Tại sao xe đạp điện còn diễn nhưng không đi được?

Nếu đã kiểm tra chắc chắn bình ắc quy  không vấn đề gì thì hãy kiểm tra lại sạc, nhiều trường hợp chúng tôi đã gặp phải nguyên nhân là do sạc của xe có vấn đề, bạn nên thay chiếc sạc.

 3. Do phanh và vòng bi

Một nguyên nhân khác là xe đã sử dụng một thời gian dài không bảo dưỡng, nên gây ra hiện tượng khô dầu ở các vòng bi và các ổ trục của bánh xe, lốp xe và các má phanh sau khi sử dụng đã mòn, sát với má phanh làm cho việc chuyển động của bánh xe khó khăn hơn; dẫn đên xe di chuyển nặng nề; Giải pháp là cần thay ngay vòng bi và má phanh.

4.  Do lõi và vành động cơ không được làm sạch

Tại sao xe đạp điện còn diễn nhưng không đi được?

Quá trình hoạt động của xe đạp, xe máy điện là quá trình ma sát giữa vành và lõi động cơ tạo ra các hạt ma sát, các hạt ma sát này nếu không được làm sạch sẽ dẫn đến làm giảm tốc độ và quán tính của vòng quay trong qu6á trình hoạt động. Lúc này sẽ làm tăng tiêu hao điện năng của ắc quy xe đạp điện.

Kiểm tra nguyên nhân này bằng cách dựng chân chống giữa của xe và vặn tay ga không tải để kiểm tra tiếng kêu của động cơ, nếu động cơ có hiện tượng kêu khác lạ đồng thời khi giảm ga vòng quay của bánh xe nhanh chóng kết thúc.

Cần làm sạch động cơ bằng cách tháo lõi động cơ và lau sạch lõi và vành động cơ để loại bỏ các hạt bụi và các hạt ma sát.

5. Do lốp xe non hơi

Tại sao xe đạp điện còn diễn nhưng không đi được?

Một nguyên nhân rất phổ biến do xe sử dụng lốp không săm nên thường chủ quan không để ý tới lốp xe; khi lốp xe non cũng gây ra hiện tượng nhanh hết điện.

 Lý do là khi lốp non thì ma sát giữa bánh xe và đường lớn lên động cơ phải làm việc vất vả hơn, do đó cần phải sử dụng nhiều điện hơn để cung cấp cho ắc quy, chính vì vậy nên xe thường nhanh hết điện hơn.

6. Động cơ bị vào nước

Động cơ bị vào nước dẫn đến bó bánh, hoặc xe bị bó phanh, bánh quay nặng cũng khiến xe nhanh bị hết điện. Để kiểm tra bạn dựng chân chống giữa xe và quay hai bánh xem có trơn tru hay không, nếu bánh quay nặng cần mang ra cửa hàng xe điện để xử lý. 

Video hướng dẫn cách khắc phục hiện tượng hết điện nhanh ở xe điện. Bạn sẽ biết thêm một mẹo hữu ích để đảm bảo xuyên suốt trong hành trình của mình.

Qua thời gian đầu háo hức vì mới lạ, xe đạp điện đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết và không còn thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng nữa.

 Bực mình với xe đạp điện!

Một lần về quê công tác, vì không xa nên tôi mượn xe đạp điện của mẹ để đi. Đang thong thả trên đường, tôi bỗng bị một xe máy áp sát. Vừa kịp hoàn hồn nhìn lại, hoá ra đó là một ông bạn. Nhìn tôi “cưỡi” chiếc xe đạp điện, hắn cười nhăn nhở: Người đẹp đi xe này không xấu hổ hay sao? Thấy tôi có vẻ như chưa hiểu, hắn bèn giải thích, loại xe này chỉ dành cho ba loại người là ông bà già, trẻ em mới lớn chưa đủ tuổi đi xe máy và người nghèo. “Người đẹp dùng loại xe này đi ngoại giao là mất điểm đấy. Thôi quẳng xe ấy đi, đến nhà tớ lấy xe máy mà đi”, nói rồi hắn rồ ga phóng vút đi.

Vậy mà tôi cứ nghĩ rằng, đi xe đạp điện vừa tiết kiệm nhiên liệu lại không ô nhiễm môi trường và cũng rất phù hợp với con gái vì nó nhẹ nhàng, thanh cảnh. Đó không phải là một thứ sang trọng hay sao?

Trở về Hà Nội, tôi cứ bị ánh mắt giễu cợt của ông bạn nọ ám ảnh. Đem tâm trạng ấy nói với mấy cô bạn gái, tôi cũng bị cười vào mũi vì cái sự lo hão huyền: Môi trường một mình cô giữ được à? Hầu như cả thiên hạ cưỡi xe máy chạy đầy đường là phi lý hay sao? Hãy ngồi bên đường mà đếm xem một ngày có bao nhiêu lượt xe đạp điện qua lại? Tôi hiểu thêm một thứ triết lý trong cơ chế thị trường: Chân lý thuộc về số đông. Chính vì vậy tôi quyết định mở một cuộc “săn lùng” xe đạp điện.

Quả thực là công việc này không khác gì việc “săn lùng động vật quý hiếm”. Vòng vèo mãi tôi mới gặp được một chiếc xe đạp điện trông chỉ lớn hơn xe đạp thường một chút dựng khiêm tốn trên góc hè. Chủ nhân của nó là chị Miền, năm nay chừng ngoài 50 tuổi, ở 117 A1 - Giảng Võ. Chị cho biết, gia đình và con cái của chị đều rất thành đạt, có đến mấy nhà hàng và khách sạn ở mặt phố Giảng Võ. Chị mới mua xe đạp điện được sáu tháng với giá gần năm triệu đồng. Lúc mới mua xe chị nghĩ rằng, mình không phải đi đâu xa nên chỉ cần đi xe đạp điện cho an toàn. Nhưng đi được một thời gian thì thấy bất tiện vì xe không đèo được mà khi lên dốc máy rất ì. Khi trời mưa thì không dám dắt xe ra khỏi nhà vì sợ chết máy. Hơn nữa, xe của chị mua có xuất xứ từ Trung Quốc nên chỉ được bảo hành ba tháng, bây giờ hỏng không biết mua phụ tùng thay thế ở đâu. Vì vậy, chị đang định bán đi để mua một chiếc xe máy chạy nhanh mà lại bền hơn nhiều.

Tạm biệt chị Miền, tôi đuổi theo một cậu thanh niên khoảng hơn 20 tuổi vừa đi xe đạp điện lướt qua, với hy vọng đây sẽ là một nhân chứng sống để chứng minh rằng, xe đạp điện không chỉ dành cho người già. Nhưng cậu ta đã làm cho tôi cụt hứng khi nói rằng: “Em đổi xe cho “ông già” (bố cậu ta), chứ dở hơi hay sao mà đi mua loại xe này”.

Ra đến đường Láng Hạ, gặp một em gái đi xe đạp điện, mặt mũi che “kín như bưng” vì trời lúc ấy rất nắng. Tôi áp sát và lân la bắt chuyện thì được biết, xe mua với giá xấp xỉ năm triệu đồng và đã đi được gần hai năm. Trong hai năm ấy, cô bé không dám đèo ai vì sợ nặng xe sẽ chạy chậm, chóng hết ắc quy. Lúc này xe gần hết điện nên chạy chậm với tốc độ 15 km/h. Cô bé chỉ vào mặt đồng hồ hiển thị điện của xe và bảo: Chị thấy đấy, muốn chạy nhanh về nhà cho khỏi nắng cũng không được, nhưng ức nhất là những hôm gặp trời mưa, nước vào làm chập điện xe không chạy được chỉ có mà khóc. Tôi hỏi: Bất tiện thế sao vẫn đi? - Em chưa đủ tuổi đi xe máy nên đành dùng tạm.

Vòng ra tận đường Nguyễn Tuân tôi mới bắt gặp một chị phụ nữ khoảng hơn 40 tuổi. Chiếc xe đạp điện mà chị đang đi có vẻ bề ngoài như một chiếc xe máy. Chị cho biết đã mua nó cách đây sáu tháng với giá hơn năm triệu đồng. Xe của chị chưa hỏng vì được giữ gìn cẩn thận, không dám đèo nặng và không đi khi trời mưa.
Khác với những phụ nữ ở chốn Hà Thành, Bà Mui - một phụ nữ về hưu 56 tuổi ở thành phố Thanh Hoá lại biến chiếc xe đạp điện của mình thành một phương tiện “đa di năng”. Lúc thì bà chở người, gồm có bà và thêm hai đứa cháu. Khi đang làm nhà, hết gạch lát nền, bà dùng xe đạp điện chở vài thùng về cho thợ là chuyện thường. Vì vậy, đi được chừng ba tháng thì chiếc xe giở chứng không chạy nữa. Bà phải đem đi sửa và thay ắc quy hết mấy trăm nghìn đồng. Tiếc tiền muốn bán nhưng không ai mua, bà đành phải để đấy thỉnh thoảng đi chợ.

Nhà sản xuất ngậm ngùi

Ông Trần Lưu Huy, Giám đốc Công ty Việt Trung cho biết, công ty của ông là một trong những công ty trong nước sản xuất xe đạp điện với số lượng lớn, nhiều mẫu mã, chất lượng và giá cả tương đương với xe Trung Quốc. Xe đạp điện mang thương hiệu JPM do công ty sản xuất khi mới ra đời được người tiêu dùng hồ hởi đón nhận vì những tính năng ưu việt hơn xe đạp điện nhập khẩu. Đặc biệt, khách hàng khi mua xe được bảo hành, bảo trì rất chu đáo. Tuy nhiên, sau thời gian một năm, lượng xe đạp điện tiêu thụ trên thị trường đã chững lại. Nếu như trước kia mỗi tháng công ty có thể tiêu thụ được vài trăm chiếc, thì đến nay mỗi tháng chỉ được vài chục chiếc.

Đi tìm hiểu nguyên nhân thì được biết, do người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen sử dụng xe đạp điện. Nhiều người tiêu dùng đã biến xe đạp điện thành một phương tiện vận tải, nên xe đi chưa hết thời gian bảo hành đã hỏng ắc quy và chủ nhân của nó đã mang đến “bắt đền” nhà sản xuất. Tất cả ắc quy của những xe này đều có chung một lỗi là bị vênh bản cực do phải chịu lực quá tải, dẫn đến chập điện, xe không chạy được. Ông Huy giải thích, một chiếc xe thông thường có tải trọng 100 kg chỉ có thể chạy đúng tốc độ của nó là 28km/h với điều kiện trên xe chỉ được chở tối đa 60 kg (tương đương một người lớn), vì trọng lượng của xe đã là 38 kg. Thế nhưng, chủ nhân của nó lại chở thêm một người lớn nữa, dẫn đến quá tải. Vậy là họ liền đổ lỗi cho nhà sản xuất, mà không hiểu được nguyên lý của xe đạp điện là khi quá tải thì điện bị om và dễ cháy, hoặc làm giảm độ bền của xe.

Hiện nay, trong kho của công ty còn tồn gần 1.000 xe các loại cùng với các nguyên vật liệu, linh kiện trị giá gần ba tỷ đồng. Mỗi tháng công ty chỉ tiêu thụ được vài chục xe, với doanh thu gần 200 triệu đồng, trong khi chi phí hoạt động mỗi tháng là 100 triệu đồng. Vậy là đành ngậm ngùi gác lại tâm huyết phổ biến một loại xe mới vào Việt Nam góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, làm lợi cho nền kinh tế của đất nước... Sau gần một năm, một hướng sản xuất kinh doanh mới của doanh nghiệp này gần như phá sản. Nhưng ông Huy cho biết, sẽ không chịu đầu hàng. Hiện nay, công ty đang nghiên cứu để khắc phục lỗi quá tải và hy vọng một ngày nào đó người tiêu dùng “sẽ nghĩ lại” khi giá xăng tăng vùn vụt như hiện nay. Song để sống được mà nuôi nghề thì phải chuyển sang làm thêm nghề khác. Ông ví von, cũng giống như một diễn viên chèo tâm huyết với nghề, nhưng biết rằng nghề không nuôi sống mình, họ chấp nhận mở cửa hàng buôn bán để sống mà nuôi cái tâm huyết của mình.

Khác với ông Huy, ông Nguyễn Hữu Sơn, Giám đốc Công ty Xe đạp Viha lại nói về xe đạp điện với tinh thần đầy lạc quan: Công ty vẫn sản xuất xe đạp điện và xe vẫn bán chạy. Các công ty khác bán chậm do “chất lượng kém”, còn xe của công ty chúng tôi được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Đài Loan, theo tiêu chuẩn của hãng Siemens (Đức), chất lượng tốt nên vẫn được người tiêu dùng tín nhiệm. Thế nhưng, khi tôi hỏi về công suất của dây chuyền, doanh số bán hàng... của xe đạp điện thì ông Sơn “kín như bưng”. Tôi tự hỏi, nếu như tình hình tiêu thụ xe đạp điện của công ty ông “lạc quan” đến thế thì vì sao ông lại phải giấu kín những thông tin trên? Được biết, ngoài xe đạp điện, công ty này còn sản xuất xe đạp và trang trí nội thất.

Còn bà Đỗ Thị Nga, Giám đốc Công ty Xe máy - xe đạp Thống Nhất thì tỏ ra bực bội khi được hỏi về vấn đề này.

Ngẫm ra muôn sự tại...

Đó chính là việc nhà sản xuất và người tiêu dùng chưa gặp nhau. Nhà sản xuất thì sản xuất và bán những thứ mình có, mà không tính đến loại hàng hoá đó có phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam hay không. Ở nhiều nước tiên tiến, việc sử dụng xe đạp điện để gìn giữ môi trường đã trở thành thói quen của cộng đồng. Nhưng ở Việt Nam lại hoàn toàn khác, thói quen tiêu dùng bị chi phối bởi phong tục, tập quán, khả năng kinh tế. Dù ít tiền thì người tiêu dùng Việt Nam vẫn muốn xe đạp điện phải “như xe máy” trông có vẻ sang hơn. Để sản xuất được những loại xe này, chi phí sẽ tốn kém hơn vì công nghệ phức tạp hơn nhiều, nên giá thành sẽ tăng. Trong khi đó, đa số người tiêu dùng lại cho rằng, giá xe đạp điện từ năm đến chín triệu đồng là quá cao, bởi vì cũng với số tiền ấy, có thể mua được một chiếc xe máy với tính năng sử dụng hơn hẳn xe đạp điện về nhiều mặt.

Đành rằng, đi xe đạp điện là tiết kiệm nhiên liệu, là không ô nhiễm môi trường..., nhưng trái lại, với điều kiện đường sá như ở Việt Nam, cứ đến mùa mưa là ngập nước thì làm sao có thể dùng xe đạp điện. Hơn nữa, với thói quen tiêu dùng của người Việt Nam, đã là xe thì phải chở được người và hàng hoá nếu cần. Nhiều người trong chúng ta hẳn chưa quên một thời, chiếc xe đạp bé nhỏ đã từng chở cả vợ chồng, con cái rong ruổi khắp nơi. Điều tưởng chừng như đơn giản ấy tại sao các nhà sản xuất không tính đến? Chính vì cái thói quen cố hữu ấy của người tiêu dùng, cho nên xe đạp điện hiện nay không thể thay thế xe máy và xe máy vẫn là thứ phương tiện hữu dụng nhất. Nếu xe đạp điện Việt Nam không có đột phá nào về công nghệ cho phù hợp, thì người tiêu dùng vẫn cứ tìm đến xe máy cho dù giá xăng có tăng. Đừng trách người tiêu dùng đã quay lưng lại với xe đạp điện.