Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

Hiện tượng nhiệt điện là gì? Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây. Mời các bạn tham khảo!

 

Bài 2.  HIỆN TƯỢNG NHIỆT ĐIỆN-HIỆN TƯỢNG SIÊU DẪN.

1. Hiện tượng nhiệt điện:

a.    Lịch sử:

         Năm 1821, Ông  Seebeck phát hiện hiện tượng nhiệt điện khi nối hai sợi dây đồng và sắt với nhau. Một mối nối nhúng vào nước đá, mối nối còn lại  nhúng  vào nước sôi.  Sự chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mối nối  làm dịch chuyển của các điện tử sinh ra điện.

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

Thomas Johann Seebeck (Nhà VL người Đức 1770-1831)

b.   Cặp nhiệt điện: 

·         Cặp nhiệt điện là 2 đoạn dây kim loại khác nhau về bản chất được hàn dính ở 2 đầu.

·         Tính chất:

o   Khi cắt một trong 2 đoạn dây của cặp nhiệt điện và đấu vào nguồn 1 chiều thì một mối hàn sẽ nóng lên, một mối hàn sẽ lạnh đi. Ứng dụng: Máy làm lạnh.

o   Khi nhiệt độ ở 2 mối nối chênh lệnh nhau sẽ xuất hiện dòng điện trong cặp nhiệt điện.

c.       Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng tạo thành  suất điện động nhiệt điện giữa hai mối hàn của một cặp nhiệt điện.

d.      Suất điện động nhiệt điện:  

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

                                       αT : hệ số nhiệt điện động (μV/K)

e.       Ứng dụng:

·         Nhiệt kế nhiệt điện.

·         Pile nhiệt điện.

2.      Hiện tượng siêu dẫn:

a.       Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở của KL giảm đến không khi nhiệt độ KL giảm  đến nhiệt độ siêu dẫn Tc.

b.     Ứng dụng:

·         Dòng điện được duy trì lâu hơn.

·         Hiện tượng siêu dẫn làm giảm hao phí khi sử dụng điện.

THÍ NGHIỆM VỀ CẶP NHIỆT ĐIỆN

 

 

 

Câu hỏi: Hiện tượng nhiệt điện là gì?

Lời giải:

- Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong một mạch điện kín gồm hai vật dẫn khác nhau khi giữ hai mối hàn ở hai nhiệt độ khác nhau.

- Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng xuất hiện dòng điện khi có sự chênh nhiệt nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn.

- Là hiện tượng sản sinh ra suất điện động nhiệt điện trong một mạch điện kín khi giữa hai đầu vật kim loại hoặc hợp kim có sự chênh lệch về nhiệt độ. Hiểu một cách đơn giản hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng một dòng điện được sinh ra trong mạch kín, khi có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Hiện tượng nhiệt điện nhé:

Hiện tượng nhiệt điện

- Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng sản sinh ra suất điện động nhiệt điện trong một mạch điện kín khi giữa hai đầu vật kim loại hoặc hợp kim có sự chênh lệch về nhiệt độ. Hiểu một cách đơn giản hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng một dòng điện được sinh ra trong mạch kín, khi có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn.

- Thuyết êlectron về tính dẫn điện của kim loại còn cho thấy, nếu sợi dây kim loại có một đầu nóng và một đầu lạnh, thì chuyển động nhiệt của êlectron sẽ làm cho một phần êlectron tự do ở đầu nóng dồn về đầu lạnh. Đầu nóng sẽ tích điện dương, đầu lạnh tích điện âm.

- Giữa đầu nóng và đầu lạnh có một hiệu điện thế nào đấy. Nếu lấy hai dây kim loại khác loại nhau và hàn hai đầu với nhau, một mối hàn giữa ở nhiệt độ cao, một mối hàn ở nhiệt độ thấp, thì hiệu điện thế ở đầu nóng và đầu lạnh của từng dây không giống nhau, khiến trong mạch có một suất điện động ξ.ξ được gọi là suất điện động nhiệt điện, và bộ hai dây dẫn hàn hai đầu và nhau gọi là cặp nhiệt điện:

ξ =αt(T1– T2)

Trong đó:

+ T1– T2là hiệu nhiệt điện ở đầu nóng và đầu lạnh

+ αt là hệ số nhiệt điện động, phụ thuộc vào bản chất của hai loại vật liệu dùng làm cặp nhiệt điện.

- Suất điện động nhiệt điện tuy nhỏ nhưng rất ổn định theo thời gian và điều kiện thí nghiệm, nên cặp nhiệt điện được dùng phổ biến để đo nhiệt độ.

Để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về hiện tượng nhiệt mời các bạn xem một thí nghiệm vật lý về hiện tượng nhiệt điện.

Thí nghiệm về hiện tượng nhiệt điện

 

Thực hiện lắp một mô tơ cánh quạt chạy bằng điện 1 chiều với hai thanh kim loại. Sau đó tiến hành nhúng 2 thanh kim loại đó vào hai cốc khác nhau, một cốc chứa không khí, một cốc chứa nước. Quan sát thí nghiệm chúng ta không thấy sự thay đổi nào (cánh quạt không quay), điều này chứng tỏ không có dòng điện nào được sản sinh ra bên trong mạch điện.

Thí nghiệm hiện tượng nhiệt điện

Bước tiếp theo các bạn tiến hành đổ nước có nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nước ở cốc đựng nước ban đầu vào trong cốc chứa không khí. Chúng ta đợi một lúc, sẽ thấy cánh quạt bắt đầu quay. Điều này chứng tỏ bên trong mạch lúc này đã xuất hiện dòng điện.

Sau đó chúng ta tiến hành làm tăng sự chênh lệch nhiệt độ của hai cốc nước và tiếp tục quan sát. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiệt độ của hai thanh kim loại có sự chênh lệch càng lớn thì cánh quạt quay càng nhanh. Điều này chứng tỏ rằng độ mạnh của dòng điện sinh ra trong mạch phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ của hai thanh kim loại.

Hiện tượng sinh ra dòng điện trong thí nghiệm trên chính là hiện tượng nhiệt điện và dòng điện được sản sinh suất điện động nhiệt điện.

Lý giải hiện tượng vật lý xảy ra trong thí nghiệm

Dòng điện được tạo ra trong mạch kín khi có sự chênh lệch nhiệt độ

Khi nhiệt độ của vật dẫn có sự chênh lệch về nhiệt độ, mật độ các hạt tải điện tại nơi có nhiệt độ cao hơn sẽ lớn hơn so với mật độ hạt tải điện tại nơi có nhiệt độ thấp. Do đó có sự dịch chuyển thành dòng của các hạt tải điện từ nơi có nhiệt độ cao hơn về nơi có nhiệt độ thấp hơn, đồng thời tạo nên sự chênh lệch điện thế giữa hai đầu của vật dẫn. Nếu chúng ta tiến hành nối thành mạch kín sẽ hình thành nên suất điện động nhiệt điện và sinh ra dòng điện giúp cánh quạt có thể quay.

 

Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng xuất hiện dòng điện khi có sự trênh nhiệt nhiệt độ giữa hai đầu dây dẫn.
Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột về không khi nhiệt độ giảm đến giá trị tới hạn.

 


1/ Thí nghiệm vật lý về hiện tượng nhiệt điện:
Một motor được lắp cánh quạt chạy điện 1 chiều được nối với hai thanh kim loại nhúng vào hai cốc khác nhau, một cốc đựng nước, một cốc chứa không khí. Quan sát thí nghiệm ta thấy cánh quạt không quay chứng tỏ không có dòng điện trong mạch.

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

 

 

Cánh quạt không quay chứng tỏ không có dòng điện​


Tiến hành đổ nước (có nhiệt độ khác với cốc đựng nước ban đầu) vào trong cốc chứa không khí sau một khoảng thời gian ngắn cánh quạt bắt đầu quay => chứng tỏ trong mạch đã có dòng điện.

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

Cánh quạt quay khi có sự trênh lệch nhiệt độ giữa hai thanh kim loại​


Sự trênh lệch nhiệt độ giữa hai thanh kim loại càng lớn thì quạt quay càng nhanh => chứng tỏ suất điện động sinh ra phụ thuộc vào sự trênh lệch nhiệt độ giữa hai thanh kim loại.
Dòng điện sinh ra trong thí nghiệm trên được gọi là dòng nhiệt điện, suất điện động tạo nên dòng nhiệt điện trên gọi là suất điện động nhiệt điện.

Giải thích hiện tượng vật lý trên:
Do nhiệt độ của vật dẫn không đồng nhất, mật độ hạt tải điện tại nơi có nhiệt độ cao sẽ nhiều hơn mật độ hạt tải điện tại nơi có nhiệt độ thấp nên có sự dịch chuyển thành dòng của hạt tải điện từ nơi có nhiệt độ cao về nơi có nhiệt độ thấp tạo nên sự chênh lệch điện thế giữa hai đầu vật dẫn, nếu nối vào trong mạch kín sẽ hình thành nên suất điện động nhiệt điện sinh ra dòng nhiệt điện làm cho cánh quạt quay.

 

 

Kết luận: hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng tạo thành suất điện động nhiệt điện trong mạch kín khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu vật dẫn kim loại (hoặc hợp kim)

2/ Cặp nhiệt điện, cảm biến đo nhiệt độ:
Cặp nhiệt điện (thermocouple) được ghép từ "thermo-nhiệt" và "couple-cặp đôi" gồm hai thanh kim loại khác nhau được hàn hai đầu với nhau (ví dụ thanh kim loại đồng và thanh constantan)

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

thí nghiệm vật lý về cặp nhiệt điện​

Nung nóng một đầu mối hàn trong mạch xuất hiện suất điện động nhiệt điện.

Biểu thức suất điện động nhiệt điện của cặp nhiệt điện

E = α$_{T}$.Δt​

Trong đó:

  • E: suất điện động nhiệt điện (V)
  • α$_{T}$: hệ số nhiệt điện động (V/K)
  • Δt: độ trênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu mối hàn (K)

 

Ứng dụng cặp nhiệt điện:
Chế tạo nhiệt kế điện hoặc cảm biến đo nhiệt độ (nguyên lý hoạt động: suất điện động sinh ra từ cặp nhiệt điện tương ứng với sự chêch lệch nhiệt độ đã được xác định từ bảng thức nghiệm, khi cho một đầu cặp nhiệt điện vào vùng cần đo nhiệt độ sẽ hình thành suất điện động nhiệt điện, từ đó tính được nhiệt độ cần đo so với nhiệt độ chuẩn)

3/ Hiện tượng siêu dẫn:
Hiện tượng siêu dẫn
là hiện tượng điện trở của kim loại hoặc hợp kim giảm đột ngột đến giá trị bằng không khi nhiệt độ giảm đến nhiệt độ tới hạn T$_{c}$ (K)
Những ưu điểm của vật liệu siêu dẫn:

  • Điện trở của vật liệu siêu dẫn nhỏ (≈0) nên dòng điện sinh ra trong vật dẫn được duy trì trong thời gian dài
  • Vật liệu siêu dẫn có thể tạo nên từ trường rất mạnh

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

Thí nghiệm về hiện tượng siêu dẫn, từ trường (nam châm) được tạo ra khi giảm nhiệt độ của vật xuống bằng cách đổ nitơ lỏng vào.
Bảng nhiệt độ tới hạn T$_{c}$ (K) của một số vật liệu
Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

Hợp chất HgBa2Ca2Cu3O$_{8 }$có nhiệt độ T$_{c}$=134K=-139oC vẫn còn là một nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ môi trường trong thực tế đời sống nên các đặc tính của vật liệu siêu dẫn chưa được ứng dụng nhiều trong thực tế.

 

Ứng dụng của hiện tượng nhiệt điện trong thực tế

+ Tạo ra bộ nguồn bằng hiện tượng nhiệt điện