Cách nấu cháo sá sùng tươi

Hải Sản Cô Tô  cháo sá sùng khô cho béCách nấu cháo sá sùng khô cho bé ăn mau lớn

Độ tuổi nào ăn được cháo sá sùng?

Sá sùng tuy có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng chung quy vẫn là một loại hải sản. Do đó, các bé dưới 7 tháng tuổi có hệ tiêu hóa còn kém thì không nên cho ăn loại cháo này.

Các bé từ 7 tháng tuổi trở nên có thể tập ăn cháo này. Tuy nhiên phải chế biến phù hợp để các bé có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Khi lớn, cháo sẽ được cho thêm nhiều nguyên liệu hơn để tăng độ hấp dẫn. Đối với bài viết này, tập trung vào đối tượng các bé từ 7 tháng tuổi đến 5 tuổi vì vậy các thành phần đều rất đơn giản.

Cách nấu cháo sá sùng khô

Nguyên liệu nấu cháo sá sùng khô:

- Sá sùng khô

- Gạo tẻ

- Nấm rơm

- Cà rốt

- Gia vị: muối, mắm

- Hành lá, rau mùi

- Dầu oliu

Cách nấu cháo sá sùng tươi

Cách nấu sá sùng khô cho bé

Bước 1: Sá sùng khô rửa sạch, cắt vòi, rang nhẹ cho ra hết cát rồi thái nhỏ.

Bước 2: Gạo tẻ vo sạch, thêm nước tỉ lệ 1 gạo : 10 nước rồi ninh nhừ.

Bước 3: Rửa sạch nấm rơm và cà rốt, thái hạt lựu, luộc chín. Các cha mẹ không nên xay nhuyễn tất cả ra cho bé, bởi bé trên 7 tháng tuổi đã bắt đầu có thể nhai những thứ mềm rồi đó. Hãy tập cho bé thói quen nhai kỹ khi ăn nhé.

Bước 4: Cho nấm và cà rốt, sá sùng vào cháo. Thêm chút nước nóng. Ninh thêm 30 phút cho sá sùng ra các chất dinh dưỡng. Nêm thêm mắm muối cho vừa miệng.

Bước 5: Múc cháo ra bát, cho hành lá thái nhỏ và rau mùi lên trên (có thể không thêm vào vì các bé thường không thích ăn hành lá và rau mùi). Nhỏ lên trên vài giọt dầu oliu để bé dễ tiêu hóa hơn.

Cháo sá sùng được coi như một bài thuốc quý. Đối với các bé nhỏ, cháo sá sùng có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho khan, ho hen, sốt, giúp trẻ phát triển nhanh, toàn diện hơn, giúp chắc xương và thanh nhiệt cơ thể.

Cháo sá sùng khô là món ăn ngon và bổ dưỡng. Để bé của bạn được cung cấp nhiều dưỡng chất, món cháo này sẽ là sự lựa chọn hợp lý. Bạn có thể mua sá sùng khô, bảo quản và nấu dần. Mong những chia sẻ của Hải Sản Cô Tô sẽ giúp bạn nấu thành công món ăn này nhé.

Cháo sá sùng được mệnh danh là một trong những "thần dược" bổ mẹ lợi bé được rất nhiều gia đình tin dùng. Có 2 cách nấu cháo sá sùng phổ biến là cách nấu cháo sá sùng tươi và cách nấu cháo sá sùng khô. Trong đó cách nấu sá sùng tươi dành cho những gia đình ở gần biển, có thể mua được sá sùng tươi.

Cách nấu cháo sá sùng tươi

Cháo sá sùng tươi thơm ngon bổ dưỡng


Cách nấu cháo sá sùng với sá sùng tươi

Cháo sá sùng tươi có tác dụng rất tốt trong việc lợi sữa, bổ dương, giải nhiệt, tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ ăn cháo sá sùng tươi sẽ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển cơ thể tốt và cứng cáp hơn. Tuy nhiên, do cháo sá sùng tươi sử dụng sá sùng nguyên con nên thường không dùng cho trẻ quá nhỏ.
>>> Xem thêm: Sá sùng là gì? Ăn sá sùng có tác dụng gì?
Để nấu cháo sá sùng tươi, ta thực hiện các bước như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu:


Cách nấu cháo sá sùng tươi

Sá sùng tươi làm sạch


  • Sá sùng tươi: 0,5 Kg (Nếu có thể bạn nên mua loại đã làm sạch sẵn)
  • Xương sườn heo tươi 0.5 Kg
  • Gừng, hành lá, ớt, nước mắm, gia vị
  • Gạo tẻ, Gạo nếp (Bạn có thể chỉ sử dụng gạo tẻ, gạo nếp cho vào sẽ giúp cháo thêm sánh hơn)
  • Rau xanh: Rau dền hoặc rau cải
  • Quẩy (nếu thích)

Cách tiến hành nấu cháo sá sùng tươi


Cách nấu cháo sá sùng tươi

Các bước nấu cháo sá sùng tươi

  • Bước 1: Làm sạch sá sùng, nếu bạn mua được sá sùng đã làm sạch thì bỏ qua bước này. Nếu sá sùng chưa được làm sạch, bạn cắt bỏ đầu sá sùng, nắn hết cát, lộn ra và rửa sạch. (Chú ý chà sạch vì sá sùng nếu còn sót cát ăn sẽ bị sạn, mất ngon).
  • Bước 2: Xương sườn trần sơ qua, đổ nước trần đi sau đó cho xương sường cùng sá sùng vào nồi áp suất ninh đến khi xương và sá sùng chín mềm.
  • Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào ninh cùng nước dùng xương và sá sùng đến khi nhừ và nở bung. Trong quá trình ninh thêm gia vị hạt nêm nước mắm tùy khẩu vị.
  • Bước 4: Khi cháo sá sùng đã chín nhừ, thêm rau xanh rửa sạch, đảo đều cho chín tái rồi tắt bếp
  • Bước 5: Múc cháo sá sùng tươi ra bát, thêm hạt tiêu, quẩy, ăn cùng nước mắm gừng và ớt xay.
Vậy là bạn đã có một tô cháo sá sùng tươi thơm ngon và cực kỳ bổ dưỡng rồi đấy. Ngày trời se lạnh mà được thưởng thức một bát cháo sá sùng nóng hổi rắc lên hạt tiêu thơm lừng thì đúng là mỹ vị nhân gian.
Chú ý: Sá sùng tươi nên chọn loại mập, thân dày thì sẽ ngọt hơn. Ngoài ra, sá sùng tươi nấu cháo được nhiều người ưa thích thường là sá sùng ở khu vực biển miền bắc như sá sùng Quảng Ninh, Hải Phòng. Sá sùng ở khu vực Nha Trang thường tanh hơn và nấu cháo không ngon bằng.

Cách nấu cháo sá sùng khô

Sá sùng tươi được bán quanh năm, tuy nhiên nó chỉ ngon nhất khi được bắt vào mùa hè bởi đây là mùa sá sùng. Chính vì vậy, ngoài cách nấu cháo sá sùng tươi thì cháo sá sùng khô cũng được ra đời, nhằm đáp ứng nhu cầu của những người xa biển hoặc vào các mùa không có sá sùng tươi ngon. Đặc biệt, sá sùng khô rất thích hợp để nấu cháo cho trẻ ăn dặm.
Để nấu cháo sá sùng khô, ta thực hiện như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Sá sùng khô: 25g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Rau xanh
  • Nước mắm

Các bước tiến hành nấu cháo sá sùng khô

  • Bước 1: Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi ninh đến khi gạo mềm, nở bung

Cách nấu cháo sá sùng tươi

Xay nhuyễn sá sùng thành bột

  • Bước 2: Sá sùng khô cắt bỏ vòi, làm sạch sau đó cho vào chảo rang giòn, xay thành bột.
  • Bước 3: Rau xanh rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 4: Đun sôi cháo đã nấu chín sau đó cho sá sùng và rau xanh vào nấu cùng, thêm nước mắm cho vừa ăn. (Nếu bạn là người lớn có thể rắc thêm hạt tiêu lên cháo ăn sẽ rất thơm).
Như vậy là bạn đã có một tô cháo sá sùng khô thơm ngon có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn rồi đấy. Thật đơn giản đúng không nào.
Trên đây là 2 cách nấu cháo sá sùng tươi và khô đơn giản, dễ thực hiện nhất mà Halongcruisecenter muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây là hữu ích. Nếu có dịp đi du lịch Hạ Long 2 ngày 1 đêm thì đừng quên ghé qua các cửa hàng đồ hải sản, lựa chọn cho mình một ít sá sùng mang về làm quà bạn nhé!