Ăn củ sắn sống có tốt không

Củ đậu (củ sắn) là một trong những loại thực phẩm đã quá quen thuộc với mọi gia đình nhờ vị giòn ngọt dễ ăn. Không chỉ có thể ăn sống như một món tráng miệng, làm các món ăn đơn giản trong thực đơn hàng ngày hoặc là nguyên liệu chính trong các món chay rất ngon; mà thành phần dinh dưỡng của chúng còn có thể khiến cả nhà mình bất ngờ luôn đó nha!

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay những lợi ích tuyệt vời mà củ đậu mang lại nhé!

>> Xem thêm: Chọn mua củ đậu (củ sắn) ngon, sơ chế và bảo quản như thế nào là đúng cách?

Củ đậu mang nhiều lợi ích cho sức khỏe – Ảnh: theseedcollection

I. Củ đậu là gì?

Củ đậu hay còn được gọi bằng các tên khác như củ sắn, sắn nước… Củ đậu có hoa màu tím nhạt, cây có thể cao từ 4-5m, phần rễ phát triển to hình thành củ có vỏ màu vàng nhạt, mỏng còn ruột màu trắng kem.

Vị của củ đậu ngọt nhẹ, giòn và nhiều nước; có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: món xào, canh, món hầm, nộm hoặc súp…

II. Thành phần dinh dưỡng của củ đậu

Thành phần dinh dưỡng chính của củ đậu là nước (chiếm đến 80-90%); 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột, các loại Vitamins (C,E,…) và muối khoáng khác như: Sắt, Canxi, Photpho, Kali, Selen và Beta-carotene… đặc biệt là chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng chính của củ đậu là nước – Ảnh: res.cloudinary

III. Những lợi ích tuyệt vời từ củ đậu

1. Tốt cho tim mạch

Chất khoáng Kali, Sắt, Đồng, Nitrat có trong củ đậu rất có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức Cholesterol, thư giãn các mạch máu. Từ đó làm giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ; bảo vệ tim mạch và cải thiện tuần hoàn máu một cách tự nhiên nhất.

2. Tốt cho hệ tiêu hóa

Củ đậu có chứa rất nhiều chất xơ nên có những lợi ích thiết thực cho hệ tiêu hóa,  đây chính là loại rau củ nên có trong chế độ ăn uống của cả gia đình mình.

Cụ thể, Inulin trong củ đậu được biết đến như một loại chất xơ Prebiotics – có tác dụng làm tăng số lượng lợi khuẩn và tạo ra môi trường bất lợi cho những vi khuẩn gây hại trong đường ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón

Ăn củ đậu với lượng vừa phải cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, bởi củ đậu có tính mát giúp giải nhiệt nhanh, có thể hỗ trợ giải độc rượu nhanh chóng, nhuận tràng do có rất nhiều chất xơ, giảm tăng tiết axit dạ dày.

3. Giảm cân

Nhờ có nhiều chất xơ nên củ đậu cũng có rất nhiều tác dụng trong làm đẹp như hỗ trợ giảm cân, làm mặt nạ, giúp chị em giảm các ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh. Đối với các thai phụ thì ăn củ đậu cũng có rất nhiều lợi ích như giảm thiểu tình trạng táo bón, hệ tiêu hóa ổn định hơn.

Củ đậu nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin C và E, Selen và Beta-carotene – Ảnh: ik.imagekit

4. Giảm nguy cơ mắc ung thư

Thành phần dinh dưỡng của củ đậu nhiều chất chống oxy hóa, Vitamin C và E, Selen và Beta-carotene,…Trong đó:

  • Chất chống oxy hóa trong củ đậu có chức năng trung hòa các gốc tự do. Từ đó, chúng có thể ngăn chặn việc tế bào bị tổn thương và ung thư.
  • Chất xơ dồi dào được chứng minh tác dụng bảo vệ và chống lại ung thư ruột kết.
  • Prebiotics tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột; tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn bảo vệ; và tăng cường phản ứng miễn dịch. Ăn củ đậu có thể giúp bạn giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

5. Tăng hệ miễn dịch

Ăn củ đậu rất tốt cho hệ miễn dịch bởi hàm lượng Vitamin C rất cao. Ngoài ra trong củ đậu còn có thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn và khó thở.

6. Tốt cho xương và răng

Hàm lượng Photpho và Kali có trong củ đậu sẽ giúp xương và răng của các thành viên trong gia đình mình cung cấp thêm dưỡng chất, phát triển và ngày càng khỏe mạnh hơn.

Củ đậu nhỏ nhỏ mà có “võ” quá cả nhà ha! Ăn vừa ngon mà lại nhiều dưỡng chất thế này thì các chị em nội trợ phải chọn ngay các món củ đậu ngon vào thực  đơn Món Ngon Mỗi Ngày cho cả nhà mình đấy nhé!

Củ sắn là một trong những loại lương thực chủ yếu trong nước ta bởi tính ứng dụng và lợi ích cho sức khỏe của nó. Vậy củ sắn có tác dụng gì đối với sức khỏe chúng ta và khi sử dụng cần chú ý những điều gì? Mời các bạn độc giả cùng dành thời gian tham khảo các thông tin từ bài viết dưới đây.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Củ sắn và những thông tin bổ ích

1. Tác dụng của củ sắn

Củ sắn là một loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài việc là một món đồ ăn thông thường, loại lương thực này còn được biết đến với nhiều tác dụng khác như: 

1.1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Nếu bạn đang thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được củ sắn không? Người bệnh tiểu đường ăn củ sắn như thế nào là đúng cách?... và còn nhiều câu hỏi khác về loại củ này mà vẫn chưa tìm được đáp án. Hôm nay, Viên thìa canh sẽ giúp bạn trả lời.

Củ sắn có chỉ số đường huyết thấp hơn so với các loại ngũ cốc khác như gạo trắng, ngô, củ từ,... Ngoài ra, trong thành phần của củ sắn còn có vitamin C, chất xơ đều là những thành phần rất có lợi cho người bị tiểu đường.

Chính vì vậy, chúng được các bác sĩ khuyến cáo là có thể thêm vào chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. 

Ăn củ sắn sống có tốt không
Củ sắn là thực phẩm phù hợp với người bệnh tiểu đường

1.2.Tăng cường chức năng hệ tiêu hoá

Như đã đề cập, củ sắn có chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên cải thiện đáng kể chức năng tiêu hoá của cơ thể bằng cách hấp thu các chất lắng đọng trong ruột. 

Nếu cơ thể bị thiếu chất xơ, hệ bài tiết có thể sẽ hoạt động không bình thường và gây ra một số vấn đề như táo bón và bệnh trĩ.  Do đó, ăn  sắn sẽ giúp bổ sung chất xơ và giúp bạn dễ đi đại tiện hơn.

1.3. Hỗ trợ giảm cân

Mặc dù lượng calo trong sắn khá cao nhưng thành phần chất xơ cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Các chất xơ có tác dụng tăng tốc quá trình tiêu hóa và giảm mức cholesterol. 

Hơn nữa, chất xơ là một trong nhóm chất mà người ăn kiêng giảm cân cần tăng cường bổ sung bởi vì nó có thể giúp cơ thể cảm thấy no lâu, giảm nhu cầu ăn vặt liên tục, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

1.4. Giúp cải thiện thị lực

Một trong những tác dụng bổ ích khác mà củ sắn đem lại là bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Củ sắn cung cấp đầy đủ vitamin A và khoáng chất cần thiết giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa tình trạng khô mắt, quáng gà.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Ăn củ sắn giúp cải thiện thị lực

1.5. Bổ sung năng lượng

Củ sắn là thực phẩm giàu carbohydrate. Vì vậy, nó cung cấp nhanh năng lượng cho cơ thể, qua đó giúp cải thiện chức năng não bộ, xóa tan trạng thái lờ đờ, mệt mỏi.

1.6. Giảm huyết áp

Ngoài những lợi ích đã nêu ở trên, củ sắn còn là thực phẩm tốt cho hệ thần kinh, duy trì cơ bắp chắc khỏe, giảm huyết áp do thành phần giàu protein và chất xơ trong củ sắn.

Bài nên xem

  • Ăn củ sắn sống có tốt không
    Ăn củ sắn sống có tốt không

    Viên uống Dây thìa canh - Dược liệu vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

 2. Sự thật thú vị về củ sắn

Củ sắn có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe của người sử dụng. Vậy, liệu bạn đã hiểu những thông tin cơ bản nhất về loại lương thực này? Đừng bỏ qua bài viết nhé.

2.1. Củ sắn là gì?

Củ sắn (miền Nam gọi là khoai mì) có tênkhoa học là Manihot esculenta, thuộc họ Thầu dầu: Euphorbiaceae. Củ sắn là một trong những loại lương thực, thực phẩm chủ yếu của nước ta. 

Cây sắn có thân nhỏ, cao khoảng 1,5 - 3m. Lá đơn, mọc so le, phiến lá xẻ thành 5 - 8 thùy, hình chân vịt. Rễ củ, phình to, lớp vỏ dày (lớp vỏ ngoài màu nâu, lớp vỏ giữa màu hồng tím), bên trong chứa nhiều tinh bột và có sợi trục dài ở phần lõi. Phần rễ củ phình to được gọi là củ sắn.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Củ sắn là gì?

2.2. Giá trị dinh dưỡng của củ sắn

Củ sắn được biết đến là thực phẩm giàu tinh bột, vitamin và khoáng chất. Vì vậy là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo nghiên cứu Cục nghiên cứu Nông nghiệp Hoa Kỳ, trung bình 100g củ sắn sống chứa các chất dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 670 kcal
  • Nước: 60 gram
  • Carbohydrate: 38,1 gram (trong đó chứa 1,7 gram đường và 1,8 gram chất xơ)
  • Chất đạm: 1,4 gram
  • Vitamin: Vitamin C: 20,6mg; Vitamin B1: 8% DV; Vitamin B2: 4% DV; Vitamin B3: 6% DV; Vitamin B6: 7% DV; Vitamin B9: 7% DV;...
  • Nhiều chất khoáng như: Canxi 16mg; Magie: 21mg; Phospho: 27mg; Kali 271mg;…

Trong đó: DV là lượng tiêu thụ khuyến nghị hàng ngày của một người trưởng thành.

>> Có thể bạn quan tâm: Những điều thú vị về phô mai mà bạn nên biết

3. Một số chú ý khi dùng củ sắn mà bạn nên biết

Tuy củ sắn có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể như đã được giới thiệu ở trên, khi sử dụng loại hạt này, người tiêu dùng vẫn nên chú ý một số vấn đề và các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như sau:

3.1. Gây ngộ độc 

Lượng acid cyanhydric (HCN) có trong củ sắn sống có thể gây ngộ độc. Việc ăn sắn sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc xyanua. 

HCN khi vào cơ thể người sẽ tác động lên chuỗi hoạt động tế bào làm cho tế bào thiếu oxy khiến người bệnh khó thở, bắt đầu co giật, sau đó rối loạn nhịp thở, giãn đồng tử, hạ huyết áp, hôn mê, trụy mạch. Nếu như không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Sử dụng sắn không đúng cách có thể gây ngộ độc

3.2. Cách sơ chế sắn để đảm bảo an toàn

Củ sắn vẫn rất an toàn với sức khỏe người sử dụng nếu được chế biến đúng cách và được dùng với lượng vừa phải. Dưới đây bài viết nêu ra các bước chế biến để đảm bảo an toàn khi sử dụng như sau:

Trước tiên, loại bỏ vỏ do phần chứa nhiều nhất các hợp chất xyanua nằm ở vỏ củ sắn. Vì vậy cần loại bỏ hết vỏ trước khi dùng để tránh nguy cơ bị ngộ độc. Sau đó, nên ngâm trong nước từ 48 - 60 giờ trước khi chế biến để giảm bớt độc tính nếu còn. 

Thành phần axit cyanhydric có trong củ sắn rất dễ bay hơi và dễ hòa tan trong nước. Vì vậy việc nấu chín kỹ bằng cách luộc, hấp là rất quan trọng. Nên mở vung khi luộc để chất độc bay ra ngoài. 

Ngoài ra, ăn kèm với các loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, sữa, các loại hạt… hoặc ăn với đường, mật cũng giúp giảm bớt nguy cơ ngộ độc vì các chất này giúp loại bỏ xyanua ra khỏi cơ thể.

Bài nên xem

  • Ăn củ sắn sống có tốt không
    Ăn củ sắn sống có tốt không

    Viên uống Dây thìa canh - Dược liệu vàng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

4. Một số cách chế biến củ sắn

Việc sử dụng củ sắn như là một món ăn vặt càng ngày càng phổ biến. Có rất nhiều món ngon được làm từ củ sắn, các bạn đừng bỏ qua nhé.

4.1. Chè sắn nước cốt dừa

Nguyên liệu: Sắn, bột năng, nước cốt dừa, lạc rang, đường.

Tiến hành: 

Lột bỏ phần vỏ ngoài của sắn, cắt bỏ phần đầu và đuôi rồi thì rửa sạch , ngâm 30 phút rồi cắt thành miếng nhỏ. Ngâm bột năng khoảng 10 phút trong nước.

Sau khi sơ chế xong thì cho sắn lên luộc đến khi gần chín thì thêm bột năng đã ngâm vào đun cùng cho mềm ra thì bỏ đường vào, khuấy đều. Cuối cùng, thêm nước cốt dừa vào trong nồi đun đến khi sánh lại thì tắt bếp. Múc chè ra thì cho thêm lạc rang giã nhỏ lên trên.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Chè sắn nóng - món ăn ưa thích trong mùa đông lạnh

4.2. Bánh tằm khoai mì - sắn

Nguyên liệu: Sắn, nước cốt dừa, bột năng, đường, lá dứa, mè rang, muối, dừa sợi.

Tiến hành: 

Đầu tiên, đem ngâm sắn sau khi đã lột bỏ phần vỏ, cắt thành lát mỏng, rồi đem đi xay nhuyễn. Tiếp đến, chắt bỏ phần nước để trong khoảng 30 phút cho phần tinh bột lắng xuống thì giữ lại phần tinh bột. Đem phần tinh bột này trộn với bột năng cùng nước dừa và muối đến khi thành hỗn hợp dẻo.

Xay lá dứa chắt lấy nước để tạo màu cho bánh. Trộn phần bột sắn với nước cốt lá dứa. Chú ý cho từ từ nước cốt lá dứa vào phần bột sắn để tránh bị nhão. 

Sau đó cho vào khuôn, ép chặt rồi cho vào nồi hấp. Khi bánh chín thì để ra cho nguội bớt rồi cắt thành từng sợi, trộn với phần dừa sợi và mè rồi thưởng thức.

4.3. Bánh sắn nướng

Nguyên liệu: Củ sắn, bột năng, nước cốt dừa, sữa đặc, muối.

Tiến hành:

Củ sắn được sơ chế như trên, sau đó bào thành sợi nhỏ. Phần sợi này được loại bỏ hết nước bên trong. 

Sau đó cho thêm sữa đặc, nước cốt dừa vào trộn cùng đến khi tạo hỗn hợp sền sệt thì cho thêm bột năng và muối. Tiếp theo cho hỗn hợp trên vào máy xay và xay thật nhuyễn. Sau khi xay xong thì cho vào khuôn rồi thực hiện nướng ở nhiệt độ 145 độ C trong vòng 90 phút.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Bánh sắn nướng

5. Những câu hỏi thường gặp về củ sắn

Củ sắn là một trong những loại lương thực chủ yếu của nước ta. Nhưng không phải ai hiểu rõ về nó. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp về của người tiêu dùng.

  • Ăn củ sắn có mập không? Mập hay không còn tùy thuộc vào lượng bạn ăn hàng ngày.

Củ sắn chứa nhiều tinh bột nhưng lượng calo thấp. Do đó bạn có thể yên tâm ăn mà không lo bị tăng cân. 

Ngoài ra, củ sắn còn chứa phần lớn là nước và chất xơ, chúng giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể, giúp giảm cân hiệu quả. Bởi vì chất xơ có khả năng đẩy nhanh quá trình chuyển hóa các chất và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Bên cạnh đó, sắn chứa tới 70 - 80% là nước nên sẽ tạo cho bạn cảm giác nhanh no và no lâu. Từ đó giúp giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể và tạo điều kiện hỗ trợ giảm béo hiệu quả. 

Hơn thế, trong thành phần củ sắn còn chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như: đạm, phospho, kali, nước, canxi, sắt…

  • Củ sắn mọc mầm có ăn được không? Đáp án là không.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắn mọc mầm không nên ăn, tuyệt đối đừng ăn do chúng tự sinh ra độc tố. Khi củ sắn mọc mầm sẽ tự sinh ra một chất độc đặc biệt để bảo vệ cây non khỏi côn trùng, sâu bọ phá hoại. 

Những chất này rất độc hại và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu vô tình ăn phải. Nếu bị ngộ độc do sắn mọc mầm, người bệnh sẽ có các biểu hiện như: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu và thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

  • Bà bầu ăn củ sắn được không?

Đáp án là có nhé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên nên dùng hạn chế và phải đảm bảo chế biến kỹ để loại bỏ hết các độc tố trước khi dùng.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Bà bầu sử dụng củ sắn nên lưu ý để tránh gặp tác dụng phụ

Hi vọng với những thông tin trên, người tiêu dùng có thể có được những điều bổ ích về loại thực phẩm này. Hãy like và chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi.

Mọi thắc mắc của bạn về Bệnh tiểu đường và Viên thìa canh có thể gọi điện ngay đến hotline 0859 696 636  để được tư vấn trực tiếp.

Tin liên quan

  • Tác dụng của sữa chua với sức khỏe là gì?
  • Công dụng của yến sào với sức khỏe là gì?
  • Bột sắn dây và những công dụng bạn chưa biết

Bạn biết không? Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả người bệnh phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh ăn uống và tích cực tập thể dục thể thao. Trong đó, xu hướng mới hiện nay khi sử dụng thuốc Tây điều trị tiểu đường là phối hợp thêm các dược liệu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường, bởi những lý do sau:

  • Dược liệu an toàn cho sức khỏe, rất ít gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.
  • Khi phối hợp sẽ thúc đẩy tiến triển hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn.
  • Dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu dễ tìm, cách dùng đơn giản và giá rẻ.

Theo đó, có nhiều dược liệu có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như dây thìa canh, khổ qua, giảo cổ lam,… Những dược liệu này đều được dùng phổ biến và giúp cải thiện rất tốt.

Ăn củ sắn sống có tốt không
Ăn củ sắn sống có tốt không

Dây thìa canh cải thiện bệnh tiểu đường

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất dược liệu, từ thảo dược dây thìa canh đã sản xuất thành công sản phẩm Viên uống Dây thìa canh, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường hiệu quả.

Ăn củ sắn có tác hại gì không?

Tuy nhiên, trong củ sắn và lá sắn có chứa một lượng acid cyanhydric. Đây là một chất độc chứa nhiều nhất ở vỏ sắn, ruột sắn phần xơ và hai đầu củ sắn, thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong. Bất kỳ loại sắn nào cũng chứa acid cyanhydric với hàm lượng trung bình từ 3mg% đến 5 mg%.

Ăn củ đậu sống có tác dụng gì?

Củ đậu chứa chất xơ, kali, sắt, đồng và nitrat, có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol, giảm huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Bổ sung củ đậu vào chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Những ai không nên ăn củ đậu?

Không nên ăn nhiều Đặc biệt, ăn củ đậu quá nhiều sẽ không tốt cho những người bị đau dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu. Mặc dù củ đậu nhiều chất xơ và giàu vitamin nhưng không thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết. Việc chỉ ăn củ đậu để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu chất uể oải, mệt mỏi.

Ăn củ đậu có tốt không?

Ăn củ đậu có tốt không? Ăn củ đậu rất tốt cho hệ miễn dịch bởi hàm lượng vitamin C rất cao. Ngoài ra trong củ đậu còn có thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm có tác dụng hỗ trợ bệnh nhân hen suyễn và khó thở.