Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Những vấn đề về bệnh tiêu chảy như nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện… sẽ được giải đáp trong bài viết này. 

Bệnh tiêu chảy được định nghĩa là: người bệnh đi đại tiện nhiều lần trong ngày, chủ yếu là phân nhão, lỏng hay nước. 

Hiện tượng tiêu chảy xảy ra do những nguyên nhân sau: 

– Do vi khuẩn (khuẩn xanmon, khuẩn que coli, vi sinh vật kỵ khí, khuẩn cầu chùm), do các loại ký sinh trùng (amip) và do virut (adenovirut, enterovirut, rotavirut) 

– Do các rối loạn thành ruột: Các bệnh viêm nhiễm, các khối u, dị tật có thể là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy cấp nhiều lần hoặc mãn tính. 

– Do thực phẩm: thực phẩm ôi thiu, nhiễm độc… Bệnh có thể sớm biểu hiện ngay sau vài giờ ăn những thực phẩm này. 

– Do stress và lo lắng: Những yếu tố tinh thần cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiêu hóa

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

Tiêu chảy là bệnh lý mà rất nhiều người gặp phải

Dù bạn đang ở tại nơi mình sinh sống hay đang đi công tác, du lịch đâu đó, không bao giờ bạn được quên những quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm dưới đây : 

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước bữa ăn 

– Uống nhiều nước (ít nhất 2 lít/ngày) 

-Tại những nơi bạn đến, nếu bạn cảm thấy không yên tâm về nước uống, hãy dùng trà thay cho nước lọc, hoặc mua những chai nước tinh khiết được đóng chai an toàn. 

-Không uống nước với đá nếu bạn không biết rõ nguồn gốc của của loại đá này. 

-Tránh ăn những món ăn như rau sống, cá hoặc thịt sống, hoa quả không gọt vỏ.

– Không ăn thức ăn để lâu ngày, ôi thiu… 

-Tránh để rơi vào tình trạng stress, lo âu

– Không uống nhiều rượu và ăn các gia vị cay.

Trong đa số trường hợp tiêu chảy, bạn có thể chữa ở nhà bằng cách uống thuốc. Bệnh sẽ thuyên giảm và khỏi hẳn sau vài ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nặng đi kèm với sốt, phân có máu, ỉa chảy liên tục trong 3 ngày thì bạn nên đi khám bác sỹ. 

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

Tiêu chảy quá nhiều lần trong ngày kèm theo sốt thì cần được đi khám ngay

Đối với trẻ mới sinh, trẻ nhỏ hoặc những người đang ốm, ngay khi chiệu trứng tiêu chảy cần cho đi khám bác sỹ gấp. Không được đưa đi khám kịp thời, bệnh nhân có thể bị mất nước nặng và suy dinh dưỡng. 

Khi bị tiêu chảy chắc chắn người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng cần thiết nhằm mang lại năng lượng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Người bệnh có thể ăn những món ăn thường ngày nhưng phải được đảm bảo an toàn, không nhiễm khuẩn. Không nên ăn những thực phẩm gây cảm giác buồn nôn, khó chịu… Nếu bạn bị tiêu chảy kèm với nôn, hãy uống một chút nước đường và cố gắng ăn một chút thức ăn cứng.

Trừ những trường hợp mà chúng tôi liệt kê ở trên, bệnh nhân cần được đưa đi khám bác sỹ gấp, còn lại đa số trường hợp tiêu chảy ở người lớn đều có thể tự chữa ở nhà. 

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước để tránh mất nước

Ngoài việc uống thuốc chữa tiêu chảy, bệnh nhân cần uống nhiều nước, không nên ăn kiêng vì cơ thể bạn đang rất mệt cần bổ sung dinh dưỡng, nhất thiết bệnh nhân phải được nghỉ ngơi. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, hãy gọi điện hoặc đến khám bác sỹ để được uống kháng sinh điều trị tiêu chảy. 

Hai loại tiêu chảy này khác nhau về thời gian. Nếu thời gian của bệnh tiêu chảy cấp ngắn thì tiêu chảy mãn tính kéo dài trên 3 tuần. 

Các bác sỹ dùng thuật ngữ này để chỉ tình trạng trọng lượng phân của một người thấp hơn 300gr/ngày. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để chỉ những trường hợp bị tiêu chảy trong thời gian bị táo bón hoặc sự không kiềm chế được của hậu môn. 

Rất nhiều người khi đến một nơi xa (đi du lịch hoặc công tác…) thường bị tiêu chảy. Tiêu chảy có thể xuất hiện trong những ngày này hoặc ngay sau khi về tới nhà. 

Hiện tượng này làm người bệnh rất khó chịu nhưng thường là lành tính.Hiện tường này được giải thích thường là do không hợp thức ăn hoặc thức ăn bị nhiễm khuẩn gây nên. 

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phân biệt một số trường hợp nguy hiểm. Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày hoặc có kèm sốt, phân có máu… cần lập tức đi khám bác sỹ. Trong mọi trường hợp bệnh nhân cần uống đủ 2lít nước/ngày và ăn uống bình thường.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Để được tư vấn khám các bệnh lý đường tiêu hóa tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc

Tiêu chảy cấp thường có nguyên nhân

Hầu hết viêm dạ dày ruột là do vi rút; tuy nhiên, bất kỳ các nguyên nhân nào tại đường ruột cũng có thể gây tiêu chảy cấp.

Tiêu chảy mãn tính thường có nguyên nhân

Tiêu chảy mạn tính cũng có thể do bất thường về giải phẫu và các bất thường này ảnh hưởng tới sự hấp thu hoặc tiêu hóa.

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp vào mùa hè, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tiêu chảy ở trẻ có thể do nhiễm khuẩn, dị ứng thức ăn, hoặc do dùng kháng sinh kéo dài. Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy, bố mẹ cần biết chăm sóc đúng cách giúp bé mau khỏi bệnh.

1. Xử trí trẻ bị tiêu chảy thế nào?

Điều đáng lo ngại nhất của tiêu chảy ở trẻ đó là việc trẻ bị mất nước và chất điện giải. Vì vậy, việc bù nước và điện giải là việc đầu tiên mà cha mẹ cần quan tâm.

Quan điểm cho trẻ uống ít nước để cô đặc phân và giảm tiêu chảy là hết sức sai lầm. Khi trẻ bị tiêu chảy, cần phải bù lại lượng dịch mà trẻ mất đi do tiêu chảy. Mất nước và điện giải là một trong những biến chứng đáng lo ngại nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ, có thể gây co giật, hôn mê nếu không được bù lại kịp thời.

Bố mẹ cần cho bé uống nhiều nước. Ngoài ra, có thể cho bé uống thêm các dung dịch bù điện giải như Oresol. Cần đọc kỹ hướng dẫn cách pha của gói thuốc với lượng nước phù hợp, không được pha quá đặc hoặc quá loãng.

  • Nếu trẻ sốt từ 38.5°C trở lên (không có tiền sử bị co giật do sốt), bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt chứa paracetamol 10 – 15mg/kg/lần. Mỗi viên dùng cách nhau 6 giờ.
  • Nếu có kèm theo nôn ói, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải nặng nề hơn. Bố mẹ có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước, hoặc đút muỗng, bơm vào miệng từ từ, với lượng ít nhưng thường xuyên cho trẻ. Không nên vì thấy trẻ nôn ói mà ngừng cho trẻ ăn uống.

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

2. Nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Phụ huynh có thể cho trẻ ăn các thực phẩm BRAT. Chế độ ăn BRAT bao gồm: chuối (Banana), cơm trắng (Rice), sốt táo (Applesauce), bánh mì nướng (Toast)

Chuối

Hàm lượng lớn kali có trong quả chuối giúp cung cấp các chất điện phân cần thiết bị mất đi trong quá trình tiêu chảy. Tất nhiên cha mẹ không nên chỉ cho bé ăn mỗi chuối trong cả ngày bị tiêu chảy mà cần ăn kết hợp với nhiều thực phẩm để bổ sung đủ dưỡng chất cho trẻ.

Cơm trắng

Cơm trắng là thực phẩm giúp phân bé cô đặc hơn trước khi đào thải ra ngoài. Qua đó giúp giảm hiệu quả tình trạng tiêu chảy.

Táo

Táo chứa nhiều pectin giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Đồng thời còn chứa hàm lượng đường tự nhiên giúp bổ sung năng lượng cho bé.

Bánh mì nướng

Bánh mì nướng bổ sung một lượng lớn tinh bột vào phân giúp làm giảm tiêu chảy. Ngoài ra, nó cũng còn cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể bé.

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

Ngoài 4 thực phẩm BRAT trên, bố mẹ còn có thể cho trẻ ăn các loại thực phẩm mềm, dễ ăn và tốt cho đường ruột như:

Sữa chua: Sữa chua chứa probiotic sẽ giúp bổ sung hệ vi sinh có lợi cho đường ruột. Đặc biệt có lợi ở trẻ tiêu chảy do rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột hoặc do uống kháng sinh.

Khoai tây nghiền: loại thực phẩm dễ ăn, giàu tinh bột thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho trẻ bị tiêu chảy.

3. Không nên cho trẻ ăn gì khi bị tiêu chảy?

Lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như kem, bơ, phô mai…là những thực phẩm cần tránh xa khi ruột yếu. Lý do là vì nếu tiêu thụ quá nhiều lactose, nó sẽ đi vào ruột già và làm tiêu chảy tồi tệ hơn nữa. Tuy nhiên, sữa chua là ngoại lệ vì nó chứa các vi khuẩn cần thiết cho đường ruột.

Nước giải khát công nghiệp

Các loại nước ngọt có gas chứa nhiều đường hóa học, có thể làm trẻ khó tiêu hóa và trầm trọng hơn tình trạng tiêu chảy.

Bé bị tiêu chảy nên đi khám ở đâu

4. Khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp, hãy đưa tới bệnh viện ngay vì trẻ ở tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được. Ở trẻ lớn hơn, hãy đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu sau:

  • Phân có máu.
  • Tiêu chảy kèm đau bụng dữ dội.
  • Khi nôn ói, bố mẹ thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (trừ trường hợp trước đó trẻ có ăn thức ăn màu xanh lá cây).
  • Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày liền không đỡ.
  • Trẻ sốt cao không hết và đau bụng nhiều.
  • Trẻ chóng mặt, choáng váng; bị khô miệng; nước tiểu màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.

Mặc dù khi bị tiêu chảy, trẻ có thể sẽ khó chịu và bỏ bữa ăn. Tuy nhiên, phụ huynh cần phải luôn đảm bảo các bé ăn đủ lượng thức ăn mỗi ngày. Việc chọn lựa thức ăn phù hợp cho trẻ giúp hỗ trợ trẻ mau ổn định hệ tiêu hóa hơn. Hi vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cần thiết cho các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy.

Một trong những vấn đề thường thấy gây lo lắng cho các bậc cha mẹ là chuyện bé yêu đi tiêu lỏng nhiều lần trong ngày. Cùng YouMed tìm hiểu nhé: Tiêu chảy cấp ở trẻ : Một số vấn đề phụ huynh cần biết