Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Trong Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa năm 2021, có nhiều sản vật của các xã trên địa bàn huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình). Đáng chú ý, có gian hàng bán cơm bồi có thể nói là món ăn đặc trưng nhất của người Minh Hoá.

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Cơm bồi được đóng thành từng bịch cùng nguyên liệu.

Trò chuyện với PV Dân Việt, chị Đinh Thị Khuyên – Cán bộ phụ nữ xã Xuân Hoá (huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình), cho biết: "Cơm bồi Minh Hoá có độ dẻo, thơm đặc trưng mà không nơi nào có được. Để có được một nồi cơm bồi dẻo, thơm, phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự chịu khó, khéo léo, tỉ mỉ, kỳ công".

Clip: Chị Đinh Thị Khuyên – Cán bộ phụ nữ xã Xuân Hoá (huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình) giới thiệu về món cơm bồi

Theo chị Đinh Thị Khuyên, nguyên liệu dùng để chế biến cơm bồi là hạt ngô và củ sắn tươi. Hạt ngô sau khi được phơi khô đem ngâm vào nước nóng. Sau 2 đến 3 tiếng đồng hồ vớt ra cho ráo để giã lấy bột.

Sau đó, bỏ ngô vào cối giã mịn rồi dùng giần (một loại dụng cụ- PV) sàng sẩy lấy bột mịn qua nhiều lần.

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Chị Đinh Thị Khuyên giới thiệu các nguyên liệu để làm nên cơm bồi.

Cùng với đó, lấy củ sắn rồi bóc vỏ, nạo ra thành sợi nhỏ, đem ép bớt nước. Khi sắn đã ép xong nước, đem trộn cùng bột ngô và giã thật mịn, rồi dùng sàng, sàng qua nhiều lần để có được nguyên liệu bồi đều mịn nhất.

Quảng Bình: Đặc sản cơm bồi ăn với món ốc đực tạo hương vị đặc biệt khó cưỡng

Bột ngô và sắn đã được giã mịn, đem bỏ vào nghè hông (một dạng hấp) cho đến khi cơm chín. Phải canh chừng lấy rá đổ ra ngay mà không để lâu, hơi nước ngưng tụ sẽ bị nhão. Sau đó, dùng dao cắt nhỏ từng lát để ăn.

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Đến Minh Hóa (Quảng Bình) những ngày này, du khách sẽ được người dân địa phương giới thiệu, mời ăn món cơm bồi.

"Món cơm bồi được người Minh Hóa dùng ăn với món ốc đực bắt ở suối và cà lào ở rừng… Món cơm bồi đã trở thành món ăn và tập quán ẩm thực đặc trưng của người dân Minh Hoá (Quảng Bình)", chị Đinh Thị Khuyên cho hay.

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Cơm bồi - Món ăn đặc trưng của người Minh Hóa (Quảng Bình) luôn có mặt trong bữa ăn đặc trưng của người dân nơi đây.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Đinh Xuân Đình - Chủ tịch Hội di sản văn hoá huyện Minh Hoá, cho biết: "Cơm bồi là món ăn đặc trưng của người Minh Hoá. Ai lên Minh Hóa mà chưa thưởng thức cơm bồi thì coi như chưa đến miền đất sơn cước này".

Bởi câu hò thuốc của người Minh Hóa (Quảng Bình) thường hát với nhau trong lễ hội Rằm tháng Ba rằng:

"Trời mưa nước chảy quanh hồi

Anh không lấy vợ ai đâm bồi anh ăn"

"Hội Rằm tháng Ba Minh Hóa năm nay diễn ra từ ngày 21 đến 26/4 (tức từ ngày 10 đến 15/3 âm lịch). Năm nay, Hội rằm tháng Ba được tổ chức quy mô hơn và có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc. Đặc biệt, huyện Minh Hóa (Quảng Bình) còn long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di sản phi vật thể quốc gia "Nghệ thuật trình diễn dân gian, tri thức dân gian hò thuốc cá" và bằng công nhận di tích lịch sử căn cứ kháng chiến vua Hàm Nghi tại Minh Hóa", ông Đinh Văn Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND huyện Minh Hoá, trưởng Ban tổ chức Hội rằm tháng Ba, nói.

So với nhóm các tộc người trên, thì người Nguồn là tộc người có số lượng dân cư lớn nhất của huyện Minh Hóa, do có nhiều tộc người như vậy, nên âm nhạc dân gian ở huyện Minh Hóa có nhiều thể loại, bài bản phong phú, có thể kể ra một số thể loại, làn điệu như điệu Lầm Khùa (Hát ru), Plờ cù môn (giao duyên) của người Khùa ở bản Cà Roòng (nay gọi là bản Hà Vi, xã Dân Hóa), điệu Tồn tá lôn (Hát ru), điệu Cà tơm tà lêng của người Sách, người Mày ở bản Bãi Dinh (xã Dân Hóa), điệu Tan tá rùm (Hát ru) của người Rục ở bản Mò O Ồ Ồ (xã Thượng Hóa)… Điều rất dễ nhận thấy là số lượng các thể loại, bài bản dân ca của các tộc người nói trên rất ít, trong lúc đó, số lượng thể loại, bài bản dân ca của người Nguồn lại nổi trội hơn hẳn, đó là Đúm - Pí, Hát ru, Hát Đồng dao, Hát nhà trò, Hát sắc bùa, Hát Kiều… và điệu Hò thuốc cá là một điệu hò đặc sắc, thể hiện rõ nét cuộc sống lao động, sinh hoạt, tâm tư tình cảm của người Nguồn ở vùng đất này.

Điệu Hò thuốc cá có liên quan mật thiết đến lao động sản xuất, mang đậm nét riêng của người Nguồn. Cuộc sống của người Nguồn chủ yếu dựa vào săn bắt, phát rừng làm nương rẫy, đánh ong lấy mật. Thịnh hành nhất là nghề thuốc cá, người dân đi thuốc cá tập thể chứ không đi riêng lẻ. Mùa Đông và mùa Xuân thì họ kéo nhau đi từng đoàn lên rừng bới rễ cây Tèng (loại cây thuộc họ dây leo, rễ thuộc dạng củ, có chứa độc tố), về đập dập ra, trộn với đất ướt, lấy bùn trát kín, ủ lại, rồi chất củi đốt xung quanh. Sau đó, họ mang ra suối, khe, tìm chỗ nào có nhiều cá nhất, rồi chọn một chỗ cao ở đầu suối, khe, lấy đá xếp vòng tròn để tạo thành một cái cối. Không như ở miền xuôi, hay ở một số vùng, miền khác, khi giã gạo (hay giã bánh), người ta thường dùng cối đá nhỏ, và chỉ có hai hoặc ba người thay nhau giã chày, người này giơ chày lên, người khác thả chày xuống, mà ở đây, người dân (cả nam và nữ) cùng giã một lúc, cùng giơ lên, cùng hạ xuống, nên tùy theo số lượng người giã thuốc càng đông thì họ xếp cối càng rộng. Xếp cối xong, họ lấy rễ cây Tèng đã được ủ chín bỏ vào cối, rồi chặt những cây rừng thẳng, dài khoảng 1,5m, to vừa tay cầm, vát nhọn một đầu để làm chày giã thuốc. Họ giã cho nước rễ cây Tèng chảy ra, hòa vào dòng nước, làm cho cá bị mờ mắt, bị say thuốc, nổi lên mặt nước để họ có thể bắt cá dễ dàng. Ngoài loại rễ cây trên, người ta còn dùng rễ cây Hôi hôi và lá cây Cơn Cơn (mọc bên suối) để làm thuốc đánh cá, hai loại cây này thường được sử dụng vào mùa Hạ, mùa Thu, được lấy về sử dụng ngay chứ không ủ chín như rễ cây Tèng. Có một điều đặc biệt là các loại cây có độc tố này chỉ làm cho riêng một số loài cá bị say, bị chết, nhưng lại vô hại đối với các loài thủy sản khác (như cá lóc, cá chạch, lươn, ốc…), kể cả con người khi ăn cá cũng không hề bị ảnh hưởng gì. Khi cá bị bắt rồi, thì độc tố của rễ cây cũng không còn ảnh hưởng gì dòng nước nữa!

Để cho động tác giã thuốc thật nhịp nhàng, đều đặn, và để tạo không khí vui tươi, quên đi mệt nhọc, người ta cất lên tiếng hò. Đối qua, đáp lại, trải qua thời gian, nội dung của điệu Hò thuốc cá ngày càng phong phú:

Đâm Tèng thì đâm cho sòng Để cho cá chết đầy sông đầy bờ

Tiếng Nguồn:

Tầm Tèng thì tầm chò sòng Tở cho cá chết lâm sông lâm bờ

Hay:

Đâm Tèng thì đâm cho sòng Đến khi chia cá nhớ công đâm Tèng

Tiếng Nguồn:

Tầm Tèng thì tầm chò sòng Tếng khi xìa cá nhớ công tầm Tèng...

Do Hò thuốc cá có đặc tính dễ hát, dễ thuộc, mang tính tập thể cao, có không khí rộn ràng… nên ai cũng có thể hò được cả. Chỉ cần có người xướng lên, và có người cùng hòa nhịp để xô, là người ta lập tức bị cuốn vào một cách tự nhiên, không e dè, câu nệ, và cũng từ điệu hò ban đầu, với nội dung chính gắn với công việc giã thuốc cá, dần dần, người ta còn đưa vào nhiều nội dung khác, xuất hiện thêm những dị bản khác, đó là đối đáp giao duyên nam nữ rất tình tứ (đã có nhiều trai thanh nữ tú mê câu hát “hôi lên” mà kết thành đôi lứa, thành vợ thành chồng):

Các cô gái trêu ghẹo các chàng trai:

Trời mưa nước chảy quanh hồi (đầu nhà) Anh không lấy vợ - đâm bồi anh ăn?

Tiếng Nguồn:

Tơi mừa dác chẳn quèng hôi Èng khôồng lế cáy - tầm pôi èng ằn?

và câu trả lời nghịch ngợm của các chàng trai:

Lo chi cái việc đâm bồi Nhún lên nhún xuống một hồi được ăn

Tiếng Nguồn:

Lò xì kẻ xuyện tầm pôi Dún lền, dún xuống một hôi tược ằn

Hay:

Chợ tình đôi lứa cùng nhau Xe duyên chồng vợ tình sâu mặn nồng

Tiếng Nguồn:

Chợ tình tồi lưa cung chắc Xe duyên dôồng cấy tinh sầu mằn nông

có lúc hờn dỗi:

Hát năm ba chuyện mà thôi Chim trời, cá nước - kết đôi được giờ?

Tiếng Nguồn:

Hát dằm pà xuyện má thồi Xìm trơi, cá dác - kết tồi tược chư?

cũng có lúc ví von, tự tin:

Trong đầm gì xấu bằng bèo Mưa sa, nước sỉa cũng trèo lên sen

Tiếng Nguồn:

Troòng tâm xì xấu păng peo Mưa sa, dác sẻ cũng treo lền sèn

Đó là tình yêu quê hương đằm thắm với lời mời gọi tha thiết:

Ai lên Minh Hóa quê mình Chè xanh, mật ngọt, thắm tình quê hương

Tiếng Nguồn:

Ai tếng Mình Hóa quề mêng Che xèng, mật ngót, thắm tinh quề hường

hay là sự yên bình, với những mơ ước đơn sơ:

Làng ta đi thuốc Vực Dài (địa danh) Đến khi cá chết lấy gùi mà mang

Tiếng Nguồn:

Lang thà tì thuốc Vực Dai Tếng khi cá chết lấy pài ma màng

Hoặc:

Chữ thập cải lại chữ thi Làng ta đi thuốc năm ni được mùa Chữ thập cải lại chữ thiên Làng ta đi thuốc bình yên thọ trường

Tiếng Nguồn:

Chự thập cại lai chự thì Lang thà tì thuốc nằm ni tược mùa Chự thập cại lai chự thiền Lang thà tì thuốc pinh yền thò trương

..v.v...

Trong Hò thuốc cá, người ta dùng cụm từ “hôi lên là hôi lên” để tất cả cùng phụ họa, nên có khi, người ta cũng gọi Hò thuốc cá là “Hò hôi lên”; và do việc sử dụng các loại cây có độc tố để làm thuốc đánh cá, người ta muốn gọi ngắn gọn, nên Hò thuốc cá còn có tên gọi khác là “Hò thuốc” hoặc “Đi thuốc”.

Cũng như phần lớn các điệu Hò lao động ở các vùng, miền trong cả nước, Hò thuốc cá cũng có vế Kể (một người) và vế Xô (nhiều người). Lời ca của Hò thuốc cá sử dụng thể thơ lục bát (6/8), và khi hát, người ta có cách phổ thơ vào một điệu nhạc như sau: Cứ sau một câu lục - câu 6 (Kể), người ta chen một câu Xô trước khi vào câu bát - câu 8:

Câu Kể

.jpg)

Câu Xô

.jpg)

Trong quá trình hát câu 6, câu 8, người ta có thể thêm những tiếng đệm, hư từ, luyến láy, kết hợp với tuyến giai điệu mềm mại, lượn sóng, hình thành một bài hát trọn vẹn:

HÒ THUỐC CÁ 1

Người hát: Đinh Thị Phương Đống Sưu tầm, ký âm: Dương Bích Hà

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Với bài Hò thuốc cá 2 cũng vậy:

(trích)

.jpg) .jpg)

Tiếng Nguồn:

Tồi thà tì thuốc Rục Mon Tở cá mú chết, chém ton má sường

Kiểu xử lý trên cũng được sử dụng trong bài Hò thuốc cá 3 (xem ở phần phụ lục).

Khác với cấu trúc của điệu Hò khoan Lệ Thủy (Quảng Bình) là câu Kể thường dao động từ 6 - 7 và 8 từ, câu Xô có lúc thì có 9 từ, có lúc thì chỉ có 3 từ, và ở Hò hụi (Cảnh Dương), câu Kể dao động từ 5 - 6 từ, câu Xô lúc thì 4 từ, lúc thì 9 từ… (xem bài ở phần phụ lục), trong bài Hò thuốc cá, câu Xô vẫn giữ số từ đều đặn (5 từ), nhưng câu Kể thì số từ có thay đổi (câu Kể đầu chỉ có 9 từ, câu Kể sau lại 12 từ), tuy vậy, vẫn không làm thay đổi hay xáo trộn tốc độ hay nhịp giã của chày (xin xem bài Hò thuốc cá 1, 2, 3 ở phần phụ lục).

Bài được viết ở điệu thức Sol:

.jpg)

với trục chính là:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Tầm cữ của bài trong phạm vi quãng 6:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Với trục cố định như trên, trên cơ sở lòng bản, tùy theo lời ca, hoặc tâm trạng của người hát, có thể có thêm những luyến láy, tô điểm… phần nào làm cho cao độ của bài có sự thay đổi (tạo ra những dị bản), nhưng sự thay đổi đó không đáng kể, đây là điều đương nhiên, thường thấy trong các bài hát dân gian của người Việt.

Không giống với một số điệu hò lao động (ở trên cạn) khác ở khu vực Bình Trị Thiên như Hò phơi xăm, Hò lĩa trâu, Hò kéo gỗ (Quảng Bình); Hò dô hậy, Hò đập bắp (Quảng Trị); Hò nện, Hò giã gạo (Hò Huế) có tính tiết tấu, thúc giục, mạnh mẽ...; điệu Hò thuốc cá lại có tiết tấu vừa phải, thậm chí còn thong thả nữa, nhưng vẫn tạo hiệu quả lao động cao. Giai điệu của bài theo hình lượn sóng, mềm mại (như đã đề cập), ít có quãng nhảy xa, tạo cho Hò thuốc cá có sắc thái nhẹ nhàng, dung dị, nhưng không kém phần khỏe khoắn, rộn ràng, sinh động (điều này có thể là do câu Xô có nốt Fa, với chức năng là âm tô điểm, và nốt Sol móc đơn liền kề nhau, ẩn chứa sự dứt khoát, vừa như thúc giục, thôi thúc, lại vừa dịu dàng, duyên dáng), làm cho tất cả những ai tham gia vừa có thể giã chày, vừa có thể hò mà không bị ảnh hưởng gì lắm đến sức khỏe cũng như công việc. Người ta có thể hò liên tục, không ngưng nghỉ với nhiều khổ thơ lục bát có những nội dung khác nhau, đến khi nào cá nổi lên, họ mới ngừng công việc đâm giã và hát hò để bắt cá.

Nhờ giai điệu đơn giản, lời ca mộc mạc, có không khí rộn ràng, dễ vận dụng với khổ thơ lục bát và với bất cứ nội dung nào, nên ngoài việc sử dụng điệu Hò thuốc cá trong việc đánh bắt cá, người Nguồn dần dần sử dụng làn điệu này trong các ngày lễ, ngày hội, Tết, cưới hỏi, đâm bồi, đập bắp, đắp đập thủy lợi (khi đắp đập thủy lợi ở Ba Nương, người ta hay sử dụng điệu Hò này nên có một số nhà nghiên cứu cho rằng điệu Hò thuốc cá còn được gọi là Hò Ba Nương, người Nguồn không đồng tình với tên gọi này)… đặc biệt là trong lễ hội “Chợ Rằm tháng Ba” (tổ chức vào ngày 14, 15 tháng Ba âm lịch hàng năm - lễ hội lớn nhất của huyện Minh Hóa), lễ hội này có sức thu hút mọi người trong và ngoài huyện với các trò chơi dân gian như đi cà kheo, đánh đu, thể thao (bắn nỏ, ném xoay)… văn hóa ẩm thực với đặc sản cơm pồi (bồi), ôốc tực (ốc đực). Trong Rằm tháng Ba, tất cả ốc ở trên khe, suối đều là ốc đực, người dân ở đây giải thích rằng ốc là loài lưỡng tính, vào tháng Ba âm lịch, ốc đực phát triển mạnh nên dịp này chỉ có ốc đực, và cũng chỉ ở huyện Minh Hóa mới có hiện tượng này, còn ở các huyện lân cận không có, đây là điều đặc biệt mà không ai lý giải được!), chè xanh pha với mật ngọt… và điệu Hò thuốc cá luôn được cất lên trong suốt ngày lễ. Người ta thường có câu:

Chẳng thà đau ốm mà nằm Không ai mà bỏ chợ Rằm tháng Ba!

Tiếng Nguồn:

Chẳng thà tâu ốm mà năm Khôồng ài má lác chợ Răm thàng Pà!

Hay:

Trông cho đến Rằm tháng Ba Mà đi cầu Bụt, hát ca thỏa lòng

Tiếng Nguồn:

Trôồng chò tếng Răm thàng Pà Má ti cầu Pụt, hát cà thỏa long

Dần dần, điệu Hò thuốc cá không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một vài xã lân cận huyện, mà còn lan rộng ra toàn huyện đến các xã như Dù Dèng, Kiên Trinh, Làng Mai (Hồng Hóa, Hóa Phúc, Hóa Thanh ngày nay), Cổ Liêm, Kim Bảng (Tân Hóa, Minh Hóa ngày nay), lên cả Thác Dài, Hát, Quyền (Trung Hóa, Thượng Hóa ngày nay)…

Hiện nay, Hò thuốc cá còn được đưa lên sân khấu ca nhạc hiện đại, đưa vào trong kịch sân khấu như vở kịch “Tiếng chày khuya” của Văn Tu, tham gia Hội diễn văn nghệ quần chúng của tỉnh Quảng Bình (1991); được sử dụng nhiều trong các cuộc thi Hát, Liên hoan dân ca của huyện cũng như của tỉnh. Câu lạc bộ dân ca của người Nguồn được thành lập, với mục đích vừa gìn giữ vốn cổ (trong đó có Hò thuốc cá), vừa truyền dạy các thể loại, bài bản dân ca cho thế hệ sau tiếp tục gìn giữ, dưỡng nuôi; vừa giới thiệu cho công chúng cả nước biết đến vùng đất hoang sơ nhưng lại có vốn dân ca cổ phong phú, đa dạng, và góp phần vào công việc giữ gìn bản sắc chung dân tộc của Việt Nam.

Một số nhạc sỹ đã vận dụng nét đặc trưng của Hò thuốc cá để sử dụng trong các sáng tác của mình một cách sáng tạo, đó là các ca khúc Hội Rằm tháng Ba, Âm vang điệu hát quê tôi của nhạc sỹ Minh Chiểu, Vấn vương Minh Hóa của nhạc sỹ Dương Viết Chiến, Đường về bản mới, Hò thuốc - biến tấu khúc của nhạc sỹ Lê Anh, Minh Hóa tình yêu bao la, Trở về cội nguồn (hòa tấu các nhạc cụ dân tộc) của nhạc sỹ Minh Đấu… những ca khúc này cũng đã đạt được hiệu quả nhất định.

Ca khúc Em đi đâu? của nhạc sỹ Dương Bích Hà đề cập đến tình yêu đôi lứa ngọt ngào, đằm thắm. Tác giả sử dụng câu Xô “Hôi lên là hôi lên” của điệu Hò thuốc cá, và thay đổi tiết tấu, làm cho ca khúc mang tính hiện đại, trẻ trung, nhưng vẫn giữ được nét mềm mại:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi
Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Ở câu kết, tác giả lặp lại câu xô ở tầm cữ cao, như là câu hỏi da diết, nồng nàn, ngân vang qua núi đồi trùng điệp:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

Ca khúc Đừng về người ơi của Hà Lam là lời mời gọi nhẹ nhàng, tha thiết của cô gái Nguồn, mong mọi người hãy đến với quê hương mộc mạc, thủy chung của mình. Tác giả cũng sử dụng câu Xô của Hò thuốc cá vào trong ca khúc:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi
Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

và sử dụng motif trong vế đầu của câu sau (câu 8) trong bài Hò thuốc cá 3:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

để đưa vào trong câu đầu của tác phẩm:

Bài hát đặc sản minh hóa óc bồi

v.v…

Làn điệu Hò thuốc cá là một nét văn hóa rất riêng của người Nguồn, phản ánh được tâm tư, khát vọng sống của đồng bào nơi đây một cách chân thực, sống động. Những giai điệu đơn sơ, mộc mạc cứ ngân nga, bay qua đồi núi chập chùng, vượt qua mưa nguồn thác lũ, thấm đẫm vào lòng người một sự tươi mới, dung dị, hồn nhiên; là một nét chấm phá trong bức tranh âm nhạc dân gian của vùng đất Quảng Bình đầy nắng gió… giai điệu ấy, câu ca ấy cứ vấn vương, vang vọng mãi với cuộc đời: “Đâm (ơ) Tèng (hơ) thì đâm (sòng) cho sòng. Hôi lên là hôi lên…”.