Phương pháp học tiếng trung hiệu quả 2024
Show
Khi học phát âm tiếng Trung bạn cần chú ý đến một số âm tiết trong tiếng Trung có cách phát âm khó và tương đối dễ bị nhầm lẫn ( như z, c, s, zh, ch, sh hay j, q, x,…). Đồng thời thanh điệu cũng là một vấn đề mà chúng ta cần chú trọng. Tuy tiếng Trung chỉ có bốn thanh điệu nhưng việc phát âm chuẩn bốn thanh điệu này thật không dễ dàng. Bốn thanh điệu này được đánh dấu từ một đến bốn, có cao độ không giống nhau và quy tắc thay đổi phức tạp. Đặc biệt người Việt Nam rất dễ bị nhầm lần giữa thanh 1 và thanh 4. Vì vậy chúng ta cần chú trọng việc rèn luyện kỹ năng phát âm. Việc rèn luyện này phải được lặp đi lặp lại thường xuyên Phương hướng luyện phát âm trong tiếng Trung: Đọc nhiều, luyện phản xạ. Bạn muốn nói mà không nghĩ cần có phương pháp học phiên âm. Để nói tiếng Trung như người bản địa. Bạn cần dành 2h/ ngày để luyện phát âm. Cách luyện phát âm tiếng Trung thế nào tốt nhất? Bạn hãy tham gia vào ngôi nhà tiếng Trung Chinese để có cơ hội nói tiếng Trung giỏi. Học chữ Hán. Bởi vì tiếng Trung là một ngôn ngữ có hệ thống chữ viết tượng hình nên điều này đã tạo ra mức độ khó của tiếng Trung. Đối với tứ ngôn ngữ tượng hình xa lạ này chúng ta cần rất nhiều thời gian để thích nghi và học thuộc những quy tắc của nó. Vì vậy trong giai đoạn đầu học tiếng Trung chúng ta nên dành thêm thời gian cho việc học viết chữ Hán. Các bạn nên học thuộc một số bộ thủ quan trọng và phổ biến trong chữ Hán, học thuộc quy tắc viết các nét, các chữ Hán. Khi đã học được một thời gian bạn cũng nên rèn luyện thói quen viết chữ Hán chứ không phải viết phiên âm của tiếng Trung. Phương hướng học chữ Hán : Tại tiếng Trung Chinese từ buổi học thứ 5 bạn không được viết phiên âm tiếng Trung mà được rèn luyện thói quen viết toàn bộ chữ Hán, tư duy bằng tiếng Hán. Chừng nào bạn còn viết phiên âm thì năng lực tiếng Trung của bạn vẫn còn kém. Học nghe tiếng Trung. Có thể nói khi học bất kì một ngôn ngữ nào, kỹ năng nghe luôn là kỹ năng khó nhất, khiến người học phải đau đầu. Đối với việc học nghe tiếng Trung bạn nên chọn nghe tiếng phổ thông bởi tiếng Trung có rất nhiều tiếng địa phương. Bạn cũng nên chọn lọc nội dung nghe, nghe từ những từ, những câu đơn giản đến những đoạn và bài văn phức tạp hơn. Trong thời gian mới tập nghe bạn không nhất thiết phải nghe rõ từng từ, từng chữ trong bài nghe mà chỉ cần nghe để nắm bắt được nội dung của bài nghe, sau đó sẽ tăng dần mức độ khó. Bạn cũng nên sắp xếp thời gian hợp lý để rèn luyện kỹ năng này. Luyện nghe tiếng Trung cơ bảnPhương hướng học nghe tiếng Trung: Khi mới bắt đầu học tiếng Trung bạn không nên nghe luôn đoạn hội thoại mà nghe từ phát âm cơ bản, sau khi nghe quen hết phát âm cơ bản sẽ nghe đoạn hội thoại ngắn, những mẫu câu hay dùng. Cuối cùng bạn sẽ nghe được đoạn đối thoại bằng tiếng Trung. Học tiếng Trung quốc đòi hỏi phải nhớ nhiều và nhớ lâu. Tuy nhiên, khi học tiếng Trung để nhớ được không phải ai cũng nhớ hết những gì học trên lớp. Chúng tôi xin giới thiệu phương pháp để nhớ lâu bài học tiếng Trung. 1. Học tiếng Trung để nhớ lâu cần lập dàn ýThực tế có nhiều bạn chỉ nghe nói ghi dàn bài, nhưng chưa rõ phương thức ghi cụ thể ra sao.Đây là một trong những cách nhớ lâu và hiệu quả bài học tiếng Trung. – Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Vì có hiểu sơ bộ bài, bạn mới lập được dàn bài. Bạn chia nội dung toàn bài thành 3 phần chính (Ví dụ là A – B – C). Trong phần A – có nhiều mục nhỏ, bạn có thể sắp xếp các mục nhỏ ấy gọi là “tiêu đề” bằng những chữ số:1, 2, 3… – Và tiếp theo các phần B-C cũng thế. Phần nào cũng có những tiêu đề riêng. – Nhưng trong mỗi phần đều có những yêu cầu quan trọng của nó. Bạn nên ghi nhận cụ thể các phần quan trọng ấy trong mỗi phần của dàn bài, có thể gạch dưới hoặc viết đậm để dễ nhớ.Ví dụ, bạn học tiếng Trung, bạn phải ghi ra thành các tiêu đề cụ thể: tiếng Trung chào hỏi, các từ đồ dùng vật dụng…. – Ðã có dàn bài chi tiết rồi sẽ là điều kiện giúp bạn dễ dàng việc học bài sau đó.Cách này giúp bạn tìm được những thứ mình cần rất dễ dàng. 2. Học tiếng Trung để nhớ lâu cần Nhẩm trong óc để phản xạ như tiếng Việt:Nhẩm trong óc không có nghĩa là bạn chỉ đọc rồi đọc lại cho giống so với trên giấy. Nhẩm trong óc đồng nghĩa với việc bạn phải hệ thống lại tất cả những bài học theo một trình tự logic, ngắn gọn và có những dấu hiệu nhớ riêng. Ví dụ: ghi nhớ cách phiên âm từ này, thì sẽ ghi nhớ đến cách phiên âm từ đồng nghĩa, hoặc có nghĩa gần như thế. – Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. – Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.Cách bạn nhớ về trang giấy cũng là cách học thuộc hiệu quả. Ví dụ, khi bạn nhớ về 1 nội dung nào đó, bạn hoàn toàn có thể nhớ được nội dung đó viết chỗ nào trong tờ giấy, có những dấu hiệu như nào. Cụ thể: khi bạn nhớ về cách gọi cái thướt trong tiếng Trung, bạn sẽ đi kèm vào với con dao đọc như thế nào. – Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem. Bạn nắm chắc bài học khi:– Trả lời gãy gọn các câu hỏi đặt ra. – Hiểu bài thông suốt từng phần cũng như toàn bài. – Nắm vững trọng tâm bài học một cách chuẩn xác. Nếu là môn học như Toán – Lý- Hóa- Sinh thì các quy tắc các công thức, các định lý, định đề… bạn phải thuộc thật nhuần nhuyễn mới được. Môn Văn: Cần ghi nhớ các tên và tiểu sử tác giả. Thuộc kỹ các bài thơ, các đoạn văn xuôi, chọn lọc và nhớ bài thơ này của tác giả nào, bài văn kia tác giả là ai. Tránh tình trạng lộn xộn, lẫn tên tác giả này với tác giả khác, hoặc bài văn xuôi mà lại ghi tên tác giả là một nhà thơ v.v… Các phần văn xuôi hay thơ, bạn đều phải nắm bố cục chặt chẽ, chủ đề tư tưởng và nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng. Ngoài ra bạn nên trích dẫn những đoạn văn hay, bài thơ hay, ghi vào sổ tay bạn để dễ học thuộc. Thuộc nhiều thơ văn để tạo vốn từ phong phú khi làm bài.Thơ văn tiếng Trung Quốc cũng có nhiều bài thơ hay và dễ hiểu, nên trau dồi vốn thơ để phục vụ cho nhu cầu làm văn của mình. Môn Sử, Ðịa: Cần nắm rõ đặc thù từng môn để dễ học. – Sử: Cần nhớ chính xác các mốc thời gian của sự kiện và luyện cách phân tích tổng hợp để rút ra được những bài học lịch sử một cách chính xác. – Ðịa: Nắm rõ đặc điểm địa thế từng bước từng vùng, tên sông, tên núi, nguồn tài nguyên khoáng sản.v.v… 3. Học tiếng Trung muốn nhớ lâu cần Ghi ra giấy:Ngoài cách ghi thành dàn bài chi tiết, bạn có thể ghi riêng ra giấy. Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Từ giấy xếp lại bỏ túi để lâu lâu khi cần nhẩm lại, nếu quên bạn có thể mở ra xem. Ghi những ý chính giúp bạn khi nhìn hoặc tưởng tượng vào đó sẽ mở ra được rất nhiều ý nữa. Cách ghi bài để học thuộc 1 cách trình tự và logic nhất đó là sơ đồ cây Nói tóm: Khi ghi bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ và một cách hoàn hảo mà không cần mở sách. Không nên ghi một cách rườm rà và dài, như thế càng làm bạn khó nhớ hơn rất nhiều. Điều quan trọng là bạn phải biết kết hợp linh hoạt các cách học để vận dụng thành thạo tất cả các phương pháp để học thuộc và nhớ lâu tất cả những bài học của mình. Thay đổi tư duy về cách học tiếng Trung !Thay đổi tư duy về cách học tiếng Trung ? Đọc xong bài viết giúp bạn thay đổi tư duy cách học tiếng Trung nếu bạn vẫn kém. Cách học tiếng Trung giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Trung chỉ trong một thời gian ngắn Không học ngữ pháp tiếng TrungHọc sinh , sinh viên Việt Nam học tiếng Trung nhiều năm hoặc thậm chí hơn nhưng vẫn không thể nói được tiếng Trung, mà vẫn vừa nói vừa nghĩ, nghe cũng khó mà đọc cũng khó. Vì chúng ta tập trung vào ngữ pháp quá nhiều,giúp chúng ta có tâm lý sợ sai khi nói một câu.Trình tự học một ngôn ngữ phải như sau : nghe -> nói -> đọc -> viết.Nhưng chúng ta lại học ngược lại hoàn toàn. Hãy vứt hết tất cả sách ngữ pháp bạn đang có nếu bạn muốn cách học tốt tiếng Trung và nói tiếng Trung thực sự tự tin! Không học ngữ pháp tiếng Trung làm sao nói đúng câu đượcĐó chính là một điểm yếu nữa của người Việt Nam khi học tiếng Trung,sợ sai khi nói.Nhưng bạn cứ thử nghĩ mà xem,bạn học ngữ pháp rất lâu rồi nhưng vẫn sợ sai khi nói hay thậm chí không dám nói một câu đơn giản. Nếu chúng ta cứ giữ tâm lý sợ sai ngữ pháp khi nói và không dám nói thì chúng ta không bao giờ có thể nói được một câu tiếng Trung hoàn chỉnh như nói tiếng Việt.Cách sửa đơn giản nhất là bạn cứ tự do nói,sai đâu sửa đấy,điều này sẽ giúp cho khả năng nói tiếng Trung và tâm lý của bạn cải thiện rất nhiều! Khi thật sự cần tìm hiểu về ngữ pháp để sửa lỗi một câu,hãy tìm đúng phần ngữ pháp cần dùng rồi học,chứ đừng bao giờ lôi sách ngữ pháp ra và học như một con vẹt,bạn sẽ không thể nhớ được gì nếu học theo kiểu đó.Chỉ có những lúc bạn thực sự cần xem ngữ pháp bạn mới nhớ được nó. Tra từ điển tiếng Trung chỉ để xem nghĩaCó rất nhiều bạn hiện nay tra từ điển tiếng Trung chỉ để xem nghĩa của nó là gì rồi vứt đó.Như thế may ra bạn chỉ nhớ được nghĩa của nó lúc cần để dịch văn bản chứ không bao giờ bạn có thể dùng nói trong lúc nói hay viết! Muốn sử dụng được một từ trong lúc nói và viết, hay thậm chí để dịch chính xác hơn trong lúc đọc,bạn cần phải ghép từ thông qua âm Hán việt để dễ nhớ hơn. Không học từ đơn lẻNếu bạn chỉ học từ đơn lẻ, bạn khó có thể viết thành một câu,trừ khi bạn cực kỳ hoàn thiện về mặt ngữ pháp.Hơn nữa học từ đơn lẻ rất khó nhớ và vô cùng nhàm chán vì không có sự liên tưởng. Bạn phải học cả câu chứa từ đó.Điều này sẽ giúp bạn nhớ dễ hơn nhiều vì nó liên quan đến một nội dung nào đó,hơn nữa học kiểu này bạn sẽ nhớ được loại từ,cách dùng từ đó trong câu thế nào.Nếu bạn chỉ học từ ,bạn sẽ không thể dùng được nó trong lúc nói và viết,nhưng nếu bạn học cả câu, bạn không những nhớ được từ đó,bạn còn nhớ được cách nó dùng trong câu như thế nào. Thay đổi cách học tiếng Trung thường xuyên!Thường xuyên thay đổi cách học,học mãi theo một kiểu khiến bạn nhàm chán và bạn không thể nào tiếp thu thêm được,dẫn đến bạn sẽ nản chí,mệt mỏi và bẵng đi một thời gian dài không học,nó khiến thời gian cố gắng học tiếng trung của bạn trở nên công cốc. Nghĩa là sao ? Ví dụ bạn học theo kiểu ngày giở quyển từ điển ra học 5-10 từ bất kỳ,rồi đọc một bài báo tiếng trung,lôi sách ngữ pháp ra làm một đống bài tập,bạn sẽ chán ngay trong vòng 1-2 tuần,kể cả bạn có kiên trì bạn cũng không duy trì được quá 2 tháng. Hãy thường xuyên thay đổi cách học.QUAN TRỌNG là Hãy học những cái gì bạn cảm thấy hứng thú nhất,học những gì bạn thích,đó là những cái dễ tiếp thu nhất vì nó vui và thú vị với bạn.Bạn có thể xem một clip hài trên youtube bằng tiếng trung,nghe nhạc tiếng trung,xem ti vi bằng tiếng trung,đọc truyện cười tiếng trung… Nghe và Cách nghe tiếng TrungHãy nghe tiếng trung hàng ngày,kể cả khi bạn không có thời gian học các kỹ năng khác,hãy duy trì kỹ năng nghe.Mỗi ngày bạn nên dành 20-30 phút để nghe tiếng trung,Bạn có thể xem một clip hài thú vị nào đó bằng tiếng trung,tin tức…Tất cả những gì làm bạn có hứng thú và bằng tiếng trung 100% ( không có span class="docto" role="button" việt nhé! ). Cách Học tiếng Trung cường độ cao.Khi bạn học tiếng anh với cường độ cao,tiếng trung của bạn sẽ được cải thiện đáng kể,đó là cách mà trung tâm tiếng trung Chinese hiện nay đang thực hiện và hiệu quả vô cùng.Đó cũng là phương pháp tại tiếng Trung Chinese Học 1-2 tiếng một ngày liên tục trong 2 tháng,không nghỉ ngày nào. Sẽ giúp bạn thực sự bị nhấn chìm trong môi trường tiếng Trung Cách học tiếng Trung nhanh và hiệu quả cho người mới bắt đầuCó rất nhiều bí quyết để học tiếng Trung nhanh. Dưới đây tiếng Trung Chinese chia sẻ cách học tiếng Trung giao tiếp tốt nhất Khó nhất là chữ, còn phát âm thì bạn cứ vô tư thoải mái đi!Lan Hương, học sinh lớp 12 chuyên Trung, không học tiếng Trung từ nhỏ. Lúc mới học tiếng Trung là đầu năm cấp 3, bị thứ ngôn ngữ mới, lại là chữ tượng hình hấp dẫn ngay lập tức. Hương tâm sự, giao tiếp tiếng Trung khá đơn giản, nhưng để viết nó lại vô cùng khó khăn. Vì chữ tiếng Trung thường nhiều nét: phẩy, ngang, móc, ngoặc. Nhưng nếu có phương pháp thì cũng khá đơn giản. Chữ Trung Quốc viết khó, để nhớ được, bạn phải tập viết mỗi ngày, có sự liên tưởng tốt. Ví dụ, trong tiếng Trung có bộ khẩu liên quan đến mồm miệng, bộ nữ là con gái… Bật mí của Hương là chú ý cách tra từ điển. Khi tra từ điển tiếng Trung cần lưu ý vài điểm sau: Chữ được tạo thành bởi các bộ. Đa số bộ ở bên trái và ở dưới. Sau khi xác định bộ ở vị trí nào, bạn sẽ đi tìm bộ. Có khoảng 180 bộ. Bộ có bao nhiêu nét, bạn tìm tương ứng với số trang. Một số gợi ý cho việc tự học tiếng TrungLợi thế của việc học tiếng Trung: Gần với tiếng Việt (âm Hán Việt, kết cấu SVO, khá tương đồng về cách diễn đạt). tiếng Trung được sử dụng khá phổ biến trên thế giới và có xu hướng tăng trưởng mạnh. Khó khăn của việc học tiếng Trung: – Chủ yếu là chữ viết phức tạp – Cách tiếp cận một ngoại ngữ. Cách tự học tiếng Trung
Bước #1: Tìm hiểu về tiếng Trung.+ Làm quen với tiếng Trung: nghe nhạc, xem phim,…tất cả để xây dựng niềm yêu thích với tiếng Trung + Xác định được lý do đến với tiếng Trung, mục tiêu cụ thể (thời gian, năng lực, cách học…) + Xem những lợi thế có thể hỗ trợ cho việc học (vốn hán việt tốt? biết một ngoại ngữ nào đó? tin học tốt? …) + Tìm kiếm cộng đồng học tiếng Trung: xin kinh nghiệm học tập, xem cách học, thảo luận và xây dựng thêm sự yêu thích với việc học… + Đọc cách sách, báo, tìm hiểu về văn hóa, phong tục… khiến cho bạn thú vị Bước #2: Học quy tắc cơ bản+ Học phát âm cho tốt: nguyên âm, phụ âm, cách phát âm cho đúng..(tốt nhất hãy kiếm các video hướng dẫn và flash học cho sinh động). Phải mất 1 tháng luyện tập nghiêm chỉnh cho việc phát âm. + Học các quy tắc: quy tắc viết tiếng Trung, quy tắc phiên âm từ âm hán việt qua tiếng Trung và ngược lại, quy tắc gõ tiếng Trung trên máy tính + Học và nắm chắc bộ thủ, âm hán việt: tìm hiểu thêm kết cấu từ vựng tiếng Trung như tượng hình, hội ý, …tìm hiểu thêm về chiết tự. + Xem hệ thống ngữ pháp cơ bản của tiếng Trung (cơ bản nhất mà thôi), vận dụng thử vài câu đơn giản. Bước #3: Đi vào học cơ bản+ Xác định trình tự học tập – Phát âm chuẩn: hỗ trợ việc nghe tốt, nói tự tin sau này – Học bổ thủ: nắm được kết cấu viết từ, nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa. – Học hán việt: chuyển đổi từ tiếng việt qua tiếng Trung và ngược lại, giúp tăng vốn từ nhanh hơn dựa vào vốn từ sẵn có trong tiếng việt. – Học cách viết: để luyện tập viết chữ cho đúng, cho nhanh (viết là cách để nhớ từ khá hiệu quả) – Học hệ thống ngữ pháp cơ bản: Dùng để luyện tập các câu nói cơ bản, hiểu về ngữ pháp tiếng Trung, không nên đi sâu, học nhiều mà nên chú trọng khẩu ngữ. + Kiếm một cuốn giáo trình cơ bản và hãy học chắc nó. Nếu có điều kiện thì mua một cuốn giáo trình tốt + từ điển để hỗ trợ học tập (với người tự học, có thể dùng giáo trình 310) + Cách đọc một cuốn sách: Bạn có thể đọc kỹ, nhưng thông thường do mình chưa biết gì về một cuốn sách mới, cho nên mình sẽ đọc lướt cho có, để xem sách viết gì (tầm vài ngày hoặc một tuần), sau đó bắt đầu vào đọc kỹ, đọc và ghi chép, ghi chú, cái nào chưa hiểu, khó hiểu thì chép ra, lên google tìm hiểu, hỏi bạn bè. Đọc sách phải kiên trì, mỗi ngày đặt mục tiêu cho mình học 1, 2 bài tùy thời gian và năng lực. Duy trì cho đến lúc đọc xong cuốn đó. Trước khi đọc bài mới thì cần 15 phút đọc lại bài cũ, xem lại các ghi chú, đặc biệt là ôn tập từ vựng, đọc lại hội thoại. Sau khi đọc xong cuốn sách, có thể đọc lại theo chủ điểm, như đọc về ngữ pháp, hội thoại… nói chung là học chuyên tâm. + Chia nhỏ ra để trị: định cho mình trong một ngày phải học được một cái gì đó, ví dụ: 10 từ vựng, 2 mẫu câu, tập viết một bài, đọc một hội thoại, dịch một đoạn văn, nghe và hát theo một bản nhạc yêu thích, xem một tập phim… cái gì cũng phải xây dựng dần dần, chỉ cần các bạn duy trì tốt việc học này thì không khó học tập. Bước #4: Tăng cường kỹ năng học tập.Từ vựng: Ngoài việc học từ vựng từ giáo trình, có thể học từ vựng theo chủ đề, học thông qua xem phim, đọc tin tức… tự suy luận từ hệ thống hán việt qua và ngược lại. Để ghi nhớ từ vựng tốt, không chỉ phải nắm chắc các quy tắc học, mà nên học thông qua hình ảnh sinh động, chiết tự, tập viết nhiều, và đối chiếu, liên hệ giữa các từ (như giống khác nhau về bộ thủ, về các đọc, về ý nghĩa) Ngữ pháp: nắm chắc kết cấu câu: SVO, khi học từ vựng phải phân biệt được từ đó là danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, lượng từ…vì nó sẽ thể hiện chức năng ngữ pháp trong câu. Trình tự sắp xếp các loại từ trong câu, trong cụm từ… cố gắng luyện tập các mẫu câu (học thuộc càng tốt), bên cạnh đó học nhiều trợ từ, trạng từ, liên từ để nói được lưu loát. Đọc hiểu: Tập đọc hiểu thông qua bài đọc ngắn, các bài đọc mang tính khẩu ngữ càng tốt, thỉnh thoảng đọc thêm một mẫu truyện ngắn, truyện cười… gặp từ vựng thì tra lạc việt (âm hán việt, phiên âm, cách viết, kết cấu từ…), đặc biệt chú ý các mẫu câu mới, các cụm từ nối, trạng từ, và đối chiếu với những gì đã học. Khi đọc hãy đọc lớn, tập đọc cho lưu loát, rồi mới đọc hiểu, sau đó đọc nhanh, học từ vựng. Nếu bạn có thể tập nói lại nội dung càng tốt. Luyện nghe: Trước tiên chịu khó kiên trì luyện tập các bài nghe cơ bản: nghe phân biệt các phát âm nguyên âm phụ âm —>nghe viết lại cách phát âm từ vựng –>nghe các câu đơn giản;nghe các bài đàm thoại cơ bản;nghe nhạc, nghe bài học. Nói chung chia nghe thành hai loại: nghe chủ động và nghe bị động. Nghe chủ động là bạn chú tâm vào học nghiêm túc: nghe, ghi chép và phân biệt cách đọc, cách nói, nghe hiểu (học theo trình tự từ dễ đến khó, khá mất thời gian), nghe bị động: như nghe nhạc, xem phim, nghe bản tin… lúc bạn chơi game, làm việc vẫn có thể nghe theo kiểu bị động. Tuy nhiên, để nghe bị động tốt: ví dụ bạn muốn nghe một bản nhạc: thì hãy xem nội dung nói về điều gì, từ vựng thế nào, dịch ra trước đó hoặc viết ra một lần trước khi nghe cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều. Dù sao thì hãy chăm chỉ luyện tập việc nghe mỗi ngày. Luyện nói: Sau khi tích lũy được số lượng từ vựng, mẫu câu và học các bài hội thoải…nắm chắc phát âm, hình thành tư duy ngôn ngữ thì có thể luyện tập nói: Tập nói những mẫu câu đơn giản, diễn đạt theo nội dung bài học, chú trọng luyện tập khẩu ngữ. Hãy xem những video giao tiếp và thực tập theo, xem đối thoại trong phim và học tập, học cách phát âm, ngữ điệu từ đó. Tốt nhất có người cùng luyện tập trực tiếp hoặc online, không thì phải kiên trì luyện tập khẩu ngữ nhiều đê hình thành kỹ năng dần dân. 5 phương pháp học tiếng trung hiệu quả
Các công cụ hỗ trợ học tiếng TrungTừ điển: Lạc Việt Trung Việt, Công cụ Words- Chinese Pinyin Dictionary Các tài liệu flash, giáo trính, video…: Để tìm hiểu về tiếng Trung, giao lưu học hỏi: các bạn có thể lên diễn đàn tiếng Trung Các trang web yêu thích của mình các bạn có thể lên có một danh sách, các bạn có thể tìm hiểu thêm Mẹo vặt 1. Giao tiếp thật nhiều bằng tiếng Trung Cách này có lẽ là thông dụng với các teen đang du học tại Trung Quốc hơn. Nếu như các bạn đã có điều kiện được học tập và sinh sống tại Trung Quốc thì hãy tận dụng triệt để cơ hội của mình để giao lưu thật nhiều với người Trung Quốc nhé. Vì khi bạn biến tiếng Trung thành ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của mình thì cũng đồng nghĩa đến một ngày tiếng Trung sẽ thành câu cửa miệng của bạn khi bạn nghĩ đến một điều gì đấy và nói ra, lúc đó chứng tỏ bạn đã bắt đầu thành công rồi đấy… Nhưng những teen không có điều kiện để học tập ở Trung Quốc thì cũng đừng buồn, vì các bạn cũng có thể hàng ngày nói chuyện với nhau bằng tiếng Hán, và như thế thì càng dễ dàng để có thể sửa được những lỗi sai của nhau nhỉ? Một cách cực kì hữu hiệu đấy! Teen mình hãy thử đi nhé! 2. Xem phim Trung Quốc và nghe thời sự, tin tức thật nhiều và tất nhiên là…xem bằng tiếng Trung. Thật may mắn vì bây giờ chúng ta đã không còn phải quá khó khăn để có thể tìm những bản phim Trung Quốc bằng tiếng Trung, hay muốn nghe tin tức từ những kênh của đài truyền hình Trung Quốc cũng thật dễ dàng. Chỉ cần tivi nhà bạn có truyền hình cáp và nhẹ nhàng ấn chuyển kênh qua CCTV4 hoặc lên google, gõ tên phim và search…. Nếu không bạn cũng có thể vào trực tiếp những trang web xem phim nổi tiếng của Trung Quốc như youku, 56 hay tudou….để tìm những bộ phim bạn yêu thích và “nghiền”, vừa được giải trí lại có thể học bài luôn, một công đôi việc, nhưng nhớ là khi xem phim thì nên đặt một cuốn từ điển ở bên cạnh, khi nào không nhớ từ nào thì tra ngay nhé….. Chỉ cần xem xong một bộ phim (bằng tiếng Trung) thì bạn có thể kiểm tra lại ngay trình độ tingli (nghe) của mình, và chắc chắn rằng nó đã được cải thiện đáng kể đấy…Hãy cố gắng xem thật nhiều phim TQ bằng tiếng Trung teen nhé !!! 3. Học tốt phiên Âm (pinyin) 4. Học tiếng Trung qua bài hát Nếu như đã yêu thích tiếng Trung thì chắc chắn rằng các bạn cũng sẽ yêu thích nhạc Hoa nhỉ. Nhưng không chỉ nghe không rùi để đấy đâu, nếu muốn học khá tiếng Trung thì các bạn nên nghe và tập hát theo, và nếu như có thể thì hãy cố gắng dịch được càng nhiều càng tốt ý nghĩa của những bài hát đó nhé. Một mách nhỏ cho những teen yêu thích nhạc Hoa nè, các bạn có thể lên google và tìm phần mềm nghe nhạc Hoa “Kugou”, đây là một phần mềm khá chuyên dụng để nghe nhạc Hoa, bạn vừa có thể trực tiếp tại đó tìm bài hát và dowload về, lại có thể vừa nghe vừa ngân nga hát theo (giống karaoke ý), vì chương trình này cho phép hiện lời bài hát mà. 5. Nghe nhạc Trung để tạo hứng thú học và học được nhiều hơn 6. Cuối cùng là hãy chăm chỉ đọc báo….Trung Quốc Mới nghe đến thì có vẻ như rất khó khăn đấy nhỉ, nhưng không hề gì, bạn hãy cố gắng từ những bài báo hay mẩu chuyện cười đơn giản nhất, vừa có thể thư giãn, lại tăng thêm khả năng yuedu (đọc hiểu), dần dần từ những bài báo ngắn đến những bài báo dài, rồi một ngày nào đó, bạn sẽ phát hiện ra mình đã biết thêm được thật nhiều chữ Hán, và khả năng đọc hiểu thì là vô đối (và nhớ là khi đọc báo thì phải có quyển từ điển bên cạnh, từ nào không hiểu tra luôn nhé, nếu chăm chỉ hơn nữa thì hãy cố gắng ghi lại những từ đó vào một cuốn sổ sau khi tra. |