Ngoài giờ lên lớp là gì

[GD&TĐ] - Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở trường trung học phổ thông. Đó là các hoạt động được tổ chức định kì 2 tiết/1 tháng ở trên lớp, đó là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học ở trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm và niềm tin của học sinh.

Bạn đang xem: Ngll là gì

Tuy nhiên, việc tổ chức tiết NGLL hiện nay có rất nhiều bất cập cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới nếu không tiết NGLL sẽ không hiệu quả và nhàm chán, gây phản cảm đối với học sinh. Bởi lẽ:

Trong tất cả các tiết NGLL ở các tháng đều do giáo viên chủ nhiệm quản lí, hướng dẫn, giảng dạy. Vì vậy, tính hiệu quả sẽ rất khó đánh giá, bởi lẽ các giáo viên chủ nhiệm họ không được đào tạo, hướng dẫn giảng dạy các tiết NGLL, nên mặc dù chung sách giáo viên nhưng mỗi người giảng dạy một kiểu, hay nói cách khác là họ không có chuyên môn trong việc dạy các tiết NGLL, thậm chí có những giáo viên giao hẳn tiết đó cho học sinh tự trao đổi thảo luận, nêu tính hiệu quả của các tiết ấy không cao, dẫn đến cả người dạy và học sinh thấy trở nên nhàm chán, nặng nề, không đảm bảo được mục đích, yêu cầu của tiết học.

Ảnh MH

Để tiết NGLL có hiệu quả yêu cầu phải có đủ thời gian cho giáo viên chuẩn bị, nghiên cứu nhiều cách tổ chức giảng dạy để mang lại hiệu quả và tạo hứng thú cho học sinh, tuy nhiên hiện nay giáo viên chủ nhiệm chỉ được tính 4,75 tiết trên một tuần trong đó bao gồm cả 2 tiết NGLL và 1 tiết hướng nghiệp.

Xem thêm: The Caterer Là Gì - Caterer Là Gì, Nghĩa Của Từ Caterer

Xem thêm: " Hàm Lượng Là Gì, Nghĩa Của Từ Hàm Lượng, Nghĩa Của Từ Hàm Lượng Trong Tiếng Việt

Vì vậy, nếu mức tiêu chuẩn của 1 giáo viên là 17 tiết/ tuần mà họ lại giảng dạy nhiều lớp: giáo viên dạy địa, sử, công dân...,các môn đó thường chỉ có 1 tiết/1 vì vậy họ phải dạy nhiều lớp, đồng nghĩa với việc bỏ nhiều thời gian đầu tư cho hồ sơ sổ sách, kiểm tra, nắm tình hình lớp, gặp gỡ phụ huynh học sinh.... thì họ còn thời gian đâu mà nghiên cứu, đầu tư cho tiết học NGLL....

Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [NGLL] là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.

Bạn đang xem: Ngll là gì


Mục lục

1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

1.1. Hoạt động giáo dục

Hoạt động là sự tương tác giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm.

Hoạt động giáo dục là dưới tác động chủ đạo của thầy giáo, người học chủ động thực hiện hoạt động nhằm lĩnh hội tri thức khoa học, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát triển trí tuệ, hình thành thế giới quan khoa học và phẩm chất, nhân cách.

Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Nguyên lý giáo dục là nguyên tắc chung, phương pháp tổng quát của hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục tất cả các cấp đều phải vận hành hệ thống giáo dục theo nguyên lý này. Các chương trình bộ môn, kế hoạch dạy – học đều phải được xây dựng theo nguyên tắc chung đó.

Nội dung của nguyên lý này gồm bốn điểm quan trọng cần lưu ý:

– Học đi đôi với hành.

– Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất.

– Lý luận gắn liền với thực tiễn.

Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Học đi đôi với hành

Mục đích của học là để hành, để phát triển, để sống. “Hành” có nhiều nghĩa: từ lời nói trong

đối đáp, hành vi trong ứng xử đến lao động để kiếm sống và tổng quát hơn, xa hơn là định ra lý tưởng để sống.

Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất là tư tưởng giáo dục của nhà trường hiện đại

Học tập kết hợp với lao động sản xuất là hạt nhân của toàn bộ nguyên lý giáo dục. Mục tiêu tổng quát của giáo dục là phát triển toàn diện con người; và đối với xã hội, phát triển toàn diện con người để phát triển kinh tế – xã hội; đối với từng người để có năng lực nghề nghiệp, để sống và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng. Giáo dục làm phát triển tổng hợp năng lực vật chất và năng lực trí tuệ tồn tại trong cơ thể và trong nhân cách mỗi con người.

Cha ông ta có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, đó là một chân lý. Đạo đức và tay nghề là hai yêu cầu hết sức cơ bản mà giáo dục phải hình thành nên ở mỗi người.

Lý luận gắn liền với thực tiễn là một yêu cầu quan trọng đối với quá trình giáo dục và đào tạo trong nhà trường Việt Nam.

Lý luận được đúc kết từ thực tiễn và từ nghiên cứu khoa học thành các tri thức, quy luật. Trong khi giảng dạy lý luận, giáo viên thường xuyên liên hệ với thực tiễn sinh động của cuộc

sống, với những diễn biến sôi động hàng ngày, hàng giờ trong nước và trên thế giới, đây là những minh họa vô cùng quan trọng giúp cho học sinh nắm vững lý luận và hiểu rõ thực tiễn. Học tập có liên hệ với thực tiễn làm cho lý luận không còn khô khan, khó tiếp thu mà trở nên sinh động và ngược lại, các sự kiện, hiện tượng thực tiễn được phân tích, được soi sáng bằng những lý luận khoa học vững chắc.

Xem thêm: Kiểm Tra Phiên Bản Office Bạn Đang Sử Dụng Là 32, Tôi Đang Sử Dụng Phiên Bản Nào

Giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Giáo dục là quá trình có nhiều lực lượng tham gia, trong đó có ba lực lượng quan trọng nhất: gia đình, nhà trường và các đoàn thể xã hội. Ba lực lượng giáo dục này đều có chung một mục đích là hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.

Gia đình là nơi đem đến cho trẻ những bài học đầu tiên và thường xuyên, liên tục từ lúc mới sinh đến tuổi trưởng thành, lời ru của mẹ, tình thương và tấm gương, lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ, anh chị,…Như vậy, giáo dục gia đình giữ một vị trí đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách, nhất là giáo dục tính người, tình người từ tuổi ấu thơ.

Về phần mình, các tổ chức xã hội như đoàn, hội, đội mà các em tham gia, cộng đồng mà các em sinh sống, câu lạc bộ, nơi vui chơi,…mà các em hay lui tới cũng có nội dung giáo dục với các hình thức riêng và cũng có ảnh hưởng đáng kể đến giáo dục thế hệ trẻ. Đó chính là nơi thể hiện kết quả giáo dục của gia đình và nhà trường, nhất là đối với nội dung giáo dục tinh thần xã hội, ứng xử xã hội, trách nhiệm xã hội,…cho thế hệ trẻ.

Mối liên hệ giữa nhà trường, gia đình, với các tổ chức xã hội và các cơ quan kinh tế, văn hóa đóng ở địa phương càng chặt chẽ, càng đem lại những thành công cho giáo dục, trong đó nhà trường phải chịu trách nhiệm chính trong sự phối hợp với tất cả các lực lượng giáo dục.

1.2. Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo học sinh, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội.

Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp [theo chương trình, kế hoạch dạy học]. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm

nhà trường hoặc trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó có thể được thực hiện mọi nơi, mọi lúc.

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt: “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của HS về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí… để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách”

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường THPT giúp các em HS có cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn. HS khi được hoà mình vào đời sống xã hội sẽ có thêm những hiểu biết, học thêm được kinh nghiệm giao tiếp… để làm tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện mình trở thành những người có nhân cách.

hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động dạy học và tạo điều kiện gắn lý thuyết với thực hành, thống nhất giữa nhận thức với hành động góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển các kỹ năng, tình cảm, niềm tin, tạo cơ sở cho việc phát triển nhân cách toàn diện HS trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu giáo dục của nhà trường là tổ chức dạy học nhằm phát triển tối ưu năng lực của học sinh. Với mục tiêu đó, ngay từ đầu năm học 2013-2014, nhà trường đã có kế hoạch cụ thể: xây dựng kế hoạch năm học, xác định việc giảng dạy và hoạt động giáo dục trong suốt cả năm học. Các hoạt động của nhà trường đều hướng tới tạo cơ hội để học sinh được học tập, thể hiện khả năng cá nhân mỗi học sinh, qua đó phát huy và phát triển sự tự tin, sáng tạo của học sinh.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một trong những nội dung giáo dục toàn diện học sinh là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, khắc sâu các nội dung học tập của các môn học khác, giúp các em trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với học sinh tiểu học, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.

Nhận thức được tầm quan trọng như vậy, trường tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp được coi như một môn học chính khóa được sắp xếp trong thời khóa biểu với thời lượng thường xuyên 1 tiết/tuần và được tăng cường trong các dịp đặc biệt như ngày lễ, tết của đất nước.

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội là những giờ học trải nghiệm để giáo viên có điều kiện tốt nhất hình thành và phát triển năng lực cá nhân cho học sinh.

Thông qua các tiết học giáo dục ngoài giờ lên lớp, bằng các hoạt động trải nghiệm, –    học sinh có cơ hội thể hiện năng lực cá nhân; –    qua hoạt động trải nghiệm giúp giáo viên có thể phát hiện được điểm nổi trội hoặc hạn chế của học sinh có cơ sở giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực của mỗi cá nhân và phát huy tốt hơn những kỹ năng đã được hình thành trong các môn học khác, đặc biệt là các kỹ năng từ môn học giáo dục lối sống; –    học sinh được hình thành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, rèn luyện sự tự tin, các em đều được làm và thấy mình có thể làm được;

–    học sinh biết cách tự làm việc theo yêu cầu của giáo viên. Giáo viên quan sát quá trình học sinh tự làm việc và phát hiện ra khả năng của học sinh, biết em nào tự làm được và và em nào chưa làm được để có hướng hỗ trợ kịp thời.

Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được thực hiện dưới các hình thức rất phong phú và đa dạng, hấp dẫn đối với học sinh hình thành và phát triển năng lực:

·    Năng lực tự phục vụ –    Tham quan dã ngoại; –    Tổ chức sinh nhật;

–    Tự học ở lớp và ở thư viện;

·    Năng lực giao tiếp –    Làm thiệp, làm quà tặng thầy cô, ông bà, cha mẹ trong dịp lễ tết; –    Tổ chức sinh nhật; –    Mừng tuổi thư viện; –    Ước mơ và cây mơ ước;

–    Tổ chức các trò chơi dân gian;

·    Năng lực chăm học, chăm làm –    Làm bánh; –    Các cuộc thi vui mà học; –    Tham gia trồng và chăm sóc cây, vườn rau;

–    Làm báo tường;

Đặc biệt buổi dã ngoại Đền Đô đã làm cho các em biết cách chuẩn bị, bước đầu biết cách tự phục vụ, buổi dã ngoại tại Bảo tàng Dân tộc học thì nâng lên 1 tầm mới là các em đã cố gắng vượt qua được chính mình leo một cách bình tĩnh 19 bậc thang thẳng đứng lên nhà rông. Hơn nữa, các em biết ghi lại cảm xúc thơ ngây của mình và ghi lại bằng cả hình ảnh.

Buổi lễ Bế giảng năm học và Hội chợ cuối năm diễn ra trong thời gian mà các em cần triển khai khẩn trương. Một lần nữa qua quan sát chúng tôi có cảm nhận thấy năng lực tự phục vụ của học sinh Công nghệ giáo dục đã được hình thành và phát triển khá chắc chắn.

Các sự kiện sinh hoạt tập thể như các ngày lễ, tết là sự trải nghiệm tổng hợp các kỹ năng. Các em được thể hiện đầy đủ năng lực của bản thân, các kỹ năng mà các em đã trải nghiệm, hình thành và rèn luyện trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp. Cho dù sĩ số học sinh của nhà trường năm học vừa qua còn rất khiêm tốn nhưng có thể nói là các sự kiện lớn trong năm học đã được diễn ra rất thành công, khắc họa được diện mạo của 1 nhà trường hoàn chỉnh, mọi học sinh đều được tham gia vào các hoạt động ở các phương diện khác nhau và trưởng thành theo từng hoạt động.

Ths. Nguyễn Hồng Thúy – Phó Hiệu trưởng

Và sau đây là những hình ảnh hoạt động của học sinh trong năm học vừa qua: TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề