Bị giời leo độ nặng nhất sẽ như thế nào

Bệnh giời leo là một bệnh phổ biến hiện nay, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng vẫn gây cảm giác đau đớn và khó chịu cho người mắc bệnh.

Giời leo là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Bệnh giời leo (còn gọi là bệnh zona thần kinh) là bệnh nhiễm trùng do virus thủy đậu Varicella-zoster gây nên. Bệnh thường kèm theo những đau đớn có thời gian kéo dài từ 6 tháng tới vài năm.

Hiện nay đã có vắc xin tiêm phòng mang tác dụng phòng được cả bệnh thủy đậu và bệnh giời leo để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Thời điểm xuất hiện bệnh giời leo là vào mùa mưa với thời tiết lạnh, độ ẩm cao song song với việc cơ địa mệt mỏi, sức đề kháng yếu.

Bất cứ đâu trên cơ thể đều có thể xuất hiện giời leo, nhưng thường gặp nhất ở vùng liên sườn, gần tai và đùi trong. Bên cạnh đó bệnh còn xuất hiện ở vùng bụng, cổ, vai, mặt, lưng và nguy hiểm nhất, khó điều trị nhất là hố mắt.

Bị giời leo độ nặng nhất sẽ như thế nào

Giời leo là những mụn nước nhỏ li ti, ngứa râm ran giống bị kim châm

Triệu chứng của bệnh giời leo

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giời leo như sau:

  • Da đau rát do tổn thương như bị trầy xước hay bỏng, ngứa râm ran giống bị kim châm, thường xuất hiện ở các vùng da bị hở hoặc nhiều trường hợp rải rác khắp người.
  • Ở những vùng nhiễm bệnh xuất hiện mụn nước cấp tính, các mụn sẽ nhỏ li ti thời gian đầu sau đó lan rộng thành từng mảng.
  • Vì phải chịu đau đớn cả bên trong và bên ngoài nên người bệnh bị sốt nhẹ do mệt mỏi
  • Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác như: một bên tai bị giảm thính lực, phần trước lưỡi bị mất vị giác, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mắt. Người bệnh còn bị chảy nước mũi, thức ăn sẽ bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng khô mắt.

Bệnh giời leo lây truyền theo đường nào?

Con đường lây lan của bệnh giời leo sẽ là việc dùng tay tiếp xúc vào vùng da bị bệnh rồi sờ vào những vùng da khác khiến cho bệnh lây lan ra nhiều hơn. Vậy nên, tuyệt đối không dùng tay để gãi khi xuất hiện các vệt đỏ dài dù rất ngứa hay khó chịu.

Đối tượng nguy cơ bệnh giời leo

Nguy cơ bị giời leo sẽ tăng cao hơn nếu có các yếu tố như:

  • Người lớn tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi;
  • Những người bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Những bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu.

Phương pháp phòng ngừa bệnh giời leo

Bệnh giời leo có thể được phòng ngừa bằng những biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị phát ban, để giảm đau có thể dùng băng ẩm đè lên vùng phát ban
  • Khi mắt có dấu hiệu khô hãy sử dụng thuốc nhỏ mắt để dưỡng ẩm cho mắt; buổi tối dùng thuốc mỡ tra mắt hoặc dùng miếng dán che mắt;
  • Tiêm vắc-xin phòng ngừa thủy đậu cho trẻ;

Bị giời leo độ nặng nhất sẽ như thế nào

Có thể dùng băng ẩm đè lên vùng phát ban để giảm đau

Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh giời leo

Chẩn đoán bệnh giời leo

Có thể dựa vào bệnh sử của bệnh nhân hoặc khám lâm sàng để chẩn đoán bệnh giời leo thông qua việc bóc lớp trên cùng của bóng nước, cạo lấy lớn đáy để xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Bác sĩ có thể phải sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ để loại trừ các bệnh lý khác trong một số trường hợp nhất định.

Điều trị bệnh giời leo

  • Điều trị bằng thuốc kháng sinh
  • Áp dụng các biện pháp thanh nhiệt giải độc cơ thể: duy trì chế độ ăn hợp lý, nhiều chất xơ, rau củ quả, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Sử dụng đỗ xanh hoặc lá khổ qua để chữa bệnh: đậu xanh hoặc lá khổ qua, gạo nếp giã nhuyễn đắp lên vị trí bị giời leo sau 3-4 ngày sẽ khỏi bệnh. Sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau: để tránh cảm giác khó chịu cho người bệnh sẽ sử dụng thuốc thuộc nhóm sterroide; để giữ sạch vết thương không bị nhiễm trùng sẽ sử dụng gạc tẩm huyết thanh hoặc dung dịch aluminin acetate 5%; sử dụng các dung dịch sát khuẩn và milian eosin; Sử dụng thuốc kháng vi rút tùy theo tình trạng bệnh và chỉ dẫn của bác sĩ.

Zona thần kinh, còn gọi giời leo, là bệnh dễ tái phát, khó trị, gây đau dai dẳng nhiều tháng, thậm chí cả năm.

Bác sĩ Lê Thái Vân Thanh, Trưởng khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết zona thần kinh là căn bệnh ngoài da thường gặp, tuy không đe dọa tính mạng nhưng làm giảm thẩm mỹ, và gây nhiều biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.

Virus thủy đậu (varicella zoster hay VZV) là thủ phạm chính. Những người nhiễm virus này lúc nhỏ, khi hết bệnh, virus này vẫn không hết, chúng tồn tại suốt đời trong các tế bào, hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt. Sau một thời gian, khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch bị suy yếu, tinh thần chấn động, cơ thể suy nhược, mắc bệnh mạn tính như đái tháo đường... virus sẽ có cơ hội tái phát thành bệnh zona.

Virus nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn. Bệnh kéo dài từ khoảng hai đến ba tuần, có thể tái phát, nhất là những người từng bị nhiễm virus này. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo tuổi tác và hiện chưa có cách chữa trị dứt điểm, việc điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng.

Theo bác sĩ Thanh, khi bị zona, các sợi thần kinh bị tổn thương, nó không thể gửi tin nhắn từ da đến não bình thường được. Thay vào đó, các thông điệp trở nên nhiễu loạn và phóng đại, tạo ra nỗi đau kinh niên, thường không thể chịu đựng được, kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm, dù vết thương trên da đã khỏi.

Dấu hiệu điển hình ở người mắc zona là da nổi ban đỏ sau đó biến thành mụn nước theo từng chùm. Giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ. Cuối cùng mụn vỡ ra, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo lấm tấm màu trắng trên da. Người bệnh bị đau bỏng rát, ù tai, nhức đầu, chóng mặt..., đôi khi sốt từ 38 – 39 độ C, rối loạn bài tiết mồ hôi...

Zona là bệnh truyền nhiễm, có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh, người lành dễ bị lây nhiễm, nhất là nhóm chưa chủng ngừa vaccine thủy đậu và chưa bị bệnh thủy đậu.

Bị giời leo độ nặng nhất sẽ như thế nào

Các nốt mụn nước và ban đỏ trên vùng da bị zona thần kinh. Ảnh: Pinterest.

Bác sĩ khuyên người dân khi có các dấu hiệu trên, nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ kiểm tra da, xác định khu vực bị ảnh hưởng. Trong hầu hết các trường hợp, không cần xét nghiệm để chẩn đoán và cũng không có phác đồ điều trị chung cho tất cả mọi người.

Thông thường, người bệnh được kết hợp các phương pháp điều trị. Gồm, thuốc chống virus để ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh, nếu có tình trạng bội nhiễm thì dùng kháng sinh phòng nhiễm khuẩn, kháng viêm, chống phù nề. Nếu người bệnh đau kéo dài gây mất ngủ, có thể sử dụng thuốc giảm đau thần kinh, thuốc kháng histamin giảm ngứa. Thuốc tăng cường miễn dịch cũng được bác sĩ phối hợp dùng để nâng cao sức đề kháng.

Theo các bác sĩ Nguyễn Minh Anh và bác sĩ Lê Viết Thắng, khoa Ngoại Thần kinh, đau dây thần kinh là biến chứng thường gặp, nghiêm trọng và khó trị nhất của zona. Cơn đau khu trú ở vùng da bị zona trước đó. Hay gặp nhất là vòng quanh thân và thường ở một phía của cơ thể hoặc ở mặt. Người bị zona mắt và nữ giới có tần suất đau cao hơn.

Các cơn đau có nhiều dạng, như âm ỉ, đau rát như bị phỏng, buốt nhói như bị thọc mạnh, đau sâu dưới da. Vùng da có sang thương zona nhạy cảm khi sờ nhẹ, có cảm giác bỏng rát khi cọ với quần áo, ngứa hoặc tê bì. Thậm chí, người bệnh có thể kèm đau cơ, khớp quanh vùng da nhiễm bệnh.

Hiện, vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu chữa đau sau zona. Ngoài các phương pháp trên, các bác sĩ có thể kê thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có tác dụng mạnh để làm nhẹ bớt triệu chứng đau.

Ngoài ra, một số biến chứng khác do zona có thể gồm, suy nhược, trầm cảm, mệt mỏi, khó ngủ, ăn không ngon, khó tập trung...

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyên người dân tiêm phòng bằng vaccine thủy đậu. Đây là cách tốt nhất để tăng sức đề kháng chống lại virus VZV. Bên cạnh đó, nên giữ vệ sinh cá nhân, hạn chế hoặc không tiếp xúc với người chưa tiêm phòng thủy đậu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai.

Bệnh giời leo bao lâu mới hết?

Bệnh giời leo không thể khỏi ngay mà cần phải chữa kiên trì khoảng 2-3 tuần sẽ khỏi hẳn. Khi bôi thuốc sau 7 ngày bạn sẽ thấy dấu hiệu bệnh giảm đi.

Bệnh giời leo nên bôi thuốc gì?

Có thể sử dụng các thuốc bôi như jarish, dalibour, hay dung dịch kháng sinh đối với vết thương tiết ra nhiều dịch. Đối với da khô có thể sử dụng kem acyclovir để giảm đau và làm mát vết thương. Còn đối với da bị nhiễm trùng, thì các loại mỡ kháng sinh như foban hay bactroban sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.

Bệnh giời leo là gì có lấy không?

Bệnh giời leo còn được gọi là herpes zoster, tình trạng do vi rút varicella-zoster, cùng một loại vi rút gây ra bệnh thủy đậu gây ra. Bản thân bệnh zona không lây, nó không thể lây lan từ người này sang người khác.

Bị giời leo nên kiêng ăn gì?

Thực phẩm có thể gây viêm.

Thực phẩm chứa nhiều đường..

Thực phẩm chế biến sẵn..

Thực phẩm chứa nhiều chất béo không lành mạnh..

Ngũ cốc tinh chế và các sản phẩm bột mì trắng..

Thịt đỏ.

Các loại đậu và hạt..

Chocolate..

Thực phẩm cay nóng..