Bệnh hạ đường huyết là gì

  • Mức đường huyết tương quan với kết quả lâm sàng.

  • Đáp ứng với dextrose (hoặc các đường khác)

  • Đôi khi test nhịn đói 48 hoặc 72 giờ

  • Đôi khi định lượng nồng độ insulin, C-peptide, và proinsulin

Về nguyên tắc, chẩn đoán yêu cầu một mức glucose huyết thanh thấp (< 50 mg/dL [< 2,8 mmol/L]) vào thời điểm triệu chứng hạ đường huyết xảy ra và các triệu chứng cải thiện với dextrose. Nếu bệnh nhân đến với các triệu chứng nghi hạ đường huyết, glucose huyết thanh nên được định lượng. Nếu glucose huyết thanh bình thường, thì hạ đường huyết được loại trừ và không cần là các thử nghiêm khác. Nếu glucose huyết thanh thấp bất thường, định lượng insulin, C-peptide, và proinsulin huyết thanh trong cùng một mẫu máu để phân biệt hạ đường huyết qua insulin trung gian với hạ đường huyết không qua trung gian GenericDrug TGID="3" và phân biệt với hạ đường huyết sinh lý và có thể giảm bớt sự cần thiết phải thực hiện thêm các nghiệm pháp.

Trong thực tế, tuy nhiên, nó sẽ là bất thường khi bệnh nhân có các triệu chứng hạ đường huyết. Thử đường máu tại nhà không đáng tin cậy để chẩn đoán hạ đường huyết và không có ngưỡng HbA1C rõ ràng để phân biệt hạ đường huyết kéo dài với nồng độ glucose bình thường. Do vậy, cân thiết làm các thử nghiệm lâm sàng dựa trên xác xuất một rối loạn cơ bản có thể gây hạ đường huyết và các bệnh có thể đi kèm.

Một nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ được thực hiện dưới sự kiểm soát chặt chẽ là tiêu chuẩn để chẩn đoán. Tuy nhiên, ở hầu hết các bệnh nhân với rối loạn hạ đường huyết, nghiệm pháp nhịn đói 48 giờ đủ để chẩn đoán và có thể không cần thực hiện nghiệm pháp nhịn đói 72 giờ. Bệnh nhân uống đồ uống không có năng lượng, không chứa cafein và glucose máu được thời điểm ban đầu, bất cứ khi nào có triệu chứng hạ đường huyết, và mỗi 4 đến 6 giờ hoặc mỗi 1 đến 2 giờ nếu glucose giảm xuống dưới 60 mg/dL (3,3 mmol/L). Định lượng insulin, C-peptide, and proinsulin ở thời điểm hạ đường máu để phân biệt hạ đường máu nội sinh hay ngoại sinh. Nghiệm pháp nhịn đói phải được ngừng sau 72 giờ nếu bệnh nhân không có các triệu chứng nào của hạ đường huyết và glucose vẫn bình thường, sẽ ngừng sớm hơn nếu glucose giảm xuống còn 45 mg/dL ( 2,5 mmol/L) khi có các triệu chứng của hạ đường huyết.

Các pháp đo nhanh chóng nên được thực hiện bao gồm beta-hydroxybutyrate (chất thấp trong insulinoma), sulfonylurea huyết thanh để phát hiện hạ đường huyết do thuốc, và glucose huyết thanh sau tiêm tĩnh mạch glucagon để phát hiện đặc tính của insulinoma. Độ nhạy, độ đặc hiệu, và giá trị dự đoán hạ đường huyết của phương pháp này chưa được báp cáo.

Không có giới hạn thấp nhất của glucose xác định rõ ràng hạ đường huyết trong nghiệm pháp hạ đường huyết. Bình thường, phụ nữ có ngưỡng đường huyết lúc đói thấp hơn nam giới và mức glucose có thể hạ tới 30 mg/dL (1,7 mmol/L) mà không có triệu chứng. Nếu hạ đường máu có triệu chứng không xảy ra trong vòng 48 đến 72 giờ, bệnh nhân nên tập luyện mạnh trong khoảng 30 phút Nếu hạ đường máu vẫn không xảy ra, cho phép loại trừ u tiết insulin(insulinoma) và các nghiệm pháp khác là không cần thiết.

Hầu hết mọi người đều cho rằng hạ đường huyết (hay bị tụt đường huyết) chỉ xảy ra khi bạn đang đói. Tuy nhiên, thực tế thì tình trạng này có thể cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn!

Vậy, hạ đường huyết có nguy hiểm không? Nguyên nhân bị tụt đường huyết là gì? Người hay bị tụt đường huyết nên làm gì? Mời bạn tìm hiểu!

Tìm hiểu chung

Hạ đường huyết (hay bị tụt đường huyết) là gì?

Cơ thể hấp thụ đường qua các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và đồ ngọt. Đường tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ được phân ly thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể. Tình trạng lượng đường glucose trong máu quá thấp được gọi là hạ đường huyết hoặc tụt đường huyết.

Người bị tiểu đường có bị hạ đường huyết không? Thông thường, chứng hạ đường huyết không phổ biến ở người không mắc tiểu đường. Tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường) đang được điều trị bằng cách tiêm insulin hay uống các thuốc đặc trị đái tháo đường khác. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác, do thiếu hormone hoặc có khối u trong cơ thể.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng hạ đường huyết thường gặp là gì?

Bệnh hạ đường huyết là gì

Các triệu chứng hạ đường huyết thường bao gồm:

  • Run rẩy hoặc bồn chồn
  • Chóng mặt, lâng lâng
  • Đau đầu
  • Thường xuyên đổ mồ hôi và cảm thấy đói
  • Nhìn mờ
  • Tim đập nhanh
  • Da tái
  • Ngứa ran hoặc tê môi, lưỡi và má

Những dấu hiệu hạ đường huyết kể trên có thể xảy ra khi người bệnh nhịn đói, do ăn trễ, do bỏ bữa ăn hoặc xảy ra vào ban đêm và sẽ làm cho người bệnh gặp ác mộng, la hét trong lúc ngủ. Do đường cung cấp năng lượng cho cơ thể nên người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và thiếu năng lượng.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không? Trong trường hợp đường huyết giảm nghiêm trọng sẽ gây lú lẫn, mất ý thức, ngất xỉu hoặc co giật.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu hạ đường huyết khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Tình trạng này thường xuất hiện nhanh chóng chứ không phát triển trong thời gian dài. Bạn cần gặp bác sĩ ngay lập tức nếu:

  • Bạn bị hạ đường huyết thường xuyên và nhận thấy các dấu hiệu hạ đường huyết dù không bị đái tháo đường.
  • Bạn bị đái tháo đường và bị chóng mặt hoặc ngất.
  • Bạn đã được điều trị nhưng triệu chứng tụt đường huyết vẫn tiếp diễn.

Bạn nên báo cho người thân biết về bệnh đái tháo đường và tình trạng hay bị tụt đường huyết của mình để có thể được cấp cứu ngay nếu hạ đường huyết nặng gây mất ý thức hoặc co giật.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết là gì

Một số nguyên nhân gây hạ đường huyết thường gặp bao gồm:

Bệnh đái tháo đường

Tụt đường huyết do đái tháo đường xảy ra khi lượng hormone insulin và glucagon điều tiết trong máu bị mất cân bằng. Tác nhân gây ra sự mất cân bằng hormone có thể là:

  • Sử dụng quá nhiều insulin hoặc thuốc tiểu đường khác.
  • Không ăn đủ, ăn trễ hoặc bỏ bữa.
  • Tập thể dục mà chưa ăn đầy đủ.
  • Không ăn đủ lượng đường bột cần thiết.
  • Chế độ ăn kiêng không hợp lý.
  • Uống nhiều rượu bia.

Các nguyên nhân tụt đường huyết không phải đái tháo đường

Tình trạng tụt đường huyết ở người không mắc bệnh đái tháo đường ít phổ biến hơn. Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này như:

  • Thuốc: Nếu vô tình uống phải thuốc điều trị đái tháo đường của người khác, bạn có thể bị hạ đường huyết. Không những thế, một số thuốc khác như quinine dùng trong điều trị sốt rét cũng có khả năng gây nên tình trạng này.
  • Uống rượu bia quá nhiều: Uống rượu bia mà không ăn có thể cản trở gan giải phóng glucose dự trữ trong máu, từ đó khiến đường huyết của bạn bị giảm. Đây cũng là lý do vì sao người nghiện rượu, bia hay bị tụt đường huyết.
  • Một số bệnh: Các bệnh gan nghiêm trọng như viêm gan nặng hoặc xơ gan có thể gây tụt đường huyết. Suy thận cũng làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng này.
  • Sản xuất thừa insulin: Các khối u ở tuyến tụy có thể khiến cơ thể bạn sản xuất quá nhiều insulin, từ đó gây tụt đường huyết.
  • Thiếu hụt hormone: Một số rối loạn ở tuyến thượng thận hoặc khối u tuyến yên dẫn đến thiếu hụt các hormone quan trọng giúp giữ cân bằng glucose máu như GH, cortisol cũng góp phần gây hạ đường huyết.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hạ đường huyết?

Bệnh hạ đường huyết là gì

Bạn có nguy cơ bị tụt đường huyết nếu có một trong những yếu tố sau:

  • Đang dùng thuốc trị tiểu đường, đặc biệt là insulin và nhóm sulfonylureas.
  • Nghiện rượu bia.
  • Đang điều trị viêm gan hoặc bệnh về thận.
  • Có khối u làm tăng tiết insulin.
  • Mắc các bệnh rối loạn nội tiết như suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.

Không có các yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn không bị tụt đường huyết. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Xử trí khi bị hạ đường huyết

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán hạ đường huyết?

Hạ đường huyết có triệu chứng khá rõ và đặc trưng, do đó bệnh rất dễ chẩn đoán. Nếu phải nhập viện, bạn sẽ được bác sĩ cho làm các xét nghiệm đường huyết và các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán cụ thể tình trạng của mình.

Cách điều trị hạ đường huyết?

Bệnh hạ đường huyết là gì

Để lượng đường trong máu trở lại mức bình thường trong một cơn hạ đường huyết, bạn nên nhanh chóng bổ sung đường cho cơ thể bằng cách:

  • Uống viên đường glucose
  • Uống nước trái cây
  • Cách đơn giản và dễ dàng nhất là ăn kẹo, mật ong hoặc nước ngọt.

Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn, bạn nên bổ sung đường thêm một lần nữa.

Nếu bạn bị ngất hoặc co giật do tụt đường huyết, bạn không nên bổ sung glucose đường miệng vì dễ gây hít sặc, mà cần đến bệnh viện để được tiêm glucagon hoặc glucose vào tĩnh mạch ngay lập tức.

Hạ đường huyết có nguy hiểm không?

Đường huyết thấp có sao không? Nếu không xử trí tình trạng tụt đường huyết kịp thời có thể dẫn đến:

  • Co giật
  • Mất ý thức
  • Tử vong

Tụt đường huyết cũng góp phần gây ra:

  • Chóng mặt và suy nhược
  • Dễ té ngã
  • Chấn thương
  • Tai nạn giao thông
  • Tai nạn lao động
  • Nguy cơ sa sút trí tuệ cao hơn ở người lớn tuổi

Hạ đường huyết vô thức

Theo thời gian, các đợt tụt đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hạ đường huyết vô thức, nghĩa là hạ đường huyết không được nhận biết. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như run rẩy hoặc nhịp tim nhanh. Khi tình trạng này xảy ra, bạn sẽ có nguy cơ tụt đường huyết nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

Nếu bạn bị tiểu đường và các đợt hạ đường huyết tái phát và vô thức, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế tình trạng hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết là gì

Đối với hạ đường huyết, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau:

  • Ăn uống điều độ, cân bằng các bữa ăn với lượng carbohydrate mà bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị. Ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.
  • Ăn các bữa ăn nhẹ ngay khi lượng đường quá thấp hoặc khi gặp các triệu chứng của bệnh.
  • Thông báo với những người sống hoặc làm việc chung rằng bạn mắc bệnh đái tháo đường và hướng dẫn họ cách xử lý nếu bạn bất tỉnh.
  • Kiểm tra lượng đường huyết dựa trên lịch mà bác sĩ yêu cầu.
  • Không phớt lờ những triệu chứng của bệnh hạ đường huyết hoặc trì hoãn việc điều trị vì bệnh có thể dẫn đến hôn mê và tổn thương não.
  • Không nản lòng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và mất thời gian điều chỉnh lượng insulin để được phép tập thể dục.
  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

[mc4wp_form id=”290304”]

Đừng bỏ lỡ cơ hội trò chuyện cùng đội ngũ bác sỹ và chuyên gia về tiểu đường.

Không chỉ có những chuyên gia, mà còn là hàng ngàn câu chuyện được chia sẻ từ chính những người đã và đang mắc bệnh tiểu đường để chúng ta cùng nhau bảo vệ sức khỏe. Click tham gia ngay!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.