Cách lên plan content

Contents

  • Xác định tư tưởng “chất lượng hơn số lượng”
  • 1. Trước khi lập kế hoạch content marketing
  • Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của ngành hàng
  • Sử dụng Google Trend để nhận biết xu hướng
  • Thông qua các báo cáo, khảo sát
  • Xác định khách hàng mục tiêu
  • Hiểu phân khúc thị trường
  • Xác định chân dung khách hàng mục tiêu
  • Phân tích khách hàng bằng ma trận SWOT
  • Định vị sản phẩm, dịch vụ
  • Xác định kênh truyền thông
  • Nghiên cứu content đối thủ
  • Công cụ bá đạo Spy nội dung đối thủ
  • Tìm ra ý tưởng cho một Big Idea
  • Xác định thông điệp truyền thông
  • Xây dựng phong cách content
  • Các dạng content phổ biến
  • Trình bày ý tưởng cho khách hàng
  • 2. Tiến hành lập kế hoạch content marketing
  • Lập kế hoạch content theo 5W 1H
  • 3. Sau khi lập kế hoạch content marketing
  • Theo dõi tương tác
  • Kiểm soát các đánh giá
  • Đo lường hiệu quả
  • 4. Mẫu kế hoạch content marketing hàng tuần, tháng năm
  • Facebook Comments

Nếu tinh ý một chút bạn sẽ phát hiện ra rằng thời gian gần đây mình thường hay chia sẻ những tài liệu, bài viết liên quan đến mục tiêu content marketing & chiến lược content marketing.

Mình đã dành một khoảng thời gian dài để ngâm cứu những cách tốt nhất nhằm giúp những bạn content freelancer (như mình) có thể nâng tầm giá trị, không để những con chữ bị ép giá thảm thương.

Thực tế đã chứng minh rằng, nếu chỉ nhận những bài viết nhỏ lẻ thì thu nhập hằng tháng của bạn vô cùng bắp bênh, chúng ta chỉ ổn định khi nhận những job lâu dài.

Mình hiểu rằng trong tâm thế những người viết có tâm, ai cũng muốn biết “chữ” mình mang nặng đẻ đau sẽ “trưởng thành” như thế nào, nó có hiệu quả hay không để còn “khoe” với cả thế giới hoặc tối về “tự sướng” riêng (nếu có cơ hội)

Vậy nên mình quyết định dành thời gian, cũng như kinh nghiệm sẵn có để hướng dẫn các bạn lập kế hoạch content cho khách hàng. Nhờ bản kế hoạch này mà writer chúng mình sẽ trở nên đắt giá hơn, tăng cơ hội lọt vào mắt xanh của các khách hàng, có được những job lâu dài để tiếp tục trang trải & gắn bó với cái nghề đau não này.

Xác định tư tưởng “chất lượng hơn số lượng”

Để đạt KPI không ít writer cho rằng mình phải đáp ứng thật nhiều bài viết.

Mình nghĩ chúng ta cần phải thay đổi tư tưởng ngay hôm nay, trước khi bắt đầu bản kế hoạch content này. Hãy luôn ghi nhờ rằng :

“Chất lượng hơn số lượng.”

Bởi vì sao?

Không ai muốn đọc đi đọc lại những nội dung trùng lặp, nhàm chán, thiếu đầu tư và không có gì thú vị & mình chắc rằng ngay cả bạn cũng vậy.

Để thoát khỏi vỏ bọc cũ kĩ, làm content như một cổ máy vô tri mà không có chiến lược hay kế hoạch gì cụ thể, mình đã mất một thời gian dài để học hỏi, tìm đọc những tài liệu chuyên ngành & ứng dụng vào công việc thực tế.

Và mình cũng xin nói trước luôn là không có kế hoạch content nào hoàn hảo tuyệt đối 100%, việc của bạn là tiếp tục học và thực hành, cải thiện bản kế hoạch này theo thời gian.

1. Trước khi lập kế hoạch content marketing

Nghiên cứu thị trường, nhu cầu của ngành hàng

Cho dù bạn làm marketing offline hay marketing online thì nghiên cứu thị trường là bước chuẩn bị cực kì quan trọng. Thao tác này giúp bạn biết được:

  • Tốc độ phát triển của ngành hàng
  • Xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới
  • Số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành
  • Cơ hội mà bạn có thể tận dụng được
  • Những thách thức để bạn đương đầu và đưa ra giải pháp

Khi làm việc với khách hàng, mình thường sử dụng những công cụ bên dưới để research nhanh những thông tin cần thiết.

Sử dụng Google Trend để nhận biết xu hướng

Google Trend là trợ thủ đắc lực giúp bạn nhận biết những xu hướng mới nhất của thị trường. Từ công cụ này, bạn có thể biết được mức độ quan tâm của người tiêu dùng cho sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng bạn. Từ đó xây dựng kế hoạch content phù hợp với xu hướng thị trường.

Cách lên plan content

Biểu đề thể hiện sự quan tâm của khách đối với sản phẩm/dịch vụ theo thời gian

Ngoài ra, Google Trend còn là công cụ hữu ích giúp các content marketer bắt kịp xu hướng, xây dựng những kế hoạch content thời thượng nhất.

Cách lên plan content

Thay đổi quốc gia (Góc phải trên cùng trang chủ) và kéo xuống phần Latest Stories and Insights & Recently trending để theo dõi những cập nhật mới nhất về xu hướng, đó cũng là một cách khá hiệu quả để giúp bạn tạo ra nội dung viral tốt trên các kênh social media.

Thông qua các báo cáo, khảo sát

Nếu kỹ tính hơn một chút, bạn có thể theo dõi các báo cáo từ những công ty nghiên cứu thị trường (nghiên cứu về mặt online lẫn offline) để hiểu thêm về nhu cầu của ngành hàng & insight thị trường.

Thông qua những công cụ nghiên cứu định lượng & nghiên cứu định tính, các công ty này sẽ cung cấp cho bạn những số liệu tương đối chính xác về ngành hàng, giúp bạn xây dựng những chiến lược tiếp thị phù hợp với insight của khách hàng mục tiêu.

Phần này thực sự tốn thời gian & công sức của các bạn & thường phù hợp với những job lớn từ những brand vừa đến “khủng”.

Mình sẽ giới thiệu cho bạn một vài đơn vị nghiên cứu thị trường, một là bạn có thể theo dõi những thông tin thị trường có giá trị từ họ, hai là có thể kết nối với họ những lúc cần.

  • Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen
  • Q&Me Market Research
  • Công ty khảo sát thị trường W&S Nhật Bản
Xác định khách hàng mục tiêu
Hiểu phân khúc thị trường

Đã bao giờ bạn tự hỏi làm thế nào để trở thành một writer freelancer chuyên nghiệp chưa? Mỗi tối đi ngủ mình đều đặt tay lên trán và suy ngẫm về vấn đề này. Nhất là khi trên các group tuyển dụng đầy những công việc xem nhẹ nghề viết.

Rồi mình tìm được câu trả lời thông qua việc lập kế hoạch content (chứng minh năng lực thực sự của mình cho khách hàng thấy, tuy không phải job nào cũng win), tim mình vui như cám lần đầu tiên được đi trẩy hội.

Dù bạn là content writer hay là content marketer thì bạn cũng nên hiểu được phân khúc mà sản phẩm/dịch vụ đang phục vụ.

  • Phân khúc thị trường theo địa lý
  • Phân khúc thị trường nhân khẩu học -xã hội học
  • Phân khúc thị trường theo hành vi người tiêu dùng
  • Phân khúc theo đặc điểm tâm lý

Càng hiểu thêm về phân khúc thị trường mà bạn sẽ truyền thông, sẽ không sợ chiến lược và kế hoạch content của bạn đi lệch hướng.

Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Kế hoạch content sẽ tăng gấp đôi hiêu quả nếu bạn không quá tham.

Bạn không thể làm vừa ý hết mọi phân khúc của khách hàng chỉ bằng một bản kế hoạch. Và việc “cố đấm ăn xôi” cũng không mang lại những hiệu quả như mong đợi.

Khách hàng mục tiêu mà kế hoạch content hướng tới nằm trong độ tuổi nào, có sở thích và thói quen ra sao, họ mong muốn những gì ở sản phẩm của bạn, họ đang khao sát hay sợ hãi những gì.

Phát thảo được chân dung khách hàng, bạn sẽ xây dựng được kế hoạch nội dung phù hợp và nhanh chóng tiếp cận được khách hàng mục tiêu.

Cách lên plan content

Phân tích khách hàng bằng ma trận SWOT
  • Chúng ta hiểu khách hàng của mình như thế nào?
  • Làm thế nào để mình hiểu họ rõ nhất và có được cái gật đầu tư họ?

Câu trả lời nằm ở phần này & thực sự mình nóng lòng muốn chia sẻ nó với các bạn.

Mình thường đặt sản phẩm, dịch vụ của khách hàng vào ma trận SWOT để biết được những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats).

Cách lên plan content

Nhờ ma trận SWOT, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng (phần này rất tiện để bạn trình bày cho khách hàng luôn), từ đó đưa ra những chiến lược content phù hợp với những gì sản phẩm, dịch vụ hiện có.

Định vị sản phẩm, dịch vụ

Việc định vị sản phẩm nằm trong chiến lược marketing của doanh nghiệp & bạn nên hiểu được định vị này để có thể xây dựng kế hoạch nội dung phù hợp, làm nổi bật cá tính, điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.

Nếu bạn bỏ qua điều này, thì kế hoạch nội dung của bạn sẽ không thể tối ưu những điểm sau đây:

  • Nhất quán trong việc đồng bộ nội dung hình ảnh, video đúng tầm với những gì công ty hiện có.
  • Phong cách content thống nhất với những định vị mà trước đó doanh nghiệp đã đặt ra.
  • Kế hoạch content không đi đúng trọng tâm, không đủ vững vàng và sa ngã sang một hướng khác

Xác định kênh truyền thông

Bài viết này chỉ giúp bạn xây dựng một kế hoạch content trên 1 kênh cụ thể, vậy nên bạn cần xác định nội dung này sẽ thể hiện trên những kênh nào, từ đó hình thành những công việc cụ thể, phù hợp với từng kênh.

Hiện tại có những kênh digital marketing phổ biến sau:

  • Facebook (bao gồm cả facebook messenger)
  • Instagram (kênh bán hàng hiệu quả còn ít người khai thác)
  • Zalo (tỉ lệ chốt đơn cao và target đúng khách hàng)
  • Youtube (là xu hướng nội dung dẫn đầu trong tương lai)
  • Pinterest (phục vụ doanh nghiệp và người dùng tìm ý tưởng trên cả tuyệt vời)
  • Website (thân thiện với công cụ tìm kiếm google, mang đến nguồn doanh thu lớn)

Còn nhiều kênh social media thịnh hành trên toàn thế giới nư snapchat, viber, twitter,… nhưng chưa được chuộng dụng ở Việt Nam nên mình chưa đề cập đến.

Nghiên cứu content đối thủ

Mình nhấn mạnh luôn đây là một trong những công việc cần làm khi tiến hành xây dựng kế hoạch nội dung.

Nói nôm na thế này, bạn cứ phát triển nội dung của mình và không quan tâm đến thế giới xung quanh thì con đường bạn đi sẽ dài hơn một chút.

Để đạt được những thành quả hiện có trên phương diện content, đối thủ của bạn đã trải qua một quá trình dài làm việc và nghiên cứu.

Mình khuyến khích các bạn lười một cách thông minh bằng cách nghiên cứu content của đối thủ, hiểu rõ những gì đối thủ đang làm trên các kênh để có thể bắt kịp hoặc vượt mặt họ.

Hãy lười một cách thông minh.

Cách lên plan content

Mình đã từng học được rằng, không có content đúng hay sai, chỉ có content hiệu quả hay không hiệu quả. Và do thám nội dung của đối thủ, những gã khủng lồ đã trụ vững trên các phương tiện truyền thông là cách để bạn đến đích nhanh nhất có thể.

Và spy thế nào, thì hãy tham khảo những công cụ bá đạo bên dưới.

Công cụ bá đạo Spy nội dung đối thủ

Để sản xuất nội dung perfect thì sức người không bao giờ là đủ, có vô số công cụ hỗ trợ bạn spy nội dung nhưng mình thấy chỉ cần chọn là vài cái tên đắc lực để giới thiệu đến các bạn là đủ rồi, quá nhiều thành loãng.

Buzzsumo

Mình thường thăm dò đối thủ bằng Buzzumo, công cụ giúp bạn nghiên cứu nội dung và sản xuất một cách ngon lành. Buzzsumo cho bạn những ý tưởng content bất tận để bạn sáng tạo ra những nội dung “xịn” hơn đối thủ hiện tại.

Mình biết được cách sử dụng Buzzsumo qua kiemtiencenter & thấy nó rất hữu ích. Nên mình không bỏ công viết lại làm gì, bạn bấm vào link để xem chi tiết nhé.

Tuy nhiên đây là công cụ trả phí, nếu sử dụng free chỉ được 7 ngày và bị giới hạn số lượng search. Vậy nên bạn cũng có thể tìm trên google các group mua chung Buzzsumo để sử dụng cho tiện, tầm 100-200k/tháng.

Công cụ thăm dò fb ads

Nếu xây dựng nội dung fanpage, hẳn bạn không thể bỏ qua cộng cụ thăm dù fb ads của đối thủ. Biết được nội dung này bạn sẽ biết được kế hoạch nội dung của đối thủ. Khi nào họ chạy quảng cáo, kế hoạch của họ là gì, tần suất quảng cáo như thế nào, chạy trong bao lâu và content quảng cáo của họ cụ thể ra sao.

Từ hoạt động này chúng ta lập kế hoạch content với những chương trình giới thiệu sản phẩm cụ thể hoặc có ưu đãi “hợp thời” phục vụ tốt nhất cho đối tượng truyền thông.

Hiện tại facebook đã cập nhật thư viện quảng cáo, bạn có thể vào đây, search tên fanpage để theo dõi quảng cáo của đối thủ.

Tìm ra ý tưởng cho một Big Idea

Phần này khá khó và không phải muốn có Big Idea lúc nào thì có lúc đó. Big Idea dựa trên quá trình brainstom giữa các thành viên trong team marketing.

Big Idea cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Kết nối cảm xúc với khách hàng
  • Khả thi : Ngắn gọn, xúc tích & có thể dễ dàng triển khai trên mọi phương tiện truyền thông
  • Ý tưởng kích cầu, giúp bạn đạt được mục tiêu doanh số.

Để có một Big Idea – Ý tưởng xuyên suốt chiến dịch hoàn chỉnh thì mình khẳng định luôn, nó không dành cho tay mơ, bạn phải bắt đầu mọi thứ từ việc hiểu khách hàng mục tiêu một cách tỉ mỉ nhất để có được một Big idea khả thi, có thể triển khai và đạt hiệu quả.

Big Idea sẽ giúp bạn định hướng & sản xuất kế hoạch nội dung, mà thông qua nội dung đó khách hàng tự cảm nhận được rằng sản phẩm,dịch vụ này cần thiết đối với họ.

Big Idea có mối quan hệ mật thiết với việc phân tích khách hàng của mình, một khi bạn hiểu sâu về khách hàng, sản phẩm sẽ có thể kết nối nhu cầu của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang lên kế hoạch.

Và Big Idea không dành cho tay mơ, nó có mặt trong các cuộc Pitching giữa các agency với client. Mình chưa từng đi làm trong các agency chuyên nghiệp nên không thể hướng dẫn những cách giúp bạn đến gần hơn với Big Idea. Nó phục thuộc vào tư duy của người làm marketing và các content marketer.

Bạn có thể dần hoàn thiện bằng cách tìm hiểu khách hàng, lắng nghe những khao khát ẩn sâu bên trong họ để có được những Big idea sâu sắc.

Xác định thông điệp truyền thông

Mọi người thường hiểu sai rằng phải tạo ra một thông điệp nói quá nhiều về bản thân mình, về sản phẩm hay dịch vụ, thực ra cái bạn cần chính là xây dựng một thông điệp để khách hàng thấy họ được những gì. 

Thông qua kế hoạch content & những nội dung chi tiết, khách hàng mục tiêu có thể cảm nhận được thông điệp chính mà sản phẩm đó truyền đạt.

Hãy xác định xem sản phẩm, dịch vụ của khách hàng bạn mang đến những giá trị thực tiễn gì. Key messages này sẽ theo xuyên suốt kế hoạch content của bạn.

Xây dựng phong cách content

Các dạng content phổ biến

Trọng số nội dung ra sao và tần suất lặp lại như thế nào tất cả đều phụ thuộc vào khả năng tư duy của mỗi người.

Mình sẽ liệt kê bên các dạng content  có thể dề xuất trong bản kế hoạch, tuy nhiên cụ thể thực hiện như thế nào, mình sẽ không nhắc lại, vì nó đã có đầy trên internet.

Bài viết

Hình ảnh

  • Gifographic
  • Infographic
  • Hình ảnh trích dẫn
  • Ảnh chụp màn hình

Video

  • Video giới thiệu sản phẩm
  • Video viral
  • Video hướng dẫn
  • Video quảng cáo

Mini game

Postcast

Trình bày ý tưởng cho khách hàng

Phần này khá quan trọng, đây là thời điểm chứng minh khả năng của bản thân với khách hàng.

Khi đã có đầy đủ thông tin trong đầu, thậm chí nó còn được lên hẳn trang tính thì chắc chắn bạn sẽ thêm phần tự tin.

Mình khá ghen tị với những bạn hoạt ngôn & thú thật mình khá kém trong việc giao tiếp nên trước mỗi job freelance mình đều nghiên cứu thật kỹ (những nội dung ở trên).

Mình sẽ cho bạn 1 gợi ý quan trọng, giúp bạn dễ dàng có được cái gật đầu khó tình từ khách hàng, đó chính là hãy xây dựng một bản proposal để trình bày ý tưởng.

Lúc này bạn cần gì?

Luyện lại một chút kỹ năng về power point để “xuất bản” ngay một cái proposal, xây dựng cho nó một concept trình bày chuyên nghiệp & chi tiết vào (nếu bạn không giỏi nói).

Nội dung của proposal này gồm những gì:

  • Giới thiệu dự án
  • Khái quát yêu cầu của khách hàng
  • Hiểu về sản phẩm
  • Phân tích thị trường & tiềm năng của ngành
  • Phân tích cạnh tranh (đối thủ, sản phẩm thay thế)
  • Chiến lược content
  • Kế hoạch content
  • KPI đặt ra cho từng kênh
  • Ngân sách chiến dịch
  • Đo lường hiệu quả

Cách lên plan content

Dàn ý Proposal kế hoạch content mình thường trình bày

Nói đơn giản như vầy, hãy tưởng tượng proposal của bạn là một cái cây phát triển ý tưởng. Mỗi mục lớn là một cành, mỗi cành lại có nhiều cành nhỏ, lá và quả. Trong mỗi đề mục ở trên còn vô cùng những công việc khác cần phân tích, bạn tự phát triển và hoàn thiện nó cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

Mức độ chi tiết của proposal phụ thuộc vào độ có tâm của mỗi người & dĩ nhiên có vô số cách trình bày proposal khác nhau, bạn không nhất thiết phải làm đúng như mẫu của mình.

Nghề sáng tạo mà, tạo ra cái ý tưởng gì đó mà từ sáng tới tối nó đều hiệu quả là được rồi.

À quên, trong quá trình mà mình làm việc với khách hàng, cũng có một vài mẫu proposal mà nghĩ rằng sẽ có ích cho việc lên ý tưởng & lập chiến lược content cho các bạn, mình sẽ dành tặng những ai chia sẻ bài viết này.

2. Tiến hành lập kế hoạch content marketing

Lập kế hoạch content theo 5W 1H

Nếu bạn chưa biết công thức 5W 1H là gì, bạn có thể bấm vào link này để tìm hiểu cụ thể. Không chỉ được ứng dụng tốt trog việc lập kế hoạch content, nó còn được sử dụng trong muôn mặt cuộc sống.

Để lập được kế hoạch content theo công thức này, bạn cần phải trả lời những câu hỏi sau:

  • What: Nội dung gồm những gì, gồm có những dạng content nào?
  • Who: Đối tượng truyền thông là ai? Ai sẽ thực hiện những nội dung đó
  • Where: Nội dung được thực hiện trên kênh nào
  • When: Thời điểm thực hiện nội dung và cho nó “lên sóng”
  • How: nó được thực hiện ra sao

Sử dụng những thông tin mà bạn đã nghiên cứu bên trên, kết hợp với phần trả lời cho những câu hỏi này, bạn có thể lập được bản kế hoạch chi tiết trên trang tính một cách nhanh chóng.

Phát triển nội dung chi tiết cho kế hoạch

Kế hoạch content tổng thể mình đã gợi ý ở trên, nhờ bản kế hoạch này mà bạn sẽ có được cơ hội làm việc lâu dài với khách hàng & phải phát triển thêm một bản kế hoạch content chi tiết & lâu dài.

Tối ưu hóa chi tiết từng nội dung

Cho dù đó là content hình hay chữ, các video thì cấu trúc của nó luôn gồm những phần như sau:

  • Key message
  • Title
  • Text, decription
  • Nôi dung chi tiết

Vì không biết dự án bạn đang nhận là gì, nên mình không biết dạng content có trong kế hoạch mà bạn sắp sửa triển khai là gì.

Tuy nhiên một số chia sẻ bên dưới có thể giúp bạn hoàn thành tốt phần nội dung chi tiết, nhất là những bạn không có quá nhiều kinh nghiệm.

  • Top 10+ cách viết bài PR hay nhất hiện nay
  • 8 check list cần bỏ túi khi mới bắt đầu viết blog
  • Nên viết content chuẩn seo hay không?
  • 6 cách viết bài facebook giúp tăng tương tác
  • Hướng dẫn chi tiết cách viết bài review sản phẩm

3. Sau khi lập kế hoạch content marketing

Theo dõi tương tác

Bạn nên theo sát lượt tương tác sau mỗi content và lập báo cáo chi tiết nó theo tuần hoặc tháng. Như vậy bạn có thể biết được phản ứng của người xem đối với nội dung của bạn, họ hưởng ứng như thế nào, số lượng tăng hay giảm dần theo thời gian, những nội dung nào được họ quan tâm hơn cả.

Kiểm soát các đánh giá

Để tối ưu kế hoạch content sau mỗi chương trình, bạn nên chú tâm đến các đánh giá, phản hồi từ khách hàng chính là kim chỉ nam để bạn thực hiện tốt nội dung của mình.

Đo lường hiệu quả

Từ các báo cáo chi tiết về tương tác, bạn có thể biết được kế hoạch content hiện tại có hiệu quả hay không và tối ưu nó dần theo thời gian.

4. Mẫu kế hoạch content marketing hàng tuần, tháng năm

Trên đây chỉ là sườn kế hoạch content mà mình có thể chia sẻ công khai. Vì tính chất công việc & liên quan đến các đối tác nên việc share nội dung cụ thể mình không thể publish hàng loạt được.

Cách lên plan content

Mẫu kế hoạch content chi tiết theo tuần của mình

Nếu gặp khó khăn trong triển khai kế hoạch content, bạn cứ có thể share bài viết này lên facebook cá nhân để ở chế độ công khai rồi gửi link share cho mình kèm với email của bạn, mình sẽ gửi cho bạn mẫu kế hoạch chi tiết hơn nữa.

Những lượt share của bạn xem như món quà tình thần ủng hộ mình trên hành trình chia sẻ những kiến thức thực tế, những tài liệu đã đi vào thực tiễn chứ không phải là chém gió như các “thầy bà” khác.

Ngoài ra, nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì trong việc xây dựng nội dung, bạn có thể để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới. Mình sẽ cố gắng giải đáp hết những thắc mắc của bạn trong khả năng của mình.

Cách lên plan content

Blog của mình tập trung chia sẻ những kinh nghiệm thực tế khi lăn xả trực tiếp trên mặt trận nội dung. Hi vọng có thể giúp bạn hiểu rõ và vận dụng tốt các loại hình content.