An nội tạng lớn có tốt không

Nội tạng động vật là món ăn thường ngày và yêu thích của nhiều người. Nội tạng động vật bao gồm các bộ phận bên trong như: gan, thận, tim, dạ dày, óc…, chứa nhiều calo, protein, chất béo, vitamin, cholesterol…

An nội tạng lớn có tốt không
Ảnh minh họa

BS CKI Trần Thị Ngần, Trưởng khoa Dinh dưỡng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai) cho biết, giá trị dinh dưỡng trong nội tạng động vật là khác nhau, tùy thuộc vào loại động vật và loại nội tạng. Đó là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ dưỡng, thậm chí còn cao hơn trong thịt động vật. Là nguồn cung cấp protein, acid amin thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động. Bên cạnh đó, nội tạng động vật cũng rất giàu vitamin nhóm B và các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Một số bộ phận tiêu biểu như gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương, giảm các bệnh gây viêm. Giúp duy trì khối cơ bắp cơ thể do trong nội tạng động vật chứa nhiều protein; cung cấp nguồn choline tuyệt vời giúp cho sức khỏe của não, gan và cơ.

Nội tạng động vật rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng, nhưng nội tạng động vật cũng nhiều chất béo bão hòa và cholesterol so với thịt. Do đó, nếu thường xuyên ăn sẽ làm tăng mỡ máu, làm trầm trọng thêm các rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân béo phì…

Bên cạnh đó, trên thị trường còn tồn tại những loại nội tạng không rõ nguồn gốc, không hợp vệ sinh, bị nhiễm các loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán. Một số nội tạng như: ruột, dạ dày, tá tràng… của động vật được nuôi dưỡng bằng nguồn nước bẩn còn chứa vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy, tả, lị, thương hàn sẽ làm lây bệnh sang người. “Heo nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcussuis (kể cả heo bệnh và heo lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), nội tạng và thịt heo sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn các sản phẩm từ heo này như: tiết canh, lòng, nem chua, nem chạo, cháo lòng... chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn heo là do ăn tiết canh, lòng heo. Đó còn là tình trạng sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa lòng heo sạch, trắng và không còn mùi hôi thối làm tăng nguy cơ tích tụ hóa chất trong cơ thể người ăn, gây bệnh” - BS Ngần cho hay.

Ăn nội tạng động vật có thể tốt với người này nhưng lại không tốt với người khác. Chẳng hạn trẻ em, phụ nữ mang thai, người thiếu máu, thiếu sắt, thanh thiếu niên… chỉ nên ăn các loại nội tạng như: gan, tiết (huyết), tim. Tuy nhiên, lượng ăn cũng ở mức vừa phải, ăn từ 2-3 bữa/ tuần, mỗi lần ăn 50-70g/bữa đối với người lớn; còn trẻ em chỉ ăn từ 30-50g/bữa. “Vì các loại nội tạng động vật đều chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol nên người cao tuổi cần hạn chế ăn nội tạng động vật; người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh goute, bệnh thận, người thừa cân béo phì… thì không nên ăn nội tạng động vật. Ngoài ra, khi ăn cũng cần lưu ý lựa chọn loại nội tạng động vật tươi ngon, đảm bảo vệ sinh, có nguốn gốc rõ ràng và lựa chọn cách chế biến phù hợp đảm bảo dinh dưỡng. Không ăn nội tạng động vật khi chưa được nấu chín. Khi bảo quản, để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác” - BS Ngần khuyến cáo.

An nội tạng lớn có tốt không

Tăng cường công tác phòng chống dịch trong dịp Tết và mùa lễ hội

An nội tạng lớn có tốt không

Hiệu quả bước đầu của dự án tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại huyện Hương Sơn

An nội tạng lớn có tốt không

Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ngoài công lập

An nội tạng lớn có tốt không

Kiểm tra công nhận loại trừ bệnh phong quy mô cấp huyện

An nội tạng lớn có tốt không

Cần quyết liệt hơn trong dập dịch sốt xuất huyết ở Kỳ Lợi

An nội tạng lớn có tốt không

Virus gây COVID-19 liên tục biến đổi với các biến chủng mới

An nội tạng lớn có tốt không

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

An nội tạng lớn có tốt không

Các biện pháp phòng ngừa muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

An nội tạng lớn có tốt không

7 biện pháp phòng ngừa viêm phổi

An nội tạng lớn có tốt không

Cán bộ y tế cơ sở ở Hà Tĩnh được hướng dẫn chẩn đoán, điều trị nhiều dịch bệnh nguy hiểm