Aci là tổ chức gì

3 sân bay của Việt Nam được chứng nhận an toàn khai thác và chống dịch

Sân bay Tân Sơn Nhất vừa được cấp chứng nhận thực hiện quy trình đảm bảo an toàn khai thác và công tác phòng chống dịch COVID-19 tại sân bay (AHA).

Aci là tổ chức gì

Chứng nhận do Hội đồng sân bay quốc tế (ACI) cấp. Chứng chỉ AHA khẳng định việc đảm bảo an toàn vệ sinh dịch tễ tại các cảng hàng không của Việt Nam. Các yếu tố được ACI đánh giá gồm: Quy trình làm sạch và khử khuẩn, các biện pháp giãn cách, chương trình bảo vệ sức khỏe nhân viên, biện pháp giao tiếp đối với hành khách, trang thiết bị dành cho hành khách...

Đây là sân bay quốc tế thứ 3 của Việt Nam nhận chứng nhận này, sau Nội Bài và Đà Nẵng.

Chứng nhận AHA không chỉ giúp tạo niềm tin cho hành khách đi máy bay mà còn là cơ sở để các nước nghiên cứu mở lại các đường bay quốc tế giữa các sân bay đã được cấp chứng chỉ. Tạo hành lang di chuyển an toàn, góp phần làm giảm thiểu những ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Theo VTV.VN

World Airport Traffic Dataset, 2022 Edition

The Annual World Airport Traffic Dataset, 2022 Edition, is the industry’s most comprehensive airport statistics dataset featuring airport traffic for over 2,600 airports in more than 180 countries and territories.

It provides a view of air transport demand across the world’s airports by three thematic areas: passengers (international and domestic), air cargo (freight and mail) and aircraft movements (air transport movements and general aviation) for the year 2021.

Order today

BUNDLE: Airport KPIs + Economics Report 2022

This Bundle offers the most in-depth view of the airport industry’s financial performance. The Airport Economics Report, 2022 Edition presents the first global analysis of how the pandemic has affected airport industry revenues by source and costs, as well as related trends across the globe and over time.

The 2022 Airport Key Performance Indicators provide insight into how the pandemic has affected areas such as financial and employee performance, fixed-asset productivity, and airport operations.

Order today

ACI-ATI Integration of Sustainable Aviation Fuels into the Air Transport System

Sustainable Aviation Fuels (SAF) could provide the largest opportunity for aviation carbon emissions reductions to 2050, but for this to happen, an unprecedented scale-up needs to occur.

The study, produced by ACI World and the Aerospace Technology Institute (ATI), provides an overview of the infrastructure and operational requirements of introducing sustainable hydrocarbon fuels at airports. It addresses the practical challenges and solutions to deploy SAF, from one-off flights to fully integrated supply chains.

Order today

Advanced Air Mobility: Integration into the Airport Environment Policy Brief

On a global level, the growth in development of advanced air mobility (AAM) is exponential. Airports can harness this exciting new sector and integrate it into their operating and business models, bringing added value to local communities, businesses, as well as facilitating the societal transformation towards sustainability.

This policy brief sets forth ACI’s positions and key policy statements on the integration of AAM into the airport environment. It has been developed by the ACI World Safety and Technical Standing Committee.

Order today

(Bảng xếp hạng của ASEAN Citation Index (ACI) năm 2017)

Trong đợt xét duyệt tháng 12/2017, Việt Nam có 03 tạp chí được cơ sở dữ liệu khoa học Trung tâm Trích dẫn ASEAN (ASEAN Citation Index) chấp nhận với điểm số đạt chuẩn, trong đó có 2 tạp chí (Tạp chí Khoa học và Công nghệ và Tạp chí Khoa học trái đất) của Viện Hàn lâm KHCNVN.

Trung tâm Trích dẫn ASEAN (Asean Citation Index-ACI) là một cơ sở dữ liệu chung cho toàn bộ khu vực ASEAN, làm cầu nối giữa các Trung tâm Trích dẫn quốc gia (National Citation Index – NCI) của các nước thành viên với các cơ sở dữ liệu quốc tế như ISI, SCI hay Scopus. ACI có chức năng lưu trữ, tìm kiếm bài báo và trích dẫn, giúp phân loại và đánh giá chất lượng tạp chí khoa học của các nước ASEAN tương tự như Trung tâm Trích dẫn Thái lan (TCI) hay các Trung tâm Trích dẫn quốc gia (NCI) khác, nhưng để có mặt trong cơ sở dữ liệu này, các tạp chí khoa học cần phải đạt những tiêu chuẩn cao hơn về hình thức và nội dung, tiệm cận với tiêu chuẩn của Scopus.

Trung tâm Trích dẫn ACI được thành lập và có ban điều hành từ năm 2013, chính thức xét duyệt tạp chí từ năm 2014, do Quỹ Nghiên cứu khoa học Thái Lan tài trợ đến hết năm 2016; từ năm 2017 kinh phí sẽ do các nước thành viên đóng góp. Chủ tịch ACI là Giáo sư Narongrit Sombatsompop; ban điều hành gồm thành viên các nước ASEAN, mỗi nước được cử hai người do Bộ Giáo dục của nước đó giới thiệu. Mỗi năm ACI mở một đợt xét duyệt với hạn chót là ngày 15/11. Những tạp chí có trong danh mục Scopus hay ISI đương nhiên được chấp nhận, những tạp chí khác sẽ được xét duyệt theo các tiêu chí của ACI.

Khi thành lập ACI đặt ra mục tiêu sớm có được 500 tạp chí khoa học đạt chuẩn, để trở thành một cơ sở dữ liệu đủ lớn để liên kết với Scopus. Xuất phát với số lượng 41 tạp chí trong năm 2014 chỉ do Thái Lan xuất bản, đến hết đợt xét năm 2016, ACI đã đạt được 253 tạp chí đại diện của 6 quốc gia thành viên. Tính đến cuối tháng 12/2017, ACI có được 408 tạp chí khoa học đạt chuẩn. Trong đó, Thái lan có 161 tạp chí đạt chuẩn, Indonesia có 101, Malaysia có 100, Philipines có 28, Singapore có 8, Việt Nam có 6, Brunei có 1, Myanmar có 1 và Campuchia có 1. (http://www.asean-cites.org/index.php?r=contents%2Findex&id=9)

Trong đợt xét duyệt tháng 12/2017, Việt Nam có 3 tạp chí được chấp nhận đạt chuẩn ACI, trong đó 2 tạp chí của Viện HLKHCNVN là: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Vietnam Journal of Science and Technology) và Tạp chí Khoa học trái đất (Vietnam Journal of Earth Sciences) đạt điểm loại cao. Bốn tạp chí đạt chuẩn ACI của các đơn vị khác ngoài VAST gồm: 2 tạp chí đạt đợt xét năm 2015 là Journal of Economic Development của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và Journal of Economics and Development của Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 1 tạp chí đạt đợt 2016 là Biomedical Research and Therapy của Trường ĐHKHTN, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, và Tạp chí Khoa học Đại học Đà Lạt (Dalat University Journal of Science) đạt năm nay cùng với 2 tạp chí của Viện HLKHCNVN. Với số lượng 6 tạp chí được ACI chấp nhận, Việt Nam chỉ hơn Brunei (1), Campuchia (1), Myanmar (1) và Lào (0).

Aci là tổ chức gì
     
Aci là tổ chức gì

Theo thông tin từ Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước (HĐCDGSNN), cho đến ngày 19 tháng 7 năm 2017 đã có 387 tạp chí khoa học Việt Nam được đưa vào danh mục tạp chí tính điểm của Hội đồng. Trong số đó mới chỉ có 3 tạp chí được vào danh sách Scopus (đó là: Vietnam Journal of Mathematics của Hội Toán học Việt Nam và Viện HLKHCNVN; Acta Mathematica Vietnamica của Viện HLKHCNVN; và Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (ANSN) của Viện HLKHCNVN). Như vậy, trong số 387 tạp chí nói trên, Việt Nam mới chỉ có 3 (xấp xỉ 0,78%) tạp chí nằm trong danh sách Scopus, chưa có tạp chí nào nằm trong danh sách ISI và cũng chỉ có 32 tạp chí bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt – Anh (xấp xỉ 8,3%). Trong khi đó, theo thống kê của ACI, tính đến hết năm 2016, số tạp chí khoa học thuộc ISI/Scopus của các nước Châu Á như sau: Trung Quốc 538, Nhật Bản 459, Singapore 101, Malaysia 69, Thailand 23, Philippines 21, Indonesia 12, Việt Nam 3. Toàn bộ khu vực ASEAN có 225 tạp chí thuộc ISI/Scopus, thì Việt Nam chỉ chiếm 3, 408 tạp chí ACI thì Việt Nam chỉ có 6.

Mấy con số so sánh sơ bộ trên cho thấy mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng chất lượng của các tạp chí khoa học hiện nay của Việt Nam còn khá thấp so với mặt bằng khu vực ASEAN và thế giới. Do đó, điều khó khăn và lâu dài nhất vẫn là việc nghiêm túc phấn đấu để nâng cao chất lượng khoa học của các tạp chí khoa học Việt Nam, để sớm có thêm những tạp chí được xếp hạng trong khu vực như ACI và trên thế giới như ISI và Scopus.

Viện Hàn lâm KHCNVN hiện có 12 tạp chí khoa học, trong đó có 3 tạp chí đã đạt chuẩn Scopus đang phấn đấu để có thể đạt thêm chuẩn ISI. 6 trên 9 tạp chí còn lại đang đang thực hiện dự án nâng cao chất lượng để có thể đạt chuẩn Scopus.

Theo GS.TSKH. Nguyễn Xuân Phúc – Tổng biên tập Tạp chí Khoa học và Công nghệ cho biết, từ 5 năm lại đây các cơ quan quản lý khoa học Việt Nam đang cố gắng hỗ trợ để sớm có các tạp chí khoa học bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc các thứ tiếng khác với chất lượng khoa học ngày càng cao để hội nhập quốc tế và sớm có mặt trong danh mục tạp chí của ISI hoặc Scopus. Cùng với Viện HLKHCNVN, các trường đại học thuộc Bộ GD-ĐT và 2 Đại học Quốc gia và Viện HLKHXHVN cũng đang phấn đấu không ngừng để đạt được điều đó. Tuy nhiên đó là cả một chặng đường dài và vất vả. Nhìn vào con số thống kê số tạp chí khoa học Việt Nam được đưa vào danh mục ISI/Scopus hay ngay cả ACI so với các nước trong khu vực thì Việt Nam có tỷ lệ rất thấp.

GS. TSKH. Nguyễn Xuân Phúc cho biết, từ 2 năm nay Văn phòng HĐCDGSNN đang xúc tiến các hoạt động định hướng cho việc nâng cao chất lượng tạp chí khoa học Việt Nam theo chuẩn tạp chí quốc tế, như các công văn số 37/HĐCDGSNN ngày 4/4/2016 và số 30/HĐCDGSNN ngày 26/5/2017 về việc nâng cao chất lượng các tạp chí được tính điểm; hay công văn số 403/HĐCDGSNN ngày 31/10/2017 mới đây về chuẩn bị xây dựng bộ tiêu chí trích dẫn VCI (Vietnam Citation Index) – thành viên của ACI. Theo định hướng này, từ năm 2017 Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước cũng đã xếp các bài khoa học đăng trên các tạp chí đạt chuẩn ACI mức tính từ 0-1,25 điểm, tức là trên điểm của các tạp chí quốc gia khác và ngang với các tạp chí quốc tế chưa đủ tiêu chuẩn Scopus/ISI.

“Có nhiều con đường để có thể đi đến thành công và việc hai tạp chí Vietnam Journal of Science and Technology (Tạp chí Khoa học và Công nghệ) và Vietnam Journal of Earth Sciences (Tạp chí Khoa học trái đất) của VAST được lọt vào danh mục ACI có thể coi là thành công bước đầu trong việc đưa các tạp chí của VAST vươn ra khu vực các nước ASEAN và là nền tảng để vươn ra thế giới với mục tiêu đạt chuẩn Scopus”, GS. TS. Nguyễn Xuân Phúc cho biết thêm.

VP. HĐCDGSNN sưu tầm theo tin: Minh Tâm

(Download)

Số lượt xem : 2626