong những cuộc trò chuyện, mắt tôi chợt nhòe hẳn đi, cổ họng nghẹn ứ, không thể nói gì, cũng không muốn nói gì. Bỗng dưng tôi rơi vào yên lặng, như đang đi lạc đâu đó quá xa xôi. Tôi mất khả năng giao tiếp, cũng không biết phản ứng thế nào. Sau đó tôi tự mình tách khỏi đám đông, và rơi vào một vùng trũng khác. Đó không phải cảm giác cô đơn, tôi thừa biết, tuy đa phần tôi luôn một mình. Chỉ là một chút cảm giác kỳ lạ, khi mà bỗng dưng trong đầu tôi tịt ngóm mọi ý định để kết nối với thế giới ngoài kia. Và thậm chí tôi nghĩ về những điều tiêu cực như tự tử, hay cái chết,… một cách khá là bình thản, dù tôi biết khả năng tôi đủ dũng cảm để làm những chuyện như vậy chưa đến 1%. ________ Vào khoảng hai năm trước, tôi mắc phải cái chứng này và một khoảng lâu sau chúng mới dần khỏi. Không biết bây giờ tôi sẽ mất bao lâu để có thể trở về như bình thường, khi mà có vẻ đợt này nó diễn ra theo một cách kỳ quặc hơn tôi đã dự định. |