Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra năm 2024

Để hạn chế bỏ sót hóa đơn đầu vào, doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn đầu vào theo các bước như sau:

Bước 1: Truy cập website https://hoadondientu.gdt.gov.vn

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra năm 2024

Bước 2: Đăng nhập hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử bằng mã số thuế công ty và mật khẩu đã được cung cấp.

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra năm 2024

Bước 3: Chọn mục [Tra cứu] => [Tra cứu hóa đơn]

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra năm 2024

Bước 4: Chọn [Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào]

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra năm 2024

Bước 5: Nhập dữ vào ô [Ngày lập hóa đơn] theo khoảng thời gian muốn tra cứu (Thời hạn tra cứu tối đa là 31 ngày, nếu muốn tra cứu của nhiều tháng thì phải tra cứu nhiều lần)

Bước 6: Sau đó chọn [Kết quả kiểm tra] - Tra cứu 2 mục trong kết quả kiểm tra: [Đã cấp mã hóa đơn] và [Tổng cục thuế đã nhận không mã] để tra cứu được cả hóa đơn có mã và không mã của cơ quan thuế => Tìm kiếm

Bước 7: Hệ thống sẽ trả về các hóa đơn đầu vào có mã/không mã của doanh nghiệp trong khoảng thời gian đã chọn.

Hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra năm 2024

Tra cứu hóa đơn đầu vào như thế nào? Xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào thuộc hành vi vi phạm nào?

Xuất hóa đơn đầu ra khi chưa có hóa đơn đầu vào thuộc hành vi vi phạm nào?

Theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các văn bản liên quan, các cơ sở kinh doanh không được xuất hóa đơn đầu ra khi không có hóa đơn đầu vào, đây được xem là hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hóa đơn.

Tức là bên bán phải tuân thủ thời điểm lập hóa đơn khi chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua (không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền).

Như vậy, việc bên bán không giao hóa đơn cho bên mua là hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm lập hóa đơn tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Vi phạm quy định về thời điểm lập hóa đơn bị xử phạt thế nào?

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP), doanh nghiệp bị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thời điểm xuất hoá đơn như sau:

Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
c) Lập hóa đơn ghi ngày trên hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế;
d) Lập sai loại hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm c khoản 1 Điều này;
đ) Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế;
e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
g) Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
h) Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Theo đó, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:

STT

Hành vi

Mức phạt

1

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ

Cảnh cáo

2

Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế

Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng

3

Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)

Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng

4

Không lập hóa đơn

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng

Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.

Tại sao phải lấy hóa đơn đầu vào?

Hóa đơn đầu vào là cơ sở để hạch toán các chi phí, giảm trừ thuế, và quyết toán thuế với cơ quan thuế Hóa đơn đầu vào giúp doanh nghiệp tính toán chi phí kinh doanh sản xuất để đưa ra những quyết định về giá bán, phân phối, thúc đẩy, truyền thông,...

Hóa đơn đầu vào gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì nội dung hóa đơn đầu vào cần có đầy đủ nhưng nội dung sau: Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, số hóa đơn. Họ và tên, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người bán và người mua.

Hóa đơn mua hàng do ai lập?

Hóa đơn mua hàng là chứng từ do người mua lập để ghi nhận thông tin về việc mua hàng hóa, dịch vụ từ người bán. Hóa đơn mua hàng là căn cứ để hạch toán chi phí mua hàng hóa, dịch vụ, khấu trừ thuế GTGT đầu vào và thanh toán cho người bán.

Đầu vào và đầu ra là gì?

Đầu vào là nơi nhập tín hiệu hay dữ liệu vào hệ thống. Đầu ra là nơi hệ thống xuất ra kết quả hay dữ liệu gửi đi từ nó. Trong các mạch điện thông thường thì đầu vào và ra là phân biệt, có hướng, không lẫn lộn. Khi đó đường truyền tín hiệu có hướng xác định, là "dẫn tín hiệu đến" đầu vào và "đưa tín hiệu đi" từ đầu ra.