Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Khi tự ý sử dụng củ ấu tẩu chưa qua chế biến, cơ thể có thể gặp phải tình trạng ngộ độc và thậm chí dẫn đến tử vong. Chỉ với 1mg củ ấu tẩu có thể gây ngộ độc nặng và nếu hàm lượng là 2mg - 3mg, một người trưởng thành có thể tử vong bởi loại thực vật này.

Khi ngộ độc củ ấu tẩu, nạn nhân sẽ có cảm giác tê lưỡi và tê rần các đầu ngón tay, ngón chân, lạnh buốt tay chân. Dần dần, nạn nhân không thể đứng vững, chóng mặt, váng đầu, vã mồ hôi và chảy nước dãi. Bên cạnh đó, nạn nhân cũng khó giao tiếp hơn, buồn nôn, tiêu chảy và tức ngực, nhịp tim nhanh bất thường.

Tất cả những biểu hiện này sau khi sử dụng củ ấu tẩu đều cho thấy bạn đã bị ngộ độc. Khi đó, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tuyệt đối không được ở nhà tự theo dõi hoặc điều trị theo cách dân gian, bởi tác động của củ ấu tẩu trực tiếp lên tim mạch và hệ thần kinh - các cơ quan liên quan đến tính mạng con người.

5. Cách chế biến củ ấu tẩu độc đáo từ Hà Giang

Có thể bạn chưa biết, nhưng củ ấu tẩu Hà Giang đã tạo nên một món ăn đặc sản, đó là cháo ấu tẩu. Mặc dù, đây là một loại củ có độc tính rất mạnh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng với cách chế biến củ ấu tẩu vô cùng độc đáo và tài tình, người dân Tây Bắc đã biến nó thành một nguyên liệu ngon cho món cháo có lợi cho sức khỏe.

Không chỉ cháo, rất nhiều món ăn khác đến từ củ ấu tẩu đã trở thành nét rất riêng của cao nguyên đá Hà Giang. Bí quyết để chế biến được món ăn ngon và bổ này được người dân chia sẻ như sau:

  • Đầu tiên, cần ngâm củ ấu tẩu trong nước gạo.
  • Ninh cùng với bở tơi và đem tán nhuyễn.
  • Sau cùng nấu với gạo tẻ, chân giò và nếp cái để tạo thành món cháo củ ấu tẩu Hà Giang.

Cũng từ chia sẻ của người dân, củ ấu tẩu là một nguyên liệu cứng, vì vậy sau khi rửa sạch sẽ ninh trong nồi đến khi nhừ. Về vấn đề độc tính của củ ấu tẩu, sau khi chế biến sẽ gần như không còn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mỗi xoong cháo sẽ chỉ dùng vài củ để nấu.

Món cháo ấu tẩu của Hà Giang thường ăn kèm với thịt băm và các loại rau thơm, măng chua và tiêu nóng. Vị của món ăn này béo ngậy, hơi đắng và lạ miệng. Một bát cháo ấu tẩu có thể khiến cơ thể trở nên khỏe khoắn và sảng khoái hơn, tinh thần minh mẫn, tỉnh táo lại sau một chuyến du lịch dài.

Cháo củ ấu tẩu Hà Giang được bán quanh năm và đặc biệt chỉ bán vào buổi tối. Theo lời từ người dân, ăn bát cháo này vào ban đêm sẽ có tác dụng tích cực đối với giấc ngủ, giúp thư giãn cơ bắp, gân cốt, xương khớp và hồi phục năng lượng sau ngày dài.

Có thể nói, mặc dù là một loại củ có độc tính mạnh, nhưng củ ấu tẩu đã được ứng dụng rộng rãi trong Đông Y nhằm điều trị / cải thiện các tình trạng sức khỏe. Trong dân gian, cách chế biến tài tình của người dân cũng khiến củ ấu tẩu trở thành món ăn ngon - bổ.

Home Care chia sẻ đến mẹ 6 món cháo cực dễ làm và dễ ăn tốt cho mẹ và thai nhi trong 3 tháng đầu đời. Mẹ nhớ thường xuyên ăn các món cháo này đều đặn nhé!

Với bà bầu, 3 tháng đầu của thai kỳ là “thời gian vàng” để phát triển trí não cho trẻ. Do đó, các mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả bản thân và thai nhi. Đặc biệt là các chất như DHA, acid folic, omega – 3… Bên cạnh bổ sung bằng đường uống, mẹ cần tăng cường sử dụng các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng.

1.Món Cháo cá chép

Theo y hoc cổ truyền, cá chép ví như một loại thuốc quý. Cá chép chứa nhiều protid, lipid, khoáng chất và vitamin, vây cá chứa nhiều collagen. Là loại cháo an thai mang lại nhiều dưỡng chất cho mẹ bầu và thai nhi

Thịt cá chép có vị ngọt, tính bình, có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ.

Cá chép được dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa, động thai…

Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Nguyên liệu:

100g gạo nếp

1 củ gừng: xắt lát nhỏ

Vài nhánh thì là

Gia vị: Muối, hạt nêm

Cách làm:

Bước 1: Sau khi mua cá về, làm sạch vẩy, bỏ ruột, sát muối gừng để khử mùi tanh.

Bước 2: Bắc nồi nước lên bếp. Lượng nước tùy theo con cá mẹ mua to hay nhỏ nha! Sau đó, thêm vài lát gừng và hành hoa nướng. Nấu cho đến khi cá chín mềm thì vớt ra ngoài.

Bước 3: Vớt bớt bọt trong nồi nước cá, cho gạo đã vo vào nồi và nấu cháo nhừ trong khoảng 20 phút.

Bước 4: Tiếp tục thả cá vào nồi, thêm thì là, nêm gia vị và tắt bếp.

Ăn cháo cá chép này ngày 1 lần, ăn liên tiếp trong 10 ngày sẽ có tác dụng an thai rất hiệu quả.

Xem thêm: Tắc tia sữa sau sinh và những vấn đề thường gặp

2.Món Cháo bí đỏ

Bí đỏ chứa nhiều axit glutamine, cần thiết cho hoạt động não bộ thai nhi trong 3 tháng đầu khi thai nhi mới hình thành.

Bí đỏ giàu vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp mẹ khỏ mạnh hơn.

Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Nguyên liệu:

½ lon gạo ngon

1 miếng bí đỏ

50g đậu xanh

20g đường mạch nha

Cách làm:

Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch và cắt khúc. Sau đó vo gạo, rang và nấu cháo nhừ. Đến khi cháo chín nở ½ thì cho bí ngô vào nấu cùng. Khi cháo thật chín nhừ, đánh cho bí ngô nát mềm một nửa và nêm đường mạch nha.

Cho mẹ ăn mỗi ngày 1 bát cháo bí ngô và ăn liên tiếp trong 7 ngày để chữa động thai.

3.Món Cháo lươn hạt sen

Lươn là một trong số ít thực phẩm có hàm lượng vitamin B12 dồi dào, giúp phòng tránh dị tật thai nhi ở 3 tháng đầu.

Hạt sen là một loại hạt giàu canxi, sắt, phốt pho, mangan, vitamin B, các axitamin và chất chống oxi hóa. Là dinh dưỡng vàng cho mẹ và bé trong giai đoạn đầu.

Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Nguyên liệu:

200g thịt lươn (xát muối cho bớt nhớt)

100g gạo

100g hạt sen bỏ tim

Hành khô và hành lá

Các loại gia vị: muối, hạt nêm, tiêu, đường, bột ngọt, nước mắm.

Cách làm:

Vo gạo và cho vào nồi nước đầy cùng hạt sen. Trong lúc đợi cháo nhừ, luộc chín lươn chín và dùng đũa tuốt từ trên xuống để lấy thịt. Kế đến, cho thịt lươn và xào thơm với ít hành phi. Nếu muốn cháo lên màu đẹp, có thể phi hạt điều và lấy dầu điều xào lươn. Sau khoảng 20 phút, cháo chín, hạt sen nhừ thì cho thịt lươn xào vào nấu cùng. Cuối cùng, nêm gia vị, múc ra bát và nêm hành hoa.

Cho mẹ ăn cháo lươn cách ngày một lần và ăn liên tục trong 2 tuần để dưỡng thai.

4.Cháo hàu hạt sen

Hàu rất giàu kẽm tự nhiên 85g hàu cung cấp 67mg kẽm cho mẹ bầu.

Cháo hàu hạt sen có tác dụng: bổ huyết, bổ thần kinh, bổ thận, kiện tì, an thai, thúc đẩy sự phát triển về trí não cho thai nhi.

Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Nguyên liệu:

50g hàu sống

20g hạt sen

½ lon gạo tẻ

1/3 lon gạo nếp

Cà rốt: 1/2 củ

30g nấm rơm

Hành lá, rau răm, hành khô

Gia vị: Dầu ăn, đường, muối, nước mắm….

Cách làm:

Chẻ hàu và xào thơm với hành tím. Sau đó, cho gạo vào nồi vào nồi nước đầy và nấu thành cháo. Trong lúc đợi cháo chín, ngâm nấm rơm với nước muối pha loãng và cắt đôi. Sau khi cháo nhừ, cho hàu vào nồi cháo cùng với nấm rơm. Nấu thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp và múc ra tô. Rắc thêm ít hành hoa và tiêu trên mặt cho thật hấp dẫn nhé!

5.Cháo gà ác đậu xanh

Theo Đông y, gà ác có vị ngọt, hơi ấm, không độc. Nó có công dụng tư bổ can thận, ích khí bổ huyết, tư âm thanh nhiệt rất tốt cho mẹ bầu.

Mẹ bầu bị động thai có liên quan đến thiếu máu, thiếu chất thì đây là nguồn bổ sung dinh dưỡng rất tuyệt vời.

Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Nguyên liệu:

1 con gà ác khoảng 400-500g (chọn loại làm lông sẵn trong siêu thị)

1 nhánh gừng

100g hạt sen

100g đậu xanh

1 nắm gạo tẻ

50g táo đỏ

1 nắm gạo nếp

100g nấm rơm

Hành lá và gia vị

Cách làm:

Nhồi vào trong mình gà ác các nguyên liệu hạt sen, táo đỏ, đậu xanh và ít gia vị muối, tiêu. Sau đó khâu lại. Tiếp tục bắc nồi nước, thả thêm ít gừng và cho gà vào hầm. Sau khoảng 20 phút, thả nắm gạo đã trộn và vo sạch vào nồi gà và nấu đến khi cháo nở lúp búp là được.

Khi ăn, cắt và rút chỉ để ăn trọn các nguyên liệu có trong mình gà.

6.Món Cháo chim bồ câu

Cháo chim bồ câu giúp mát gan, thải độc, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất cho thai nhi. Mẹ bầu có thể dùng chim bồ câu để hầm với thuốc bắc hoặc ninh với cháo tùy theo khẩu vị.

Bà bầu có nên ăn cháo ấu tẩu

Nguyên liệu

Bồ câu ra ràng: 1 con

Gạo nếp: 1 nắm

Gạo tẻ: 1 nắm

Đậu xanh đã cà vỏ: 1 nắm

Hạt sen tươi: 100g (nếu dùng hạt sen khô thì cần 20 – 30g)

Tiêu xay: 1/4 thìa cà phê

Hành khô: 3 củ

Hành lá, rau mùi: 1 nắm nhỏ

Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, muối…

Cách làm:

Cho hạt sen, đậu xanh cùng với gạo vào nồi ninh cùng xương bồ câu với lượng nước vừa phải. Ninh cháo cho nhừ, hạt sen nở bung, hạt sen mềm thì vớt xương bỏ đi. Nêm nếm vừa ăn.