Vì sao các khu công nghiệp có xu hướng di dời về phía biển

Điểm nóng về phát triển bất động sản công nghiệp tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2021 đang thuộc về tỉnh Hưng Yên, khi rất nhiều nhà đầu tư với các dự án lớn đang đổ về tỉnh này.

Vì sao các khu công nghiệp có xu hướng di dời về phía biển

Mô hình khu công nghiệp đô thị được cho là lời giải cho bài toán thiếu hụt lượng lớn nhà ở công nhân.

Vào cuối tháng 11/2021, Khu công nghiệp hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc tại Hưng Yên chính thức thành lập. Đây là dự án có quy mô hơn 140 ha do Tập đoàn LH hợp tác triển khai cùng Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đô thị TDH Ecoland và một số nhà đầu tư Hàn Quốc, với tổng số vốn đầu tư hơn 1.780 tỷ đồng. Dự án nhằm đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sạch thuộc tổ hợp Khu công nghiệp (KCN) và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt. Trước đó, tỉnh Hưng Yên cũng chào mừng Dự án Đô thị và Công nghiệp Nam Kim được phát triển toàn diện bởi Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh và đối tác nước ngoài Frasers Property. Trong đó, vai trò của Frasers Property sẽ là xây dựng KCN và kho vận, có diện tích gần 80 ha. Trong khi đó, Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh sẽ xây dựng khu dân cư với gần 26 ha còn lại, hứa hẹn tạo nên một khu đô thị - công nghiệp hoàn chỉnh. Ở khu vực phía Bắc còn có tỉnh Bắc Ninh với khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh, một điển hình về khu phức hợp công nghiệp đô thị với tổng diện tích 700 ha. Trong đó khu đô thị chiếm 200 ha, trong khi diện tích khu công nghiệp là 500 ha. Ông Huỳnh Quang Hải, Phó chủ tịch điều hành Công ty Phát triển khu công nghiệp Việt Nam Singapore (VSIP) cho biết, ngoài việc thuê mặt bằng phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp còn tổ chức nơi ở cho chuyên gia, trường học cho con em chuyên gia, nhà hàng, phòng hội thảo… kể cả nhu cầu giao dịch ngân hàng, phục vụ cho khu công nghiệp. Trong khu vực phía Nam, Becamex là tập đoàn tiên phong trong mô hình phức hợp mới, khi hợp tác với các đối tác ngoại như Sembcorp, Tokyu Group, Warburg Pincus. Mối quan hệ đối tác này đã gặt hái được thành công với Khu liên hợp công nghiệp-dịch vụ-đô thị Bình Dương, gồm: KCN, khu dịch vụ cao cấp, khu tái định cư và khu đô thị mới. Tổng diện tích quy hoạch lên đến 4.196 ha và thuộc địa bàn thị xã Bến Cát, Tân Uyên và TP. Thủ Dầu Một. Sau thành công trên, Becamex tiếp tục nhân rộng ra địa bàn tỉnh Bình Phước, và dự báo sẽ là lực kéo thu hút FDI cho tỉnh này trong tương lai gần.

Xem thêm: Khu công nghiệp Bình Dương

Mô hình khu công nghiệp đô thị sẽ là một đáp án chuẩn xác để giải quyết bài toán thiếu hụt nhà ở cho công nhân, gián tiếp giảm thiểu tình trạng sinh sống chật hẹp, thiếu tiện nghi của người lao động. Không những vậy, trong thời điểm dịch bệnh còn chưa bình ổn, nhà ở cho công nhân ngay tại khu công nghiệp sẽ phát huy hiệu quả trong việc duy trì sản xuất. Ngoài ra trước làn sóng đầu tư mới vào ngành công nghiệp ở Việt Nam, mô hình khu công nghiệp đô thị sẽ là xu hướng tất yếu, giúp giải quyết rất nhiều vấn đề trong quy hoạch tổng thể truyền thống, vì phần lớn diện tích cho thuê là dành cho sản xuất.

Savills Việt Nam cho biết, một trong 6 xu hướng phát triển bất động sản công nghiệp những năm tới đây sẽ có việc tái cấu trúc các KCN hiện tại. Các dự án khu công nghiệp mới phải có đánh giá tổng quan về các phương án quy hoạch tổng thể, các tương quan phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong thực tế. Ngoài ra, các “hạ tầng cứng” mới như hạ tầng logistics, kho lạnh, trung tâm dữ liệu và trung tâm nghiên cứu và phát triển là những đòi hỏi mới, thực tế, sẽ giúp phát triển KCN đô thị. Ngoài ra, các hạ tầng xã hội như các khu nhà ở công nhân, các khu đô thị, dịch vụ tiện ích cho người lao động cũng sẽ đóng vai trò không nhỏ.

Mặc dù có nhiều lợi ích cũng như tác động khách quan, mô hình tích hợp công nghiệp và đô thị vẫn gặp các thách thức không nhỏ. Mâu thuẫn giao thông đô thị và công nghiệp, rủi ro về môi trường và không thu hút nhiều dân cư trong giai đoạn đầu là bài toán khó khăn với chủ đầu tư trong tương lai.

Theo enCity, một công ty chuyên về tư vấn quy hoạch nhận định, các khu công nghiệp đô thị phức hợp cần giải quyết xung đột giữa giao thông công nghiệp và giao thông đô thị, kết hợp và phân cấp hạ tầng giao thông. Một ví dụ tiêu biểu là đặt khu logistics ở trên đường cao tốc giúp tiết kiệm đất đai, di chuyển hàng hóa sẽ hiệu quả hơn, các phương tiện lớn không phải đi vào khu dân cư. Ngoài ra, giải pháp thiết kế đường đa tuyến cho nhiều nhu cầu khác nhau sẽ giúp tách biệt hoàn toàn giao thông công nghiệp và đô thị.

Thứ bảy, 22/10/2022 06:10

TMO - Nhằm hạn chế những tác động tới môi trường trong sản xuất và chế biến hải sản tại các địa phương, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu yêu cầu Ủy ban nhân dân địa phương và các sở, ban ngành đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở chế biến hải sản vào các cụm công nghiệp, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Toàn tỉnh có 1.231 cơ sở phù hợp với tiêu chí di dời, cần phải di dời, chuyển đổi ngành nghề hoặc chấm dứt hoạt động sản xuất, trong đó, có 412 cơ sở chế biến hải sản và 819 cơ sở sản xuất ngành nghề khác. Tổng nhu cầu về diện tích di dời cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh khoảng 41,84ha, chưa tính nhu cầu cần 8,1ha cho 6 cơ sở chế biến bột cá.

Căn cứ danh sách các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được UBND tỉnh phê duyệt, hiện nay các địa phương đang rà soát để xây dựng kế hoạch di dời cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.Với diện tích trên tỉnh cần bổ sung thêm một cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 65ha, mới đủ đáp ứng nhu cầu di dời của các địa phương.

Vì sao các khu công nghiệp có xu hướng di dời về phía biển

Nhiều cơ sở chế biến hải sản nhỏ lẻ nằm trong khu dân cư đang gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Quang Vũ 

Tại huyện Xuyên Mộc, đã có 2/34 cơ sở đồng ý thuê đất tại CCN chế biến hải sản Bình Châu để đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất kinh doanh. Các cơ sở còn lại chưa đồng ý với giá thuê lại đất là 96.734 đồng/m2/năm, ngoài ra các cơ sở trong đối tượng di dời kiến nghị các ngành chức năng ban hành cụ thể đơn giá thuê đất thô, chi phí xử lý nước thải, chi phí sử dụng điện, nước sinh hoạt và sản xuất. 

Huyện Đất Đỏ đã vận động được 51/55 cơ sở đồng ý tham gia thành lập Hợp tác xã chế biến hải sản, trường hợp các hộ còn lại không đồng ý tham gia sẽ vận động chuyển đổi nghề. Về công tác triển khai thành lập hợp tác xã, địa phương đang phối hợp với Liên minh HTX tỉnh xây dựng phương án, điều lệ và các hồ sơ có liên quan để tổ chức Đại hội và thành lập Hợp tác xã, cụ thể:

Về mô hình, dây chuyền sản xuất: Sử dụng công nghệ phơi cá khô bằng nhà lồng kính có màng bao bọc xung quanh, mỗi hộ được trang bị máy đánh vảy, phòng sấy bằng điện hoặc quạt, quy trình sản xuất, chế biến không gây ảnh hưởng môi trường. Về quy trình xử lý nước thải: Sau khi thành lập Hợp tác xã sẽ thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ đạt chuẩn cột B, sau đó Công ty IZICO sẽ tiếp nhận để đưa về Trạm xử lý nước thải tập trung của Cụm công nghiệp để xử lý cột A. 

Vừa qua, UBND huyện Long Điền có văn bản gửi Sở Tài chính tỉnh đề nghị trình UBND tỉnh ban hành Quyết định hỗ trợ kinh phí cho 14 cơ sở sản xuất tự chấm dứt hoạt động sản xuất số tiền là: 1.957.260.000 đồng. Còn lại 44 cơ sở, diện tích hiện đang sử dụng là 16 ha, có nhu cầu di dời vào các CCN, KCN trên địa bàn tỉnh.

Công tác di dời các cơ sở chế biến hải sản vào các khu tập trung trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Theo đó, một số địa phương (thị xã Phú Mỹ, thành phố Vũng Tàu, huyện Long Điền, thành phố Bà Rịa, huyện Châu Đức) không có cụm công nghiệp chế biến hải sản phục vụ di dời, nên công tác di dời chưa thực hiện được, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai Nghị quyết số 41/2018/NQ-HĐND.

Danh sách các các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của một số địa phương mới được phê duyệt và đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch để thực hiện di dời. Tuy nhiên, do đây là công việc rất phức tạp, liên quan đến sinh kế của nhiều hộ gia đình, nên các địa phương phải cần có thời gian để rà soát, đánh giá lại mức độ ô nhiễm của từng cơ sở, để vận động chuyển đổi ngành nghề, hoặc chấm dứt hoạt động hay phải di dời,… trên cơ sở đó mới xây dựng kế hoạch di dời cho phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.

Vì sao các khu công nghiệp có xu hướng di dời về phía biển

Việc di dời các cơ sở chế biến hải sản vào các khu,cụm công nghiệp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong sản xuất 

Trước đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo khống chế diện tích các cụm công nghiệp chế biến hải sản trên địa bàn tỉnh không quá 100ha, trong khi đó, hiện nay tỉnh đã có hai cụm công nghiệp chế biến hải sản Bình Châu (22,5ha) đã có hai cơ sở chế biến hải sản di dời vào đây và cụm công nghiệp chế biến hải sản Lộc An (38ha) đã gần như được lấp đầy 100%, nên tỉnh chỉ có thể bổ sung thêm một cụm công nghiệp chế biến hải sản nữa với quy mô khoảng 39,5ha.

Trước những khó khăn trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất địa điểm bổ sung cụm công nghiệp chế biến hải sản với quy mô khoảng 39,5ha để phục vụ di dời. Đồng thời phối hợp với Sở Tài chính, Sở Công thương, UBND huyện Xuyên Mộc, UBND huyện Đất Đỏ, và UBND thành phố Bà Rịa và các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các thủ tục về đơn giá thuê lại đất của các CCN. 

Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện: Lập kế hoạch thực hiện cụ thể đối với việc hỗ trợ chi phí cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng di dời đã được UBND tỉnh phê duyệt có nguyện vọng chuyển đổi ngành nghề hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của HĐND tỉnh.  Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xem xét những cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch (có trong danh sách di dời đã được UBND tỉnh phê duyệt), có khả năng cải tạo nhà xưởng giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường.

Đức Long