Bị huyết giận là gì

Thế nào là huyết khối tĩnh mạch sâu?

hình ảnh huyết khối trong lòng mạch

Là huyết khối được hình thành trong tĩnh mạch, thường là sâu trong chân. Hàng năm có khoảng một triệu người MỸ mắc bệnh này và hơn 100.000 người tử vong vì bệnh này. Điều nguy hiểm của huyết khối là nó có thể vỡ ra làm thuyên tắc phổi và nghẽn mạch máu, gây tổn hại đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến tử vong .

Triệu chứng nhận biết

Triệu chứng thông thường của huyết khối tĩnh mạch sâu là sưng chân ở phía dưới đầu gối, xuất hiện những vệt đỏ mờ và đau ở vùng nổi lên của huyết khối. Nhưng thật không may là hơn phân nữa số bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo, không phải ai cũng có triệu chứng trên.

Các biến chứng

Thuyên tắc phổi

Huyết khối di chuyển vào phổi và chận đường cung cấp máu, gây khó thở, tụt huyết áp, ngất, tim đập nhanh, đau ngực, ho ra máu. Nếu bạn gặp một trong những biểu hiện trên thì gọi cấp cứu đến bệnh viện ngay

Điều gì gây nên huyết khối tĩnh mạch sâu?

Những nguyên nhân gây tổn hại đến tĩnh mạch như : phẫu thuật, chấn thương, hệ thống miễn dịch suy giảm. Nếu máu của bạn bị nghẽn, chảy chậm thì hầu như dễ hình thành huyết khối đặc biệt là trong trường hợp tĩnh mạch bị tổn thương. Những người bị rối loạn di truyền nào đó hoặc nồng độ oestrogen tăng cao thì cũng có nguy cơ bị huyết khối.

Ai dễ mắc bệnh?

Các đối tượng sau đây dễ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu: có khối u; mới trải qua phẫu thuật; Người phải nằm một chỗ; người cao tuổi; hút thuốc; thừa cân, béo phì; ngồi lâu trên một hành trình dài.

- Phụ nữ hầu như đều bị hình thành huyết khối tĩnh mạch trong suốt thai kỳ và sau khi sinh từ 4 đến 6 tuần. Nguyên nhân là do nồng độ oestrogen tăng cao trong lúc này dễ đưa đến huyết khối. Áp lực dãn nở tử cung cũng làm cho dòng máu chuyển động chậm, rối loạn dòng máu cũng đặt người bệnh vào nguy cơ bị huyết khối cao hơn.

- Người sử dụng liệu pháp hormon: Tương tự như tình trạng có thai, dùng thuốc ngừa thai loại uống, hoặc điều trị hormon thay thế trong các trường hợp tiền mãn kinh cũng làm nồng độ oestrogen tăng cao trong máu của phụ nữ, điều này dẫn đến nguy cơ vế huyết khối tĩnh mạch sâu cho dù họ không bị rối loạn máu.

- Bị ngồi bất động quá lâu một chỗ: Du lịch đến một nơi xa xôi có thể làm căng thẳng, hồi hộp. Các nghiên cứu cho thấy một chuyến du dịch kéo dài kéo hơn bốn giờ mà bạn ngồi bất động không di chuyển thì máu của bạn sẽ trì trệ, nghẽn lại. Điều này sẽ ít khi xảy ra nếu bạn di chuyển nhanh chóng trên một chuyến bay hay đi xe lửa, xe buýt.

Điều trị như thế nào?

Các Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu bị huyết khối cho bạn. Có thể Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh, những loại thuốc bạn đang dùng, những vấn đề liên quan đến sức khỏe, xem xét các yếu tố nguy cơ. Siêu âm là cách phổ biến nhất để chẩn đoán xác định dòng chảy của máu và sự khởi phát của huyết khối, bạn cũng có thể được đề nghị làm một số xét nghiệm cận lâm sáng khác.

Thuốc chống đông máu: Những thuốc kháng đông là phương thức phổ biến nhất để phòng và điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu, mặc dù nó được biết đến là loại thuốc làm loãng máu, nhưng thực ra nó không làm máu bạn loãng ra, nó chỉ làm cho máu bớt độ sánh, dính để ngăn ngừa những cục huyết khối mới hình thành, nó không thể phá vỡ những cục máu đông đã hình thành, nhưng nó làm cho cơ thể của bạn có thời gian để tự phân hũy huyết khối . Bạn có thể dùng loại thuốc này ở dạng viên hoặc tiêm.

Tác dụng phụ của thuốc chống đông máu thường gặp: Bạn thường gặp những vệt bầm trên da hoặc dễ bị chảy máu. Khi bạn gặp trường hợp này thì nên xem lại chế độ ăn uống, có những thực phẩm làm mất tác dụng của thuốc chông đông máu như: rau xanh, bắp cải...Bạn cần đi kiểm tra lại máu để xem bạn đã dùng  đúng  lượng thuốc cần cho cơ thể chưa. Khi dùng thuốc này thì có thể  bạn sẽ không phải điều trị gì cả, nhưng bạn khó cầm máu nếu bị tai nạn. Thuốc chống đông máu có thể làm bạn dễ bị chảy máu bên trong mà bạn không nhìn thấy được. Chảy máu bên trong bụng có thể gây đau, nôn ra màu nâu đỏ như màu cafe, đi tiêu có máu tươi hoặc phân đen. Chảy máu vùng não có thể gây nhức đầu nghiêm trọng, thay đổi thị lực, di chuyển không bình thường, lẫn lộn..gọi cấp cứu ngay nếu bạn có những tiệu chứng này.

Đặt lưới tĩnh mạch chủ: Nếu bạn không thể dùng thuốc kháng đông hoặc nó không có hiệu quả thì các Bác sỉ sẽ chỉ định đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ [vena cava filter ]. Lưới lọc này có thể chặn những huyết khối bị vỡ, ngăn chúng lại không cho vào tim, phổi - điều này không thể làm ngưng sự hình thành những huyết khối mới, không thể điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng ngăn ngừa được thuyên tắc phổi hiểm nghèo

Thuốc phá huyết khối: Phương pháp trị liệu này làm hủy huyết khối được gọi là thuốc phá huyết. Chúng có thể làm chảy máu bất ngờ và chảy máu nghiêm trọng hơn. Vì vậy các Bác sĩ chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như để phá huyết khối đang đe dọa đi vào phổi bạn. Bạn được tiêm tĩnh mạch thuốc này trong bệnh viện.

Mang tất áp lực: Những loại tất đặc biệt này ép nhẹ vào chân của bạn giữ cho máu của bạn lưu thông, chúng có thể ngăn ngừa sự hình thành huyết khối, làm giảm sưng và giảm sự khó chịu nơi mà cục huyết khối đã hình thành. Bạn có thể mua các loại vớ này tự do tại nhà thuốc nhưng bạn cần sự chỉ định của Bác sỉ. Bạn có thể mang chúng ngay khi ở nhà

Kê chân lên cao: Khi nào có thể thì bạn nghỉ ngơi và kê chân lên, làm cho máu trong tĩnh mạch dễ đổ về tim, diều này làm giảm sưng chân , giảm sự khó chịu trong bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Hậu quả dai dẳng của huyết khối

Khi huyết khối tan thì bệnh lý huyết khối tĩnh mạch sâu cũng để lại những di chứng, bạn có thể thấy sự đổi màu da hoặc chân sưng kéo dài, hoặc có thể bị đau...những triệu chứng này là hậu huyết khối, đôi khi chúng kéo dài hằng năm.

Dự phòng bệnh thế nào?

Dùng cơ bắp của bạn để đẩy dòng máu lưu thông, vận động chi dưới của bạn. Khi bạn không hoạt động nhiều như ngồi văn phòng chẳng hạn thì bạn duỗi chân, đứng lên đi tới đi lui một chút.

Thể dục đều đặn sẽ giữ cho bạn một trọng lượng khỏe mạnh, và cũng làm giảm nguy cơ bệnh tật của bạn.

Khi đi du lịch: Khi bạn đi du lịch hơn bốn giờ thì tránh mặc quần áo chật và phải uống nhiều nước, đứng dậy đi vòng vòng một chút ít nhất là sau mỗi hai giờ đồng hồ. Nếu như bạn phải ngồi một chỗ thì duỗi thẳng chân ra và cử động. Cố gằng ghì chặt và duỗi thẳng bắp đùi của bạn, hoặc nhấc lên, hạ xuống gót chân của bạn và tì các ngón chân trên sàn nhà. Dành nhiều thời gian đi bộ để thưởng ngoạn khi bạn đến nơi.

Ds Bùi Ngọc Lan Hương - Theo Sức khỏe & Đời sống

Huyết khối tĩnh mạch sâu là một trong những vấn đề thường gặp hiện nay, phổ biến nhất ở các tĩnh mạch sâu vùng chân. Bệnh nhân mắc bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao. Trong đó, biến chứng thuyên tắc phổi [tắc mạch phổi] là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người có huyết khối tĩnh mạch.

1. Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh gì?

Tĩnh mạch là hệ thống mạch máu có nhiệm vụ đưa máu sau khi trao đổi oxy từ các cơ quan về tim để tiếp tục chu trình tuần hoàn tiếp theo. 

Có 3 loại tĩnh mạch bao gồm: tĩnh mạch sâu, tĩnh mạch nông và tĩnh mạch xuyên. Trong đó, tĩnh mạch sâu vận chuyển 90% lưu lượng máu tĩnh mạch 2 chân, gồm tĩnh mạch chày, kheo, đùi. Tĩnh mach sâu nhận máu đổ về từ các tĩnh mạch nông qua tĩnh mạch xuyên. Tại các tĩnh mạch có hệ thống van cho phép máu chảy theo một chiều nhất định.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là hiện tượng các cục máu đông hình thành bên trong lòng tĩnh mạch. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch nào trong cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở tĩnh mạch chi dưới.

Trong các tĩnh mạch sâu, đặc biệt tĩnh mạch chi dưới có thể có sự tồn tại các cục máu đông.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh huyết khối tĩnh mạch

Có 3 yếu tố chính gây ra huyết khối tĩnh mạch bao gồm sự tắc nghẽn, ứ trệ tuần hoàn máu, tình trạng tăng đông máu và tổn thương lớp nội mạc của các tĩnh mạch. Tất cả nguyên nhân dẫn đến 3 yếu tố trên đều là lý do gây ra huyết khối trong lòng tĩnh mạch.

2.1 Nguyên nhân gây ra huyết khối tĩnh mạch sâu

Các chấn thương hoặc bệnh lý gây cục máu đông ở tĩnh mạch gồm:

– Phẫu thuật: Các biến chứng của quá trình phẫu thuật như chỉnh xương, phẫu thuật ngực, bụng… đều có thể gây tổn thương tĩnh mạch hoặc làm rối loạn lưu thông máu, dễ gây ra cục máu đông.

– Bệnh lý ác tính: Các loại ung thư tại các cơ quan như tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, tiết niệu, dạ dày… thể ác tính thường làm tăng nguy đông máu, gây ra các huyết khối tĩnh mạch.

– Chấn thương: Gãy xương đùi, gãy đốt sống là những tổn thương có thể dẫn tới cục máu đ9ông ở tĩnh mạch.

– Bất động kéo dài: Việc nằm lâu 1 chỗ do mắc các bệnh mạn tính hoặc chấn thương có thể gây ứ trệ tuần hoàn, tạo điều kiện hình thành huyết khối.

– Rối loạn đông máu: Đây có thể là căn bệnh bẩm sinh hoặc hình thành do rối loạn của hệ thống mạch máu và là nguyên nhân làm tăng đông máu.

– Suy tĩnh mạch: Các van tĩnh mạch hoạt động không bình thường có thể khiến máu không chảy được về tim, ứ đọng tại chân và gây hình thành cục máu đông.

Các bệnh lý và những thói quen sinh hoạt như lười vận động, đứng hay nằm nhiều một chỗ trong thời gian dài,… có thể gây huyết khối ở tĩnh mạch.

2.2 Những yếu tố nguy cơ của huyết khối tĩnh mạch sâu

– Mang thai: Quá trình mang thai nặng nề có thể cản trở lưu lượng máu về tim, gây ứ trệ tuần hoàn, tình trạng tăng đông máu.

– Dùng thuốc: Việc điều trị bằng hormon estrogen hay dùng thuốc ngừa thai kéo dài là nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch thường gặp ở những phụ nữ trẻ. 

– Tiền sử bệnh: Người có tiền sử bị huyết khối tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết,… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch.

– Béo phì: Béo phì thường liên quan đến xơ vữa động mạch nên cũng tác động làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối.

– Hút thuốc lá: Hút thuốc lá có thể phá hủy thành mạch, làm tăng nguy cơ hình thành xơ vữa và cục máu đông.

– Ít vận động: Người ít vận động, thường xuyên ngồi một chỗ dễ bị ứ trệ tuần hoàn hoặc tích tụ cholesterol gây xơ vữa và huyết khối.

– Tuổi tác: Bệnh này có xu hướng tăng theo tuổi và thường xảy ra ở những người lớn tuổi.

3. Biến chứng huyết khối ở các tĩnh mạch sâu

Biến chứng nguy hiểm nhất của huyết khối ở tĩnh mạch sâu là thuyên tắc phổi. Các huyết khối có thể theo dòng máu tĩnh mạch đổ về tâm nhĩ phải, xuống tâm thất phải. Khi tâm thất phải bóp đưa máu lên phổi trao đổi oxy có thể cũng tống cả cục máu đông lên phổi. Các cục máu đông bị tắc lại ở đây không di chuyển được, gây tắc mạch phổi.

Người bệnh có thể bị loét da, đau chân, phù nề chân kéo dài ở vị trí tĩnh mạch bị huyết khối.

Huyết khối tại tĩnh mạch sâu có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau và thường tăng theo tuổi. Những tổn thương ở tĩnh mạch do huyết khối có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng cảnh báo hoặc nằm trong đối tượng nguy cơ cao thì người bệnh nên đi khám để được điều trị sớm mang lại hiệu quả điều trị cao.

Huyết khối tĩnh mạch nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi.

4. Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch

Đa số các trường hợp bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên có một số triệu chứng cơ năng có thể là dấu hiệu nhận biết gồm:

– Đau mức độ đau nhẹ hoặc đau dữ dội, tăng khi đi lại.

– Thay đổi màu da vùng da bất thường, da thường chuyển thành màu xanh đen hoặc một màu sắc khác.

– Sưng, cảm giác nặng nề ở bên chân có huyết khối so với bên chân còn lại.

– Sốt không rõ nguyên nhân.

– Nóng ở vùng da bị huyết khối.

– Giãn tĩnh mạch nông.

Đặc biệt khó thở, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực… là những biểu hiện khi huyết khối tĩnh mạch gây biến chứng thuyên tắc phổi. Khi có các triệu chứng nguy hiểm này, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu. Đây là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế hãy chủ động thăm khám tim mạch thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh sớm, tránh những biến chứng có thể xảy ra. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh, hãy điều trị ngay tại chuyên khoa Tim mạch uy tín để sớm cải thiện tình trạng bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề