Hướng dẫn lấy form khai xin visa mỹ

I-94 là hệ thống quản lý xuất nhập cảnh Hoa Kỳ trực tuyến, áp dụng cho người nước ngoài đến Mỹ bằng các loại thị thực không định cư, mẫu đơn này cung cấp thông tin các ngày xuất nhập cảnh của ngoại kiều do hệ thống máy tính của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ (DHS) ghi nhận. Kể từ ngày 26/04/2013 Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ đã không còn sử dụng mẫu đơn I-94 bằng giấy bìa cứng bấm vào hộ chiếu của ngoại kiều như thời gian trước đó, quá trình ghi nhận thông tin xuất nhập cảnh của ngoại kiều đã được tự động hoá. Trong một số trường hợp cần thiết như thi bằng lái xe, xin SSN, xin gia hạn lưu trú, xin đổi tình trạng thị thực... đương đơn được yêu cầu phải cung cấp mẫu đơn I-94 thì chúng ta có thể thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập link https://i94.cbp.dhs.gov và chọn "Get Most Recent I-94" hoặc "View Travel History" tùy theo mục đích sử dụng

- Get Most Recent i-94: Hiển thị i-94 bao gồm các dữ liệu của lần nhập cảnh Mỹ gần nhất. Lựa chọn này đáp ứng yêu cầu làm bằng lái xe, hoặc điền các loại đơn theo yêu cầu của sở di trú Hoa Kỳ cho các mục đích gia hạn lưu trú hoặc thay đổi tình trạng visa.

- View Travel History: Hiển thị các lần xuất nhập cảnh Mỹ trong 5 năm gần nhất. Lựa chọn này đáp ứng mục đích khai đơn xin visa.

Hướng dẫn lấy form khai xin visa mỹ

Bước 2: Nhập thông tin theo đúng hướng dẫn như sau, trong ví dụ này tên khách là TRẦN ANH TUẤN

- First (Given) Name: Tên đệm và Tên (Ví dụ: ANH TUAN)

- Last (Family)/Surname: Họ (Ví dụ: TRAN)

- Các vùng dữ liệu khác nhập đúng thông tin in trên hộ chiếu sau đó click NEXT để đến trang nhận kết quả i-94.

Hướng dẫn lấy form khai xin visa mỹ

Bước 3: Kết quả được hiển thị dưới dạng mẫu báo cáo đơn giản

- Bấm nút "Print" để lưu tập tin dạng PDF hoặc in ra giấy tùy theo mục đích sử dụng.

Hướng dẫn lấy form khai xin visa mỹ

Ghi chú:

1. Hoa Kỳ đã thay đổi quy chuẩn in tên trên visa kể từ 08/04/2016, thông tin chi tiết tại link bên dưới.

http://www.thm.vn/tin-tuc/tin-moi/hoa-ky-thay-doi-quy-chuan-in-ten-tren-visa-tu-thang-04-2016

2. Nếu I-94 thể hiện sai thông tin về họ tên hoặc các ngày xuất nhập cảnh Mỹ, các em hãy liên lạc ngay với các văn phòng công ty tư vấn du học Thế Hệ Mới để được hướng dẫn cách điều chỉnh.

Việc xin Visa Mỹ không hề phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước để nộp đơn xin Visa không định cư đến Mỹ với mục đích du lịch hoặc công tác.

Bước 1: Điền Mẫu đơn DS-160

Vào trang web https://ceac.state.gov/genniv/ để điền thông tin theo yêu cầu vào mẫu đơn DS-160. Tất cả thông tin cần điền trong đơn đều bằng tiếng Anh và là thông tin cơ bản nên khá dễ dàng cho bạn thao tác.

Trình tự điền đơn theo từng phần như sau:

Sau khi truy cập vào đường link trên, bạn chọn LOCATION – nơi bạn dự định nộp đơn xin visa và chọn VIETNAM, HANOI hoặc VIETNAM, HO CHI MINH CITY, sau đó nhấn chọn START AN APPLICATION để bắt đầu khởi tạo hồ sơ.

Ở trang này, bạn sẽ thấy “Your application is…” gồm 10 chữ và số ở góc trên bên phải, bạn hãy ghi lại số Application ID này rồi chọn câu hỏi bảo mật ở bên dưới và trả lời để tiếp tục hoàn thành đơn xin visa. Nếu bạn có việc phải ra ngoài hoặc không thể tiếp tục ngay, bạn có thể hoàn thành đơn trong vòng 30 ngày với số Application ID này.

Sau đó, bạn nhấn chọn “Tiếp tục” để đến phần điền thông tin cá nhân. Lưu ý, ở ô Surname, bạn điền Họ của mình, ở ô Given name, bạn điền tên và sau đó đến tên đệm. Ví dụ: tên bạn là Nguyễn Văn A thì ở ô Surname bạn điền Nguyen, ô Given name sẽ là A Van. Nếu tên bạn có 4 chữ trở lên, Ví dụ: Nguyễn Thị Thu A, thì ở phần Given name bạn điền là A Thi Thu.

Tiếp theo, bạn chọn “No” cho câu hỏi “Have you ever used other names…?” (trừ trường hợp thật đặc biệt) và “Do you have a telecode that represents your name?”. Sau đó, bạn điền/chọn Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Ngày tháng năm sinh, nơi sinh, Quốc tịch theo thông tin ghi trong Hộ chiếu.

Ở câu hỏi tiếp theo “Do you hold or have you held any nationalty other than the one indicated above on nationaly?”, bạn chọn “No” nếu bạn chỉ có 1 quốc tịch duy nhất là Vietnam. Ở ô kế tiếp, bạn điền số Chứng minh nhân dân của mình vào, sau đó chọn “Does Not Apply” cho ô “U.S. Social Security Number” và U.S. Taxpayer ID Number rồi Nhấn chọn “Next: Address and Phone” để điền địa chỉ, số điện thoại và Email.

Sau đó, bạn nhấn chọn “Next: Passport” để điền thông tin về Hộ chiếu phổ thông: Loại Hộ chiếu (thông thường là REGULAR), số Hộ chiếu, Nơi cấp, Ngày cấp, Ngày hết hạn. Bạn nhấn chọn “Does Not Apply” ở Ô “Passport Book Number” và chọn No ở câu hỏi “Have you ever lost a passport or had one stolen?” nếu chưa từng bị mất hoặc bị lấy cắp, sau đó chọn “Next: Travel” để điền thông tin về chuyến đi Mỹ.

Ở phần Travel, trong ô “Purpose of Trip to the U.S.”, bạn chọn “TEMP. BUSINESS PLEASURE VISITOR (B)”, còn ô “Specify”, bạn chọn “BUSINESS AND TOURISM (TEMPORARY VISITOR) (B1/B2)”.

Vì mẫu DS-160 là mẫu điền đơn trực tuyến tương tác, nội dung các câu hỏi sẽ xuất hiện tuỳ thuộc bạn trả lời gì cho câu hỏi trước đó.

Ở trường hợp du lịch tự túc, bạn nên làm một kế hoạch cụ thể và hợp lý để thuyết phục được đại sứ quán là bạn thực sự đã tìm hiểu, nghiên cứu và chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi du lịch này (bao gồm ngày đi, ngày về, nơi bạn sẽ đến, thường là thành phố đầu tiên mà bạn đến, thông tin chuyến bay nếu có). Lưu ý, nếu giới tính của bạn là “Female” thì hơi khác một chút xíu, bạn chỉ cần điền Ngày dự kiến đến Mỹ, khoảng thời gian dự kiến ở Mỹ và địa chỉ sẽ ở khi đến Mỹ.

Dòng địa chỉ nơi bạn sẽ ở Mỹ khi đến, bạn hãy vào trang web booking.com, chọn địa chỉ một khách sạn ở thành phố đầu tiên mà bạn đến để điền vào đơn. Sau cùng sẽ là câu hỏi ai sẽ chi trả cho chuyến đi của bạn, bạn chọn “SELF”.

Tiếp theo sẽ đến phần Travel companions - Bạn đồng hành trong chuyến đi, nếu có bạn chọn Yes và đặt tên cho nhóm của bạn, nếu đi một mình, chọn No. Phần kế tiếp là phần thông tin về những chuyến đi Mỹ trước đây của bạn, bạn chọn No cho tất cả các câu hỏi nếu là lần đầu tiên đến Mỹ, chưa từng xin visa Mỹ, chưa từng bị từ chối cấp visa hay từ chối nhập cảnh, cũng chưa nhờ ai thay bạn nộp đơn xin thị thực nhập cư đến Sở di trú Mỹ.

Tiếp theo, bạn điền thông tin của người/tổ chức bất kỳ ở Mỹ có thể xác nhận thông tin cho bạn.

Bước kế tiếp, bạn điền thông tin về gia đình (Cha, Mẹ). Bạn chọn No nếu Cha, Mẹ bạn không sống ở Mỹ và chọn No nếu bạn không có họ hàng thân thích ở Mỹ.

Sau đó, đến phần Work/Education/Training, bạn điền thông tin liên quan đến Công việc/Học tập của bạn. Nếu bạn chọn giới tính “Male”, sau khi điền thông tin về công việc/học tập, sẽ có một phần phụ liên quan đến những nơi trước đây bạn từng công tác, Chọn Yes/No cho câu hỏi bạn từng tham gia tổ chức, đảng phái, quân đội… nào hay không, những nước bạn đã từng đi trước đây.

Tiếp theo là phần Security and Background, bạn chọn No cho tất cả câu hỏi (vì các câu hỏi tập trung vào vấn đề bạn có từng bị bệnh truyền nhiễm, từng nghiện ma túy, từng vi phạm pháp luật…hay không).

Sau khi hoàn thành phần câu hỏi bảo mật, bạn sẽ đến bước upload ảnh có kích thước thước 2"x2" (51mm*51mm), phông trắng, chụp trong vòng sáu tháng gần đây vào đơn (chi tiết cụ thể bạn xem tại trang https://travel.state.gov/content/visas/english/general/photos/digital-image-requirements.html). Hệ thống sẽ kiểm tra ảnh có đạt yêu cầu hay không. Nếu hợp lệ sẽ có dòng thông báo “Photo passed quality standards”. Nếu không, bạn cần chỉnh sửa theo yêu cầu.

Sau bước upload ảnh thành công, bạn nên thực hiện bước Review lại toàn bộ thông tin bạn đã khai một lần nữa để xem có gì sai không và sửa lại.

Sau cùng, bạn đến phần nộp đơn. Trước khi nộp, bạn cần trả lời câu hỏi “Did any assist you in filling out this application?”, tức là có ai giúp bạn điền đơn hay không, nếu có bạn chọn “Yes” và cung cấp thông tin về người/tổ chức đó. Nếu không, bạn chọn “No” và điền nốt số Hộ chiếu cùng mã captcha xuất hiện ở hình trong phần E-signature. Và cuối cùng, bạn chọn Sign and Submit Application để nộp đơn. Hệ thống sẽ hiện lên nút “Confirmation”, bạn nhấn chọn vào confirmation thì trang confirm sẽ hiện lên bao gồm hình ảnh và thông tin về tên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, mục đích chuyến đi, mã xác nhận và nơi bạn chọn để xin visa. Bạn in một bản và lưu lại để mang đi khi phỏng vấn VISA.

Bước này cũng là bước kết thúc quá trình điền đơn xin VISA DS-160.

Lưu ý: Nếu bạn không tự tin trong việc điền đơn, bạn có thể nhờ người biên dịch, người thân hoặc bạn bè đã từng có kinh nghiệm tư vấn hoặc điền giúp. Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến các công ty dịch vụ, tuy nhiên, bạn sẽ phải trả phí.