Cấu tạo của bài văn kể chuyện lớp 4 năm 2024

  • Cấu tạo của bài văn kể chuyện lớp 4 năm 2024
  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
    • Cấu tạo của bài văn kể chuyện lớp 4 năm 2024
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa. Khi viết bài văn kể chuyện, các phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào,...

Ba mẹ và các con hãy tham khảo bài viết sau đây để có những mẹo, làm bài tập làm văn kể chuyện hay nhé!

Cấu tạo của bài văn kể chuyện lớp 4 năm 2024

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

3 cách kể chuyện trong bài tập làm văn

+ Cách 1: Kể lại một câu chuyện mà em đã được đọc, được nghe hoặc trực tiếp tham gia.

+ Cách 2: Loài vật, đồ vật, cây cối,...tự kể chuyện của mình (tự thuật). Muốn làm đúng thể loại này, chúng ta phải biến sự vật thành con người (nhân hoá) và cần vận dụng nhiều về trí tưởng tượng.

+ Cách 3: Kể chuyện theo trí tưởng tượng.

Lưu ý khi kể chuyện:

+ Nội dung câu chuyện phải có ý nghĩa nhất định. Để xác định được ý nghĩa của câu chuyện, cần tự giải đáp các câu hỏi: Những điều ta sắp kể nhằm chứng minh hoặc khẳng định điều gì? Nó gợi cho người đọc những suy nghĩ và tình cảm như thế nào?

+ Nắm được cốt truyện và những chi tiết chính. Cốt chuyện ấy có thể lấy nguyên từ thực tế, cũng có thể tự nghĩ ra (những cái tự nghĩ ra phải có sự hợp lí "y như thật"). Cốt truyện chính là sự nối tiếp nhau của một chuỗi các chi tiết lớn, sau đó sẽ được bổ sung các chi tiết nhỏ hơn (tình tiết) để câu chuyện thêm sinh động.

+ Xây dựng được một dàn bài linh hoạt và hợp lý, nhằm dẫn dắt câu chuyện phát triển theo chiều hướng hấp dẫn, lôi cuốn. Muốn vậy phải biết xây dựng nhân vật, chọn lọc các chi tiết có ý nghĩa nhất, sắp xếp các sự việc một cách tự nhiên...

+ Tìm một giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. (Ngôn ngữ dân gian nếu câu chuyện có tính khôi hài, ngôn ngữ trữ tình đằm thắm nếu câu chuyện cảm động,...). Giọng kể góp phần tạo nên cái duyện cho bài viết.

Phương pháp làm bài bài văn kể chuyện

*Bước 1: Đọc (tái hiện) lại nội dung câu chuyện cần kể. Chú ý nhớ kỹ những sự việc chính, những chi tiết quan trọng để có thể kể lại đúng và đủ theo thứ tự nội dung cốt truyện. Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện. Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.

*Bước 2: Tóm tắt nội dung chuyện theo ý lớn của từng đoạn (trong 5-7 câu).

*Bước 3: Ghi vào vở nháp dàn ý vắn tắt của chuyện (các nhân vật chính, các tình tiết chính trong phần mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện).

*Bước 4: Dựa vào dàn ý vắn tắt, dùng lời văn của mình kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện một cách rõ ràng, rành mạch và đầy đủ.

Dàn bài chung bài văn kể chuyện

*Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật (chuyện xảy ra ở đâu? Bao giờ? Có những nhân vật nào?...).

*Thân bài: Kể lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện theo cốt chuyện đã thấy hoặc đã nghe hoặc do mình tưởng tượng ra. Cần chọn từ, đặt câu, chọn chi tiết,...và có thể sử dụng cả văn đối thoại để làm câu chuyện thêm phần sinh động.

*Kết bài: Nêu phần kết của câu chuyện. Câu chuyện kết thúc ra sao? Có chiều hướng tốt hay xấu? Gợi cho em cảm giác gì? Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?

Đăng ký học thử khóa học HỌC GIỎI để học nhiều bài giảng miễn phí môn Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 hơn tại đây:

Cấu tạo của bài văn kể chuyện lớp 4 năm 2024

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Đề 1: Suốt đêm mưa to gió lớn. Sáng ra ở tổ chim chót vót trên cây cao, có con chim lớn đang giũ cánh ướt. Bên cạnh là chú chim con lông cánh vẫn khô nguyên vừa mở bừng đôi mắt đón ánh nắng mặt trời.

Câu chuyện gì xảy ra với 2 chú chim trong đêm qua? Em hãy hình dung và kể lại.

Đề 2: "...Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một ông lão ăn xin già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, run rẩy trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ..."

Em hãy hình dung sự việc diễn biến tiếp theo để kể trọn vẹn câu chuyện, thể hiện tình thương, sự thông cảm với ông lão ăn xin trong cậu bé mạnh hơn mong muốn được ăn kem.

Đề 3: Em đã từng tự làm một món quà đặc biệt để tặng người thân. Món quà ấy đã làm cho người nhận quà hết sức ngạc nhiên và xúc động. Hãy kể lại câu chuyện đó.

Đề 4: Hãy xây dựng một cốt chuyện có nội dung như sau:

Một lần em đã có một hành động thiếu trung thực. Em rất ân hận vì hành động đó của mình và đã tìm cách sửa chữa.

Đề 5: "Ngày xửa ngày xưa có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi và cuối cùng , anh mang được quả táo về biếu mẹ.

Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm quả táo của người con hiếu thảo.

Đề 6: Hãy viết tiếp bài văn của bạn Nga được mở đầu như sau:

Trong hộp bút của em có một chiếc bút đã cũ, không còn dùng được nữa, nhưng em luôn đem bên mình và giữ gìn cẩn thận. Đó là cây bút cô giáo đã cho em trong một lần em để quên bút ở nhà. Cây bút luôn nhắc em nhớ lại một kỉ niệm đẹp về cô giáo cũ của mình. Chuyện là thế này...

Đề 7: Em đã từng nhậnđược một món quà đặc biệt chứa đầy tình thương của người tặng. Hãy kể lại câu chuyện về kỉ niệm đó.

Đề 8: Hãy kể lại câu chuyện có nội dung : Kẻ kiêu ngạo sẽ chuốc lấy thất bại chua cay.

(Gợi ý: Chuyện Thỏ và Rùa; Cuộc chạy đua trong rừng,...)

Đề 9: Kể lại câu chuyện có nội dung "Ở hiền gặp lành" theo lời của một nhân vật trong chuyện.

(Gợi ý: Chuyện Tấm Cám, Cây khế,...)

Đề 10: "Một con dê đen và một con dê trắng cùng đi qua một chiếc cầu hẹp, chẳng con nào chịu nhường con nào..."

Kết quả ra sao? Em hãy kể lại câu chuyện ấy.

Trên đây là một số kiến thức cần ghi nhớ về nội dung và phương pháp làm văn kể chuyện nằm trong chương trình lớp 4 và lớp 5. Hy vọng bài viết vừa rồi đã mang đến tới ba mẹ và các con nhiều thông tin bổ ích. Để học thêm nhiều bài giảng miễn phí trong chương trình tiếng việt lớp 4 và lớp 5, ba mẹ hãy tải ứng dụng HOCMAI Tiểu học theo link sau: