Thế nào là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết

I - Đặc điểm hệ nội tiết Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

I - Đặc điểm hệ nội tiết

Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hoocmôn từ các tuyến nội tiết tiết ra. Chúng tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng hơn.

Quảng cáo

Thế nào là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết

Thế nào là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết

II- Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết

Hình 55-3 giới thiệu lần lượt các tuyến nội tiết chính (từ trên xuống dưới). Trong số các tuyến có tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết (tiết dịch tụy đó vào ruột) lại vừa là một tuyến nội tiết quan trọng, tuyến sinh dục cũng là tuyến pha.

Thế nào là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết

Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là các hoocmôn.

Loigiaihay.com

  • Tìm hiểu đường đi của các sản phẩm tiết trên hình 55-1, 55-2 và nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Hãy kể tên các tuyến mà em đã biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào? - Tìm hiểu đường đi của các sản phẩm tiết trên hình 55-1, 55-2 và nêu rõ sự khác biệt giữa tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. - Hãy kể tên các tuyến mà em đã biết và cho biết chúng thuộc loại tuyến nào?
  • Bài 1 trang 175 SGK Sinh học 8 Giải bài 1 trang 175 SGK Sinh học 8. Lập bảng so sánh cấu tạo và chức năng của tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Chúng giống và khác nhau ở những điểm nào? Bài 2 trang 175 SGK Sinh học 8

Giải bài 2 trang 175 SGK Sinh học 8. Nêu tính chất và vai trò của các hoocmôn, từ đó xác định rõ tầm quan trọng của các tuyến nội tiết đối với đời sống.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội Tổng Quát - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Hệ thống nội tiết là mạng lưới các tuyến sản xuất và giải phóng các hormone giúp kiểm soát nhiều chức năng quan trọng của cơ thể và cung cấp năng lượng cho các tế bào và các cơ quan.

Hệ thống nội tiết là một mạng lưới các tuyến trong cơ thể tạo ra các hormone giúp các tế bào liên kết với nhau. Hệ thống nội tiết có vai trò quan trọng đối với hầu hết mọi tế bào, cơ quan và chức năng trong cơ thể.

Nếu hệ thống nội tiết không khỏe mạnh, cơ thể có thể gặp vấn đề phát triển trong giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc kiểm soát căng thẳng, dễ dàng tăng cân, xương yếu hoặc thiếu năng lượng vì có quá nhiều đường trong máu thay vì di chuyển vào các tế bào nơi cần năng lượng.

Các bộ phận của hệ thống nội tiết sản xuất các hormone để kiểm soát tâm trạng, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, trao đổi chất, các cơ quan và sinh sản. Kiểm soát cách thức giải phóng hormone. Gửi các hormone đó vào máu của bạn để chúng có thể di chuyển đến các bộ phận cơ thể khác.

2. Các tuyến của hệ nội tiết

Thế nào là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết

Các tuyến của hệ nội tiết

Tuyến là cơ quan tạo ra các hormone để đáp ứng nhu cầu của các bộ phận trong cơ thể. Các tuyến của hệ nội tiết giải phóng các chất chúng tạo ra vào máu của bạn Nhiều tuyến tạo nên hệ thống nội tiết.

  • Vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tùng nằm trong não của bạn. Cơ quan này kết nối hệ thống nội tiết với hệ thống thần kinh. Công việc chính của nó là liên lạc với tuyến yên để bắt đầu hoặc ngừng sản xuất hormone.
  • Tuyến yên là một phần của hệ thống nội tiết. Nó sử dụng thông tin mà nó nhận được từ não để thông báo với các tuyến khác trong cơ thể phải làm gì. Tuyến yên tạo ra nhiều hormone quan trọng, bao gồm hormone tăng trưởng; prolactin, giúp các bà mẹ cho con bú làm sữa; và hormone luteinizing, quản lý estrogen ở phụ nữ và testosterone ở nam giới.
  • Tuyến tùng tạo ra một hóa chất gọi là melatonin giúp cơ thể sẵn sàng đi ngủ.
  • Tuyến giáp tạo ra hormone tuyến giáp, kiểm soát sự trao đổi chất. Nếu tuyến này không đủ sẽ xảy ra tình trạng suy giáp làm cho mọi thứ sẽ diễn ra chậm hơn, nhịp tim có thể chậm lại, táo bón và có thể tăng cân. Nếu xảy ra hiện tượng cường giáp tức là mọi thứ đều tăng tốc thì cơ thể xảy ra tình trạng tim đập nhanh, bị tiêu chảy, giảm cân
  • Tuyến cận giáp là một bộ bốn tuyến nhỏ phía sau tuyến giáp. Chúng đóng một vai trò trong sức khỏe xương. Các tuyến kiểm soát mức độ canxi và phốt pho.
  • Tuyến ức tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T chống nhiễm trùng và rất quan trọng khi hệ miễn dịch của trẻ phát triển. Tuyến ức bắt đầu co lại sau tuổi dậy thì.
  • Tuyến thượng thận tạo ra hormone epinephrine, corticosteroid. Chúng ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và chức năng tình dục.
  • Tuyến tụy là một phần của cả hệ thống tiêu hóa và nội tiết. Nó làm cho các enzyme tiêu hóa phá vỡ thức ăn. Nó kiểm soát hormone insulin và glucagon thích hợp trong máu và tế bào. Nếu cơ thể không tạo ra insulin, đó là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 1. Nếu tuyến tụy thường tạo ra một số insulin nhưng không đủ cho cơ thể thì sẽ gây ra tiểu đường loại 2.
  • Buồng trứng ở phụ nữ là nơi tạo ra estrogen và progesterone. Những hormone này giúp phát triển ngực ở tuổi dậy thì, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ mang thai.
  • Tinh hoàn ở nam giới tạo ra testosterone. Nó hỗ trợ quá trình mọc lông mặt và cơ thể ở tuổi dậy thì. Nó cũng cho biết dương vật phát triển lớn hơn và đóng vai trò tạo ra tinh trùng.

3. Các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ nội tiết

Khi cơ thể già đi, việc xuất hiện một số bệnh liên quan đến hệ thống nội tiết là điều tự nhiên. Điều này xảy ra do sự trao đổi chất trong cơ thể có xu hướng chậm lại, gây ra hiện tượng tăng cân mặc dù không có bất cứ thay đổi nào trong cách ăn uống hoặc tập thể dục.

Sự thay đổi nội tiết tố cũng phần nào giải thích tại sao chúng ta dễ mắc bệnh tim, loãng xương và tiểu đường tuýp 2 khi ở tuổi già. Các yếu tố tuổi tác, căng thẳng, nhiễm trùng và ở xung quanh một số hóa chất cũng có thể gây rối loạn với các bộ phận của hệ thống nội tiết. Di truyền hoặc thói quen lối sống có thể làm tăng khả năng mắc chứng rối loạn nội tiết như suy giáp, tiểu đường hoặc loãng xương.

4. Rối loạn hệ thống nội tiết

Thế nào là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết

Rối loạn hệ thống nội tiết có thể gây mệt mọi, tăng cân, nhịp tim chậm, đau khớp và cơ bắp

  • To đầu chi: Đôi khi tuyến yên tạo ra quá nhiều hormone tăng trưởng và xương trở nên to hơn. Nó thường ảnh hưởng đến tay, chân và mặt. Nó thường bắt đầu ở tuổi trung niên.
  • Suy thượng thận: Tuyến thượng thận có chức năng tạo ra đủ các loại hormone nhất định, như cortisol, giúp kiểm soát căng thẳng.
  • Bệnh Cushing: Tức là trong cơ thể tạo ra quá nhiều cortisol. Dấu hiệu ban đầu là thể tăng cân, dễ bị rạn da, dễ bị bầm tím, sau đó bị yếu cơ và xương và có thể phát triển một bướu ở lưng trên - Bệnh cường giáp. Đây là khi tuyến giáp tạo ra nhiều hormone hơn nhu cầu của cơ thể. Hoặc còn có thể gọi là tuyến giáp hoạt động quá mức. Nó làm cho hệ thống trong cơ thể hoạt động nhanh và có thể cảm thấy lo lắng, giảm cân và có nhịp tim nhanh hoặc khó ngủ.
  • Suy giáp tức là khi cơ thể không tạo ra đủ hormon tuyến giáp, hệ thống trong cơ thể sẽ chậm lại và có thể cảm thấy mệt mỏi, tăng cân, nhịp tim chậm và đau khớp và cơ bắp.
  • Suy tuyến yên tức là tuyến yên không tạo ra một số hormone nhất định cho tuyến thượng thận và tuyến giáp để có thể hoạt động tốt.
  • Nhiều tân sinh nội tiết. Đây là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết. Nó gây ra khối u trên ít nhất hai tuyến nội tiết hoặc trong các cơ quan và mô khác.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang là sự mất cân bằng của hormone sinh sản có thể khiến buồng trứng không thể tạo ra trứng hoặc không giải phóng nó trong quá trình rụng trứng. Điều này có thể gây ra mụn trứng cá và làm cho tóc mọc trên mặt hoặc cằm.
  • Dậy thì sớm là khi các tuyến kiểm soát sinh sản bầu hoạt động bình thường, một số trẻ bắt đầu dậy thì sớm một cách bất thường - khoảng 8 tuổi ở bé gái và 9 tuổi ở bé trai.

Hệ thống nội tiết có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người. Bởi vậy, ngay khi cơ thể có các vấn đề sức khỏe liên quan đến đến hệ nội tiết thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và được điều trị sớm. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Thế não là tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết?

Tuyến nội tiết: Hormone được vận chuyển qua máu đến các cơ quan và mô khác trong cơ thể. Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm thường tiết trực tiếp vào môi trường bên ngoài cơ thể mà không thông qua máu mà thông qua các ống dẫn.

Thế não là tuyến nội tiết tuyến ngoại tiết cho ví dụ?

Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài. Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt... - Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết(hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...

Thế não là tuyến nội tiết kể tên các tuyến nội tiết trọng cơ thể?

Hệ nội tiết gồm các tuyến nội tiết chính là tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến yên, vùng hạ đồi, tuyến cận giáp, tuyến sinh dục và tuyến thượng thận. Bệnh nội tiết thường gặp là rối loạn tăng hoặc giảm chức năng quá mức của một tuyến nội tiết cụ thể.

Như thế não là tuyến nội tiết?

Tuyến nội tiết là tuyến đổ vào máu một chất hóa học gọi là nội tiết tố, chất này được máu đưa đến các mô, cơ quan và có tác dụng lên các mô, các cơ đó. Tuyến không có ống tiết (ống dẫn), các tế bào tuyến đổ nội tiết tố trực tiếp vào máu, với lý do đó, nên tuyến có khá nhiều mạch máu.