Người lao động được hưởng bao nhiêu ngày phép năm

Người lao động muốn nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày? Pháp luật liệu có đặt ra giới hạn nào đối với vấn đề này không. Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Xin nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày?

Bộ luật Lao động năm 2019 không có quy định về thời gian báo trước khi xin nghỉ phép. Tuy nhiên, khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động lại có quy định rằng, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

Theo đó, người lao động sẽ có lịch nghỉ hằng năm cụ thể do người sử dụng lao động quyết định. Đến ngày nghỉ được ghi nhận trong lịch nghỉ hằng năm, người lao động được nghỉ phép mà không cần báo trước.

Trường hợp muốn nghỉ phép với thời gian linh hoạt hơn, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bởi pháp luật luôn khuyến khích doanh nghiệp thực hiện những chính sách có lợi hơn cho người lao động.

Để tạo thuận lợi cho người sử dụng lao động trong việc bố trí đảm nhiệm công việc của người nghỉ, người lao động cần thông báo trước cho người sử dụng lao động. Thời gian báo trước bao lâu phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên mà không giới hạn số ngày báo trước.

Thực tế còn rất nhiều doanh nghiệp chưa công bố lịch nghỉ hằng năm cụ thể mà cho phép người lao động được nghỉ linh hoạt khi có nhu cầu. Để hài hòa lợi ích giữa các bên, người sử dụng lao động thường yêu cầu báo trước thời gian hợp lý. Trường hợp đột xuất mà có lý do chính đáng cũng được duyệt nghỉ phép mà không cần báo trước.

Người lao động được hưởng bao nhiêu ngày phép năm
Nghỉ phép phải báo trước bao nhiêu ngày? (Ảnh minh họa)

2. Mỗi lần nghỉ phép được nghỉ mấy ngày?

Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động ghi nhận người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Theo đó pháp luật không giới hạn số ngày nghỉ của mỗi lần nghỉ phép. Tuy nhiên, tổng thời gian nghỉ phép của các lần trong năm không được vượt quá số ngày phép quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động như sau:

- Người lao động làm việc đủ 12 tháng được nghỉ số ngày phép như sau:

  • Được nghỉ 12 ngày làm việc /năm nếu người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường.
  • Được nghỉ 14 ngày làm việc/năm nếu người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  • Được nghỉ 16 ngày làm việc/năm nếu người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, người lao động thâm niên lâu năm còn được nghỉ phép dài hơn bởi cứ làm đủ 05 năm thì người lao động sẽ được cộng thêm tương ứng 01 ngày phép (theo Điều 114 Bộ luật Lao động).

- Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì được nghỉ số ngày nghỉ phép theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Lưu ý, riêng trường hợp nghỉ gộp phép 03 năm một lần thì tổng thời gian nghỉ sẽ không vượt quá tổng số ngày phép của 03 năm đó.

Người lao động được hưởng bao nhiêu ngày phép năm
Mỗi lần nghỉ phép được nghỉ mấy ngày? (Ảnh minh họa)

3. Không cho nhân viên nghỉ phép, công ty có bị phạt?

Nghỉ phép năm là quyền lợi của người lao động. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện các quy định về nghỉ phép năm tại Bộ luật Lao động, cho người lao động nghỉ phép theo đúng thời gian quy định.

Trường hợp không cho nhân viên nghỉ phép năm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 đến 20 triệu đồng về lỗi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Đối với người sử dụng lao động là tổ chức, mức phạt còn tăng gấp đôi từ 20 đến 40 triệu đồng theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Từ năm 2021, vào dịp Quốc khánh, người lao động sẽ được nghỉ 2 ngày. Đây là dịp để người lao động có thêm thời gian tham gia các hoạt động kỷ niệm, chào mừng Quốc khánh 2.9.

Nghỉ hàng năm

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

Nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng lương

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 1 ngày;

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 3 ngày.