Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về các phương pháp chế biến món không dùng nhiệt cũng như một số món ăn đặc trưng của các phương pháp này. Cùng xem qua bài viết dưới để tìm hiểu nhé!

1. Các phương pháp chế biến món không dùng nhiệt phổ biến hiện nay

a. Trộn thêm hỗn hợp

Trộn thêm hỗn hợp là việc pha trộn những thực phẩm được chế biến từ nhiều cách khác để tạo nên món ăn. 

Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

Công thức chung của các món không nhiệt trộn thêm hỗn hợp như sau:

  • Rau củ quả làm sạch, gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn, rửa sạch và để ráo
  • Thịt, cá sơ chế và tiến hành làm chín bằng nhiệt
  • Trộn đều rau củ quả và thịt cá với giá vị
  • Trình bày theo hình thức đặc trưng của món ăn

Yêu cầu đối với món trộn thêm hỗn hợp:

  • Đảm bảo độ giòn và ráo nước
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn
  • Hình thức trang trí đẹp mắt

b. Trộn dầu giấm

Cũng là hình thức pha trộn các loại thực phẩm nhưng trộn dầu giấm sẽ làm giảm bớt mùi vị của thức ăn chính và tôn vinh giá trị của giá vị, làm nên hương vị độc đáo của món ăn.

Công thức chung của các món trộn thêm hỗn hợp như sau:

  • Làm sạch các loại thực phẩm theo đặc trưng của nó
  • Tiến hàng trộn những thực phẩm đã chuẩn bị với giấm, dầu ăn, đường và muối tiêu
  • Trộn đều và trình bày ra đĩa

Yêu cầu đối với món trộn thêm hỗn hợp:

  • Trộn trước từ 5 đến 10 phút trước khi ăn
  • Rau củ quả giữ được độ tươi ngon, giữ được hình thức đặc trưng, không bị nát
  • Nêm nếm vừa ăn
  • Không còn mùi tanh và hăng, đề cao hương thơm của gia vị

c. Muối chua

Muối chua là cách chế biến thực phẩm bằng cách lên men vi sinh trong khoảng thời gian nhất định để tạo ra món ăn có hương vị đặc trưng, khác xa so với vị của các thực phẩm bạn đầu. Muối chua được chia làm 2 loại là: 

  • Muối nén: Là hình thức lên men trong thời gian dài. Trong đó, muối sẽ được phủ đều và xen kẽ với thực phẩm sau đó nén chặt lại.
  • Muối xổi: Là hình thức lên men trong thời gian ngắn. Các loại thực phẩm sẽ được ngâm trong dung dịch nước muối đun sôi để nguội có độ mặt từ 20 đến 25%. Có thể thêm một ít giấm, đường, đường, nước mắt, ớt và tỏi để tăng hương vị.

Công thức chung của các món trộn thêm hỗn hợp như sau:

  • Làm sạch các loại thực phẩm theo đặc trưng của nó
  • Ngâm thực phẩm trong nước muối
  • Ném chặt thực phẩm

Yêu cầu đối với món trộn thêm hỗn hợp:

  • Món ăn mang hương vị đặc trưng
  • Giòn, chua vừa phải
  • Màu sắc đẹp mắt và hấp dẫn

2. Gợi ý một số món ăn không sử dụng nhiệt

a. Các món trộn thêm hỗn hợp

Thật khó để ai đó có thể chối từ các món trộn thêm hỗn hợp bởi hương vị chua chua, ngọt ngọt, cay cay vô cùng dẫn vị. Hơn thế, các món trộn thêm hỗn hợp khá dễ chế biến nên sẽ giúp các chị em phụ nữ đỡ tốn nhiều thời gian và công sức trong việc bếp nút. Và đây là 5 gợi ý 5 món trộn thêm hỗn hợp dành cho bạn:

Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

  • Thịt bò trộn rau càng cua
  • Miến trộn tôm
  • Cơm trộn mực giá tương

b. Các món trộn dầu giấm

Các món trộn dầu giấm với sự kết hợp khéo léo của nhiều nguyên liệu cùng với các gia vị sẽ cho ra đời một món ăn không những thơm ngon mà còn rất lành mạnh, mang lại hiệu quả đẹp da giữ dáng hoàn hảo. Các món trộn dầu giấm được nhiều người yêu thích hiện nay:

  • Càng cua trộn dầu giấm trứng lòng đào
  • Rau càng cua trộn dầu giấm
  • Xà lách xoong trộn dầu dấm
  • Thịt bắp bò trộn dầu giấm salad
  • Rau muống trộn dầu giấm

c. Các món muối chua

Nếu bạn đang cảm thấy ngán ngẩm với các món ăn chế biến theo phương pháp nhiệt thì các món muối chua sẽ là thuốc dẫn đưa cơm cực kỳ hiệu quả. Tham khảo ngay 5 món muối chua thơm ngon dưới đây nào:

  • Măng ớt muốt
  • Cà pháo chua cay

Các món ăn được chế biến không sử dụng nhiệt chẳng những rất thơm ngon, độc đáo mà còn khá lành mạnh cho sức khỏe. Với cách làm không quá khó, hy vọng những gợi ý trên đây sẽ là những món ăn thơm ngon có trong thực đơn hàng ngày của bạn!

Nguồn: Linh Chi Hoàng Gia

Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

1. Làm ghém: (trộn dầu giấm). - Là phương pháp chế biến làm thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác tạo nên một món ăn ngon miệng. - Thường chỉ sử dụng vài loại thực phẩm thực vật thích hợp như: bắp cải, xà lách soong, cà chua, rau càng cua, hành tây...

🥗 Quy trình kỹ thuật

- Nhặt rau kỹ: bỏ phần hư úa, rửa sạch, ngâm thuốc tím có nồng độ 59C để sát trùng. - Có thể để nguyên (rau lá nhỏ) hoặc thái nhỏ, thái mỏng, thái sợi tùy nguyên liệu. - Hành tây: thái mỏng ngâm giấm 15 phút. - Dầu + giấm + đường + muối + tiêu trộn đều. Đổ vào nguyên liệu đã chuẩn bị (chỉ trộn chung trước khi dọn ăn độ 5 phút - 10 phút, vì nếu để lâu quá, các rau sẽ bị hiện tượng thầm thấu làm co lại, ăn không ngon và không đẹp).

- Rắc thêm gia vị lên mặt (tiêu, ngò, rau răm...).

Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

🥗 Yêu cầu kỹ thuật - Vừa ăn, có gia vị hơi chua, ngọt. - Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng nguyên thủy. - Trình bày đẹp, rau lá không bị nát.

2. Muối. 

Là phương pháp làm thực phẩm lên men lactic trong một thời gian dài, tạo thành món ăn có vị khác hẳn nguyên liệu thực phẩm.

a. Muối xổi: làm sạch nguyên liệu, gọt rửa, để nguyên hay pha khối thích hợp.

- Có thể để sống hoặc chần sơ cho tái, hoặc phơi nắng cho héo. - Ngâm thực phẩm trong dung dịch đã nấu chín. + Nước muối 20 - 25% có thể thêm ít đường. + Hoặc giấm + nước mắm + đường + tỏi, ớt, gừng... - Lượng dung dịch phải ngập thực phẩm và đậy kín nắp trong suốt thời gian muối.

- Thời gian muối tùy thuộc yêu cầu món ăn và tính chất nguyên liệu.

Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

🥗 Yêu cầu kỹ thuật - Màu sắc hấp dẫn (dưa cải vàng, bắp cải trắng). - Vị vừa ăn, hơi chua. - Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.

b. Muối nén

- Tương tự muối xổi, chỉ khác là không ngâm thực phẩm vào dung dịch nước muối mà cứ xếp một lớp thực phẩm, rắc lên một lớp muối (lượng muối chiếm 2,5% - 3% khối lượng thực phẩm). - Gài vỉ tre lên và nén bằng một lực đủ mạnh (nhẹ quá: thực phẩm nhũn, hư; nặng quá: dai). - Thời gian muối nén thường lâu hơn muối xổi. - Sản phẩm muối nén thường giòn, vị mặn, khô hơn muối xổi.

3. Trộn hỗn hợp: (trộn gỏi hay nộm)

Đây là phương pháp không cần sử dụng nhiệt, chỉ pha trộn các thực phẩm (đã được làm chín bằng các phương pháp khác) với các gia vị tạo thành một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được ưa thích. Thường được dọn vào đầu bữa ăn hay tiệc mặn.

🥗 Quy trình kỹ thuật:
🥗 Chuẩn bị:

- Nhặt, rửa nguyên liệu thực vật, thái miếng nhỏ hay tỉa hoa cho đẹp (cà rốt, dưa leo, su hào...) - Nếu rau củ có chất chát, thái xong nên ngâm ngay vào nước có chất chua (chanh, giấm, khế...) và chút muối để rau không bị thâm đen (do chất chát bị oxy hóa). - Rau thơm thái nhỏ để trình bày lên mặt dĩa gỏi. - Ngâm nguyên liệu thực vật vào nước muối 25% hoặc bóp muối vào, để một thời gian, vớt ra vắt ráo. - Đậu phộng rang vàng, giã nhỏ cho vào gỏi. - Ớt thái chỉ, hành tây xắt lát mỏng, tỏi bằm nhỏ ngâm vào giấm để bớt mùi hăng. - Chọn vài trái ớt đẹp, tỉa hoa, ngâm nước. - Làm chín mềm các nguyên liệu động vật xong, thái mỏng.

- Pha sẵn nước mắm + đường + giấm, chanh + tỏi ớt bằm nhuyễn.

Những món ăn nào không sử dụng nhiệt:

🥗 Trộn hỗn hợp: - Trộn tất cả nguyên liệu thực vật và động vật (chừa lại một ít để trình bày mặt) cùng với các gia vị cho thật đều. - Múc ra dĩa, trên mặt trang trí thêm với một ít thực phẩm động vật, đậu phộng, hành lát, rau thơm và ớt tỉa hoa.

🥗 Yêu cầu kỹ thuật

- Ráo, ít nước. - Ăn giòn, đủ vị chua, cay, ngọt, bùi.

- Màu sắc hấp dẫn (màu trắng của su hào, màu đỏ của cà rôt, màu xanh của dưa leo, rau thơm...).

⏩ Xem thêm: Phương pháp sử dụng nhiệt    

                        Nguyên tắc nấu nướng