P2o5 là phản ứng gì

Phản ứng CaO + P2O5 hay CaO ra Ca3(PO4)2 hoặc P2O5 ra Ca3(PO4)2 thuộc loại phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CaO có lời giải, mời các bạn đón xem:

Phản ứng hóa học:

    3CaO + P2O5 → Ca3(PO4)2 ↓

Điều kiện phản ứng

- Nhiệt độ cao

Cách thực hiện phản ứng

- Cho CaO tác dụng với P2O5

Hiện tượng nhận biết phản ứng

- Canxi oxit phản ứng với điphotpho pentaoxit tạo chất rắn màu trắng là tricanxi điphotphat.

Bạn có biết

Tương tự CaO, ở nhiệt độ cao nhiều oxit như Na2O, K2O, MgO, Al2O3… cũng tác dụng với P2O5 tạo muối photphat.

Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Có thể dùng CaO (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào sau đây?

A. NH3, O2, N2, CH4, H2.

B. NH3, SO2, CO, Cl2

C. N2, NO2, CO2, CH4, H2.

D. N2, Cl2, O2, CO2

Đáp án A

Hướng dẫn giải:

CaO là oxit bazo, nếu khí có nước sẽ tạo ra Ca(OH)2, nên các khí thỏa mãn cần không tác dụng với bazo.

Ví dụ 2: Canxi có trong thành phần của các khoáng chất: canxit, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là:

A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2

B.CaCO3, CaSO4.2H2O, CaF2

C.CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2

D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Nhận thấy Ca3(PO4)2 : quặng photphorit

Thạch cao có công thức CaSO4

Ví dụ 3: Hợp chất Y của Canxi là thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò... Ngoài ra Y được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, chất phụ gia trong công nghiêp thực phẩm. Hợp chất Y là:

A. CaO.    B. CaCO3.

C. Ca(OH)2.    D. Ca3(PO4)2

Đáp án B

Hướng dẫn giải:

Canxi cacbonat được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, chất phụ gia trong công nghiêp thực phẩm

Tripoly P2O5 tồn tại ở dạng bột màu trắng có mùi hăng, rất dễ cháy và là andehyt của axit Photphoric. Ngoài ra nó còn là một chất hút ẩm và khử nước.

Khối lượng mol: 141,97 g/mol

Nhiệt độ sôi: 360oC

Nhiệt độ nóng chảy: 340oC

Khối lượng riêng: 2.39 g/cm3

Độ hòa tan : tan hoàn toàn trong nước và trong môi trường kiềm tạo thành các muối như NaHPO4

Khi bị thủy phân thì nó tạo thành một chât khử mạnh có tên là H3PO4

Một số ứng dụng:

Công dụng chính của Tripoly P2O5 là được sử dụng làm chất hút ẩm cho chất lỏng và khí. Ngoài ra nó còn được dùng trong quá trình tổng hợp hữu cơ.

Trong quy trình sản xuất andehyt thì nó lại được kết hợp cùng với axit cacboxylic.

Một ứng dụng khác của Tripoly là làm phân bón trong sản xuất nông lâm nghiệp như phân lân photphat.

Cách bảo quản:

Tripoly P2O5 phản ứng mạnh với nước và sinh ra nhiệt vì thế phải cẩn thận tránh bị bỏng.

Tripoly P2O5 cần tránh xa các tác tác nhân gây cháy nổ như bông, giấy, gỗ… và cần để nơi thoáng mát tránh ẩm ướt.

Khi sử dụng thì cần mang gang tay, khẩu trang, kính bảo hộ…để tránh bị bỏng do tiếp xúc.

Tripoly P2O5 có hại cho đường hô hấp nếu hít phải cần đưa đến trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời.

I. ĐIPHOTPHO PENTAOXIT - P2O5

P2o5 là phản ứng gì

Lân trắng (hỗn hợp P2O5)


1. Tính chất vật lí

Là chất khói trắng, không mùi, háo nước và dễ chảy rữa thường dùng để làm khô các chất.

2. Tính chất hóa học

P2O5 có tính chất của một oxit axit.
- Tác dụng với nước:

P2O5 + H2O → 2HPO3 (axit metaphotphoric)

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (axit photphoric)

- Tác dụng với dung dịch kiềm, tùy theo tỉ lệ có thể tạo thành các muối khác nhau:

H2O + P2O5 + 2NaOH → 2NaH2PO4

P2O5 + 4NaOH → 2Na2HPO4 + H2O

P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O

3. Điều chế

4P + 5O2 → 2P2O5


II. AXIT PHOTPHORIC HOẶC AXIT ORTHOPHOTPHORIC - H3PO4
P2o5 là phản ứng gì

Acide Phosphorique (H3PO4)


1. Tính chất vật lí

Tồn tại ở dạng lỏng siro, không màu, không mùi, dễ tan trong nước và rượu, không độc.

2. Tính chất hóa học
a. Là axit trung bình

- Trong dung dịch H3PO4 phân li thuận nghịch theo 3 nấc:

H3PO4 ↔ H+ + H2PO4-

H2PO4- ↔ H+ + HPO42-

HPO42- ↔ H+ + PO43-

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O

2H3PO4 + 3Na2O → 2Na3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với bazơ → muối + H2O (tùy theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo thành các muối khác nhau).

KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O

2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O

3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O

- Tác dụng với kim loại đứng trước H2 → muối + H2

2H3PO4 + 3Mg → Mg3(PO4)2 + 3H2

- Tác dụng với muối → muối mới + axit mới

H3PO4 + 3AgNO3 → 3HNO3 + Ag3PO4

b. Tính oxi hóa - khử

Trong H3PO4, P có mức oxi hóa +5 là mức oxi hóa cao nhất nhưng H3PO4 không có tính oxi hóa như HNO3 vì nguyên tử P có bán kính lớn hơn so với bán kính của N → mật độ điện dương trên P nhỏ → khả năng nhận e kém.

c. Các phản ứng do tác dụng của nhiệt

2H3PO4 → H4P2O7 + H2O (200 – 2500C)
                          Axit điphotphoric

H4P2O7 → 2HPO3 + H2O (400 – 5000C)
                       Axit metaphotphoric


P2o5 là phản ứng gì
Chú ý: Axit photphorơ H3PO3 là axit 2 lần axit.

3. Điều chế

- Trong phòng thí nghiệm:

P + 5HNO3 đặc → H3PO4 + 5NO2 + H2O (t0)

- Trong công nghiệp:

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc → 3CaSO4 + 2H3PO4 (t0)

Để điều chế H3PO4 với độ tinh khiết cao ta dùng sơ đồ: P → P2O5 → H3PO4

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

4. Nhận biết

- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

- Tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3.
3AgNO3 + H3PO4 -> Ag3PO4 + 3HNO3