Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

Khi biết được thông tin kể từ ngày 10.3, người dân có thể khai báo y tế thông qua ứng dụng NCOVI - dành cho người Việt Nam và ứng dụng Vietnam health declaration - dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam, nhiều bạn trẻ đã tải ứng dụng về và khai báo ngay lập tức.

Hợp lý với thời đại công nghệ 4.0

Chị Lê Thị Thi (33 tuổi), ngụ tại chung cư Carillon, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú (TP.HCM), chia sẻ: “Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay thì việc Chính phủ cho ra mắt ứng dụng (app) NCOVI để cho người dân khai báo thông tin y tế qua mạng là hoàn toàn hợp lý và tôi rất ủng hộ việc làm này. Bởi vì bạn chỉ cần ngồi ở nhà thì đã có thể khai báo những thông tin để cơ quan y tế có thể nắm bắt, từ đó ngành y tế sẽ có những lời khuyên, hướng dẫn nhằm giúp bạn có cách phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân, góp phần chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra phức tạp”.

Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

Hai ứng dụng NCOVI và Vietnam health declaration giúp hỗ trợ chống dịch Covid-19

M.H

Quỳnh Như, sinh viên năm 4, Trường ĐH Y khoa Cần Thơ, cho biết: “Sau khi hay tin Chính phủ ra mắt ứng dụng (app) NCOVI thì em đã tải về và đăng ký khai báo những thông tin cần thiết theo yêu cầu. Chỉ cần đăng nhập số điện thoại, sau khi nhập mã được cung cấp qua số điện thoại xong, điền thông tin cá nhân họ, tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và chọn tình hình sức khỏe hiện tại là xong. Em thấy đây là việc làm rất hay và mang tính nhân văn nhằm kịp thời kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 cũng như bảo vệ sức cho người dân”.

Xài điện thoại 'cùi bắp' thì khai báo y tế ra sao?

Đang xài điện thoại 'cùi bắp' không thể tải app được thì khai báo sức khỏe ra sao? Có thể khai báo y tế tự nguyện qua hệ thống phường xã, tổ dân phố được không?, là câu hỏi của không ít người đặt ra.

Chị Trần Thị Trang, ngụ trên đường số 10 (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM), chia sẻ: “Tôi có con nhỏ đang đi học nên tôi rất quan tâm về tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, tôi có thắc mắc là đang xài điện thoại 'cùi bắp' không thể tải ứng dụng được thì không biết sẽ khai báo y tế tự nguyện ra sao? Tôi có thể khai báo y tế tự nguyện qua hệ thống phường xã, tổ dân phố được không?”.

Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

Tặng các sản phẩm y tế phòng dịch Covid-19 cho công nhân tại khu trọ của ông Hà Văn Tám làm chủ ở 351B Nguyễn Văn Tạo, ấp 2, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM

Lê Thanh

Tương tự, anh Trần Minh Thuận (30 tuổi), làm việc tại Công ty TNHH Hoàng Đạt, đường Quang Trung, Q.Gò Vấp (TP.HCM), cho biết: “Mình cũng rất quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là quan tâm về tình hình dịch bệnh Covid-19 nên khi nghe nói có thông tin mọi người khai báo y tế tự nguyện thì mình cũng muốn tìm hiểu để khai báo ngay. Nhưng thiệt tình mà nói là không biết ngoài việc nhập thông tin qua ứng dụng NCOVI trên điện thoại smartphone thì mọi người có thể khai báo y tế qua kênh nào khác nữa không, vì hiện tại mình đang xài loại điện thoại chỉ có chức năng nghe, gọi, nhắn tin chứ không thể tải app được”.

Nỗi băn khoăn ấy cũng được chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, người đang ở trọ tại Khu lưu trú Trung Nguyên, xã Hiệp Phước, H.Nhà Bè (TP.HCM), tâm tư. Chị Hà bộc bạch: “Nói thiệt tôi không rành về công nghệ. Và tôi cũng đang xài điện thoại chỉ nghe gọi, nên khi nghe thông tin khai báo y tế qua ứng dụng gì đó thì tôi cảm thấy hơi rối với chính bản thân mình”.

Được biết, 2 ứng dụng NCOVI - dành cho người Việt Nam và ứng dụng Vietnam health declaration - dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam đã đưa lên kho ứng dụng Google Play dành cho smartphone chạy hệ điều hành Android, và Apple Store dành cho iPhone. Các kho ứng dụng đang tiến hành cập nhật cung cấp cho người dùng tải về.

Khi truy cập khai báo y tế qua các ứng dụng trên, người dân sẽ được cung cấp các thông tin cá nhân và tình hình sức khỏe trong mục “Khai báo y tế toàn dân” ở màn hình chính. Với ứng dụng NCOVI của nhà nước, các thông tin chỉ dẫn trên ứng dụng này là thông tin chính thức, kể cả bản đồ vùng dịch, tình hình và chỉ dẫn trong các tình huống. Dựa trên dữ liệu mà ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế Việt Nam sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. Người sử dụng cần điền thông tin cá nhân và thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân.

Vì sao họ lại lựa chọn "cục gạch" thay vì chuyển sang sử dụng điện thoại thông minh như những người khác? Dưới đây là những lý do mà bạn không ngờ đến:

Không muốn "dính" với mạng xã hội quá nhiều

Rachel, một giáo viên làm việc bán thời gian tại một trường học ở Sydney cho biết cô vẫn rất hạnh phúc khi sử dụng "cục gạch" của mình. Điện thoại của Rachel là một chiếc Nokia nhưng cô không rõ là đời nào. Thực tế, cô có cả một bộ sưu tập điện thoại "stupidphone" và khi một trong số chúng hư hỏng, cô có thể lấy ngay cái khác để thay thế.

.jpg)

Lý do chính mà cô chọn "stupidphone" là vì muốn giảm gánh nặng tiền hóa đơn viễn thông hàng tháng. Cô cũng không thích mua sắm một cách lãng phí. "Trước hết, phải nói là tôi đã già rồi", Rachel chia sẻ. "Tôi thực sự ghét các sản phẩm công nghệ tối tân và thường không bao giờ mua những thứ mới mẻ này. Tôi cũng rất có ý thức về môi trường, con người chúng ta thải ra hàng tấn thiết bị điện tử vào bãi rác ở Ghana và điều này thật sự vô lý".

Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là cô không bao giờ lên mạng. Rachel có Internet ở nhà nhưng cô thấy không cần thiết để sử dụng Internet trên điện thoại của mình. "Tôi không thích việc mải cắm mặt truy cập Internet khi đang đi bộ trên phố", cô chia sẻ. Ngoài ra, cô cũng cho biết những đứa trẻ ở trường đều nói rằng chiếc Nokia của mình trông rất hay ho và hoài cổ.

Do hoàn cảnh bắt buộc

Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

Một lý do khác khi nhiều người dùng sử dụng điện thoại "cục gạch" là do họ bị buộc như thế. Chẳng hạn như một chuyên viên trị liệu 28 tuổi làm việc tại một bệnh viện Sydney cho biết bệnh viện phát cho mỗi nhân viên một chiếc Nokia "nồi đồng cối đá" để sử dụng.

"Bạn không thể sử dụng điện thoại cá nhân để liên lạc với khách hàng", cô chuyên viên này chia sẻ. "Chúng tôi không sử dụng chúng thường xuyên, chỉ trừ trường hợp cần thiết mà thôi".

Cô ta cũng cho rằng có lẽ các điện thoại cổ đại này vẫn được bệnh viện phát cho dùng là vì lý lo tiết kiệm chi phí. "Bệnh viện rất khó nhận được những khoản tiền hỗ trợ từ hệ thống y tế cộng đồng. Vì thế nếu thiết bị nào không hư thì lại càng không muốn chi các khoản tiền không cần thiết để mua mới làm gì."

Tuy nhiên, sẽ thực sự hữu ích nếu như các nhân viên trong bệnh viện được sử dụng những loại điện thoại có thêm một số tính năng quan trọng. Cô nhân viên này cho biết một chiếc điện thoại hỗ trợ mạng 3G có thể có ích vì mọi người có thể sử dụng GPS. Vì vậy, cô buộc phải sử dụng smartphone riêng của mình để phục vụ trong công việc và thỉnh thoảng cũng dùng nó để chụp ảnh.

Nhìn chung, các nhân viên trong bệnh viện đều vui vẻ với chính sách sử dụng điện thoại "cục gạch" này, nhưng vẫn có một số người phàn nàn về việc này và đa phần là do họ quên cách sử dụng những điện thoại này như thế nào.

Để cân bằng cuộc sống hơn:

Antony, 28 tuổi, luật sư tại Sydney cho biết anh tậu con iPhone 5s chỉ dạo gần đây. Trước đó, anh chỉ dùng điện thoại "stupidphone" hiệu Nokia với giá chỉ khoảng 20 AUD (Đô Úc).

Anh buộc phải tách xa khỏi smartphone vì không muốn lúc nào cũng bị làm phiền hoặc xao nhãng bởi Internet. "Tôi không muốn nhận email công việc, vì thế tôi tránh xa những thiết bị này và thay vào đó chỉ sử dụng điện thoại 'cùi bắp' không có kết nối Internet", Antony chia sẻ. "Tôi không muốn phải online liên tục. Tôi không giỏi trong việc cân bằng trong cuộc sống". Antony cũng cho biết việc sở hữu một chiếc điện thoại "đập đá" cũng đem lại thời gian rỗi cho anh nhiều hơn, cũng như tạo ranh giới rõ ràng giữa giờ nghỉ và giờ làm việc. Đồng nghiệp của anh biết anh sẽ không bao giờ trả lời email vào nửa đêm cả.

Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

Anh cũng thừa nhận những lợi ích mà một chiếc điện thoại có kết nối Internet mang lại. "Thật là tốt khi một chiếc điện thoại có cả bản đồ và những thứ tương tự", Antony cho biết. Tuy nhiên, anh ta vẫn là một người hoài cổ và anh chấp nhận với những gì mình đang sử dụng. Vì muốn bảo mật

Jahnine Skaif, 36 tuổi, nhân viên bảo hiểm làm việc tại Sydney kiêm quản lý tour ca nhạc cho biết cô sử dụng điện thoại "cục gạch" vì lý do bảo mật và cũng không muốn bị làm phiền.

Hướng dẫn cách quản lý điện thoại cùi bắp khác

"Tôi thích sự đơn giản, và điện thoại đối với tôi chỉ cần phục vụ một số tác vụ cơ bản đó là giúp tôi liên lạc một cách nhanh và hiệu quả", Skaif cho biết. "Tôi thích sử dụng tin nhắn SMS và tôi không cần những thứ như emoji hay những đoạn hội thoại quá dài".

Bên cạnh đó, cô cũng quan tâm đến vấn đề bảo mật, không muốn bị bất kỳ ai lợi dụng theo dõi cô cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên thỉnh thoảng cô vẫn tự nâng cấp thiết bị cho mình. Chẳng hạn như khi đi du lịch trong các bang, cô dùng iPhone 4 để xem bản đồ và sử dụng cho các mục đích nguy cấp khác.

"Tôi thích những thứ nhỏ gọn. Tôi thật chẳng hiểu tại sao nhiều người lại cứ thích cắm hết nửa mặt mình vào trong màn hình iPad vô tri vô giác", Skaif chia sẻ.

Còn bạn, bạn có sử dụng điện thoại "cục gạch" không? Nếu có, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết vì sao bạn vẫn gắn bó với chúng.