Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông
Cảnh sát giao thông ra quân thực hiện cao điểm về an toàn giao thông.

Theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng, tính từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 202 vụ tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ, làm chết 144 người, bị thương 108 người. 

So với cùng kỳ năm 2016, giảm 4 vụ, 10 người bị thương nhưng tăng 1 người chết. Trong tổng số các vụ TNGT đã xác định rõ nguyên nhân, có trên 40% số vụ liên quan đến rượu, bia vượt quá nồng độ cồn cho phép; 12% số vụ do người điều khiển phương tiện đi không đúng phần đường quy định và trên 10% số vụ do lái xe tự té dẫn đến tử vong...

Những con số trên cho thấy, bên cạnh số đông người tham gia giao thông nêu cao ý thức chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông (ATGT), vẫn có không ít trường hợp người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thiếu ý thức chấp hành pháp luật về ATGT, hay nói cách khác là thiếu văn hóa trong tham gia giao thông nên gây ra tai nạn.

Không chấp hành đúng quy định

Để đảm bảo ATGT, góp phần giảm thiểu TNGT trên các tuyến đường, người tham gia giao thông cần nêu cao ý thức chấp hành pháp luật về ATGT và thể hiện rõ văn hóa giao thông (VHGT) khi đi đường. VHGT được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Thực hiện VHGT nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông.

VHGT khi đi đường phải được thể hiện bằng hành động cụ thể của việc tuân thủ pháp luật về ATGT: không lái xe khi đã uống rượu, bia; điều khiển phương tiện đi đúng làn đường, phần đường; không đi ngược chiều; không chạy quá tốc độ; không phóng nhanh, vượt ẩu; không nghe điện thoại hoặc nhắn tin khi đang điều khiển phương tiện để đảm bảo an toàn; không vượt đèn đỏ; không quay xe ở những chỗ không được phép… Cần chú ý nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật qua đường và nhường đường ở những nơi có đường giao nhau… Đối với các lái xe vận chuyển hành khách, phải đặt sự an toàn của hành khách trên xe là ưu tiên số một, nên có thái độ ân cần, lịch sự đối với người đi trên xe; không vì lợi ích vật chất mà xem nhẹ sự an toàn và tính mạng của những người đi đường. Người đi bộ cũng phải đi đúng luật, phải đi trên vỉa hè; nếu đường không có vỉa hè thì người đi bộ đi sát lề đường bên phải theo chiều đi của mình; khi muốn qua đường, người đi bộ phải quan sát kỹ các hướng xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới đi qua đường, chú ý qua đường nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

Xây dựng văn hóa giao thông

Khi tham gia giao thông, bên cạnh việc thực hiện tốt pháp luật về ATGT, mỗi người cần phải ứng xử một cách có văn hóa, thể hiện tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau như: giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người tàn tật; giúp đỡ người bị tai nạn, hỗ trợ đưa nạn nhân đi cấp cứu... Ôn hòa, bình tĩnh, hợp tác khi giải quyết các vụ va chạm; nhường nhịn nhau khi ách tắc đường và vận động mọi người cùng thực hiện, đấu tranh, lên án những người có hành vi thiếu văn hóa khi đi đường.

Những hành vi vi phạm pháp luật về ATGT hoặc lái xe không đảm bảo an toàn là những biểu hiện trái ngược với VHGT. Thái độ thờ ơ, vô cảm, không giúp đỡ người bị tai nạn trên đường cũng là biểu hiện của người thiếu văn hóa. Đáng lên án nhất là hành vi gây TNGT cho người khác rồi bỏ trốn khỏi hiện trường và hành vi chống lại lực lượng cảnh sát giao thông sau khi vi phạm trật tự ATGT. Điển hình là vụ chống người thi hành công vụ xảy ra vào ngày 13-9-2017, trên tỉnh lộ 883, thuộc địa bàn xã Tân Định, huyện Bình Đại: Trương Văn Đời (sinh năm 1993, thường trú ấp Phước Hòa, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại) chạy xe mô tô biển kiểm soát 63S5-2705 chở theo Trần Thị Cẩm Tú chạy với tốc độ cao, xe không có gương chiếu hậu, bị Cảnh sát giao thông Công an huyện Bình Đại yêu cầu kiểm tra. Đời chẳng những không chấp hành mà còn gọi đồng bọn tới hỗ trợ cho y chống lại lực lượng làm nhiệm vụ gây mất an ninh trật tự tại địa phương rồi lấy xe tẩu thoát. Hành vi của Trương Văn Đời cùng đồng bọn là vi phạm pháp luật cần được xử lý nghiêm; đây cũng là hành vi mất văn hóa khi tham gia giao thông.

Thực hiện VHGT khi đi đường là một trong những biểu hiện thiết thực để góp phần giảm thiểu TNGT. Ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông cũng góp phần tạo thêm hình ảnh đẹp cho những tuyến đường. Mong rằng mọi người hãy tích cực hưởng ứng và vận động những người xung quanh mình cùng hưởng ứng thực hiện nhằm chung sức giữ vững giao thông văn minh, an toàn trên mọi tuyến đường.

 

Văn hoá giao thông là thuật ngữ được chúng ta nhắc đến nhiều từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.Vậy bạn có hiểu văn hoá giao thông là gì và biểu hiện như thế nào thì được coi là người có văn hoá khi tham gia giao thông? Cùng tìm hiểu nội dung chi tiết và các vấn đề liên quan qua bài viết bên dưới. 

Khái niệm văn hóa giao thông là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu định nghĩa về văn hoá trước khi tìm hiểu văn hoá giao thông là gì? Văn hoá là từ để chỉ trình độ phát triển của loài người và xã hội. Nó được biểu hiện ở các kiểu và hình thức tổ chức trong đời sống và hành động của con người và những giá trị vật chất, tinh thần do con người tạo ra. 

Khái niệm văn hoá giao thông theo đó, cũng là ý thức, thái độ của con người khi tham gia giao thông. Hiểu theo cách khác thì đó là trình độ phát triển của loài người trong lĩnh vực giao thông, được biểu hiện qua các hành động di chuyển.

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông
Tham gia tuyên truyền văn hoá giao thông của giới trẻ hiện nay

Văn hoá ứng xử khi tham gia giao thông là một bộ phận của văn hoá ở nơi công cộng. Chúng là tập hợp các cách thức ứng xử, chấp hành quy định của pháp luật trong giao thông, là tuân thủ chuẩn mực đạo đức khi đang tham gia giao thông. Ngoài ra, văn hoá còn là sự tự giác và gương mẫu với Luật giao thông. Các hành vi ứng xử phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, sau đó thực hiện đúng luật, tôn trọng những người có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản và trật tự công cộng.

Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Khi văn hoá ứng xử giao thông được thực hiện một cách tự giác thì khi đó, ý nghĩa văn hoá giao thông đã được thực hiện, cụ thể:

– Tạo nên một cơ sở vững chắc cho nền giao thông hiện đại, văn minh.

– Hạn chế tình trạng tắc đường, các tai nạn giao thông trong điều khiển hạ tầng giao thông của quốc gia. 

– Thực hiện đúng văn hoá khi tham gia giao thông tạo ra môi trường giao thông an toàn, thân thiện, nhân ái cho con người và vì con người. 

Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông
Đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Khi lưu thông trên đường, ngoài lợi ích của bản thân thì chúng ta còn phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh. Trước hết là việc hiểu và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ những quy định của luật giao thông. Khi lưu thông trên đường cần phải có tính cộng đồng, cư xử có văn hoá, từ tốn và bình tĩnh giải quyết mọi sự việc xảy đến với mình.

Làm thế nào để xây dựng và nâng cao văn hóa giao thông?

Nhiều ý kiến về văn hoá giao thông cho rằng, thanh niên, học sinh có vai trò quan trọng với cả hệ thống giao thông. Đây cũng chính là bộ phận có thể giảm thiểu được tai nạn cũng như ùn tắc, sự cố trên đường. Khi ý thức được nâng cao, hệ thống giao thông ở Việt Nam sẽ dễ dàng đạt được như văn hoá giao thông ở Nhật Bản – một nền văn hoá tiêu biểu. 

Những giải pháp nâng cao văn hoá giao thông từ lâu đã được đề ra cho toàn thể mọi người. Với các cơ quan quản lý, những người có trách nhiệm thi hành công vụ thì ngoài việc đưa ra luật, họ còn có vai trò quan trọng trong việc giám sát người dân thi hành luật an toàn giao thông. Với người dân thì chúng ta cần chấp hành nghiêm túc và ứng xử văn hoá khi tham gia giao thông.  Một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao ý thức của người tham gia giao thông như:

– Chủ động tham gia các hoạt động có liên quan đến an toàn giao thông. Lực lượng thanh niên đóng vai trò xung kích, là nòng cốt để giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

– Nâng cao ý thức của bản thân cũng như người thân từ những hành động nhỏ nhất: Đỗ xe đúng phần đường, không dùng ô che, dàn hàng khi điều khiển xe,…

– Cùng nhau nâng cao khẩu hiệu về an toàn giao thông, tích cực tuyên truyền những hoạt động ý nghĩa để mọi người cùng biết và thực hiện.

Biểu hiện của văn hóa khi tham gia giao thông

Một số biểu hiện cụ thể để xây dựng văn hoá giao thông hiện nay:

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông
Xử lý nghiêm khắc những tình trạng vi phạm an toàn giao thông

– Không vi phạm hoặc tiếp tay cho những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông.

– Không đua xe tự do hoặc cổ vũ đua xe hay các hành vi trái phép khác.

– Không uống rượu bia hoặc các chất kích thích khi điều khiển phương tiện.

– Phê phán, lên án, tố cáo mạnh mẽ các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

–  Đi đúng phần, làn đường với tốc độ cho phép theo quy định.

–  Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện, chấp hành hệ thống biển báo và đèn báo hiệu trên đường.

– Đảm bảo sức khỏe và tinh thân khi trực tiếp lái các phương tiện.

– Hỗ trợ lực lượng chức năng, giúp đỡ người đi đường khi có điều kiện.

– Khi gặp tai nạn, bình tĩnh xử lý, ứng xử văn minh, lịch sự.

Tất cả đều tự giác và cùng nhau thực hiện thì có thể góp phần đưa văn hóa tham gia giao thông quốc gia nên một nền văn minh mới. Ngoài việc hiểu được nội dung thì mỗi người cần thực hiện văn hoá khi tham gia giao thông một cách nghiêm túc. Vì một thế hệ con em chúng ta có một hệ thống giao thông an toàn, hiện đại, mỗi người chúng ta hãy là một tấm gương sáng nhé!

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông-Mẫu 1

 Đối với người tham gia giao thông:

- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ, dừng, đỗ xe đúng quy định; đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy; không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

- Tuân thủ những hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

- Điều khiển phương tiện cơ giới tham gia giao thông phải có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; phương tiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

- Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, kể cả khi không có lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường.

- Không thực hiện các hành vi có nguy cơ gây nguy hiểm cho mình và cộng đồng.

- Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe và trên các phương tiện giao thông công cộng.

b) Đối với dân cư sinh sống ven đường:

 Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường để buôn bán hàng hoá; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: rải đinh trên đường; ném đất, đá lên xe; xả rác, nước thải ra đường,…

c) Đối với lực lượng chức năng khi làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông:

- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao.

- Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.-

 Không sách nhiễu hoặc tiêu cực khi thành công vụ.

Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn.- Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi.

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông-Mẫu 2

_ Không tham gia gây rối, gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của xe cộ.

– Không tiếp tay cho các hành vi vi phạm luật lệ an toàn giao thông.

– Mạnh dạn đứng ra phê phán hoặc báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

– Nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu của đèn giao thông.

– Tuyệt đối không tham gia giao thông, điều khiển phương tiện sau khi uống rượu bia.

– Đi đúng phần đường, làn đường theo quy định, không được phép lấn làn.

– Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè, gia đình và những người xung quanh tham gia giao thông tự giác, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật giao thông.

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông

Các việc làm biểu hiện học sinh có văn hóa giao thông-Mẫu 3

  • Không còi xe inh ỏi trên đường
  • Khi đi xe thì luôn đội mũ bảo hiểm;
  • Không dàn hàng đi trên đường;
  • Không phóng nhan vượt ẩu;
  • Không vượt đèn đỏ;
  • Không lên xe khi chở quá người quy định;
  • Không cố tình đi qua khi đèn đã chuyển vàng;
  • Luôn nhắc nhở bạn bè chấp hành giao thông;
  • Bảo vệ tài sản cho người tham gia giao thông bị nạn;
  • Giúp người già và trẻ em qua đường;
  • Nhắc nhở những phương tiện khác trước sự nguy hiểm;
  • Không đi lấn sang làn của phương tiện khác;
  • Không đi xe lên vỉa hè;
  • Nhường đường cho phương tiện khác trước;
  • Hoặc văn hoá khi tham gia xe buýt hoặc xe khách là không gây tiếng ồn khi lên xe, nhường ghế cho trẻ em, người già và phụ nữ mang thai,.

Các việc làm biểu hiện văn hóa giao thông