Bảo vệ trẻ em thuộc lĩnh vực của bộ nào năm 2024
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn lực con người của Việt Nam. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về quyền trẻ em Việt Nam ngày càng được hoàn thiện. Quyền trẻ em đã tương đối đầy đủ, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hài hòa với pháp luật quốc tế và ứng phó kịp thời với những mối quan hệ xã hội mới, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất. Điều này được khẳng định bằng việc Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em. Một số quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 và trong tất cả các bản Hiến pháp năm 1959, năm 1980, năm 1992 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2001) và năm 2013, quyền trẻ em được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình… Theo đó, một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định như: Quyền sống, quyền được khai sinh, quyền có quốc tịch, quyền được chăm sóc sức khỏe, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu, quyền vui chơi, giải trí, quyền có tài sản, quyền được sống chung với cha, mẹ… Các chế tài hình sự xử lý đối với các hành vi bạo lực và xâm hại trẻ em theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực vào ngày 01/01/2018 dành các điều luật và quy định khung hình phạt đối với các hành vi bạo lực, xâm hại và phạm tội với trẻ em khung hình phạt đối với các tội này rất nghiêm khắc. Tháng 9/2019, Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao thông qua Nghị quyết số 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định về các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi. Nghị quyết đã tạo nên cơ sở pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ một cách công bằng cả trẻ em gái và trẻ em trai dưới 18 tuổi khỏi xâm hại tình dục, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn và quy định nhiều biện pháp để quá trình xét xử thân thiện hơn, nhạy cảm hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đặc biệt của người chưa thành niên, theo tinh thần của Công ước và pháp luật thế giới. Thực trạng và một số nguyên nhân tình trạng trẻ em bị xâm hại trong thời gian qua Thời gian qua, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là bóc lột sức lao động của trẻ em, các vụ hiếp dâm, dâm ô trẻ em, bạo hành gia đình, bạo lực học đường... Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rung động dư luận và cảnh báo về sự an toàn của trẻ em. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của các gia đình, cộng đồng về vấn đề bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ và phần nào đó còn bị xem nhẹ. Việc ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng xử lý, can thiệp kịp thời. Trong khi đó, vai trò bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em của gia đình, cộng đồng và bên cạnh đó, trách nhiệm của các cơ quan chức năng thuộc lĩnh vực này còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, chưa phát huy hết vị trí, vai trò của mình trong việc bảo vệ trẻ em. Tình trạng nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; cha mẹ ly hôn, ly thân; cha mẹ mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật… cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ em bỏ học, lang thang kiếm sống và bị bạo lực. Một số giải pháp phòng ngừa tình trạng trẻ em bị xâm hại Thứ nhất, cần triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014… và các văn bản hướng dẫn thực hiện; ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại… Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng ngừa xâm hại tình dục và bạo lực đối với trẻ em cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em và kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em. Thứ hai, các bộ, ban, ngành, địa phương… cần nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em. Thứ ba, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm bạo lực, xâm hại/xâm hại tình dục trẻ em. Trước hết là các quy định về giám định pháp y trong pháp luật về giám định tư pháp để bảo đảm các vụ việc bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em được điều tra nhanh chóng, thu thập kịp thời, đầy đủ bằng chứng; tăng quyền yêu cầu giám định cho cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em; có sự phối hợp giữa công tác xã hội hỗ trợ nạn nhân với thu thập, cung cấp chứng cứ xâm hại trẻ em cho quá trình tư pháp. Thứ năm, triển khai nhiều biện pháp, nhiều kênh truyền thông, giáo dục cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và chính trẻ em kiến thức, kỹ năng phòng ngừa, thông báo, tố cáo và cùng giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trẻ em; cập nhật kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, đặc biệt phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng. |