Cách so sánh tỉ số lượng giác

Lý thuyết về tỷ số lượng giác của góc nhọn

Quảng cáo
Cách so sánh tỉ số lượng giác

1. Kiến thức cần nhớ

\(\sin \alpha = \dfrac{{AB}}{{BC}};\cos \alpha = \dfrac{{AC}}{{BC}};\)

\(\tan \alpha = \dfrac{{AB}}{{AC}};\cot \alpha = \dfrac{{AC}}{{AB}}\).

Tính chất 1:

+ Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Tức là: Cho hai góc \(\alpha ,\beta \) có \(\alpha + \beta = {90^0}\)

Khi đó:

\(\sin \alpha = \cos \beta ;\cos \alpha = \sin \beta ;\) \(\tan \alpha = \cot \beta ;\cot \alpha = \tan \beta \).

Tính chất 2:

+ Nếu hai góc nhọn \(\alpha \) và \(\beta \) có \(\sin \alpha = \sin \beta \) hoặc \(\cos \alpha = \cos \beta \) thì \(\alpha = \beta \)

Tính chất 3:

+ Nếu \(\alpha \) là một góc nhọn bất kỳ thì

\(0 < \sin \alpha < 1;0 < \cos \alpha < 1,\) \(\tan \alpha > 0;\cot \alpha > 0\)

\({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1;\) \(\tan \alpha .\cot \alpha = 1\)

$\tan \alpha = \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }};\cot \alpha = \dfrac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }};$

$1 + {\tan ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }};1 + {\cot ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }}$

Bảng tỉ số lượng giác các góc đặc biệt

Cách so sánh tỉ số lượng giác

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Tính tỉ số lượng giác của góc nhọn, tính cạnh, tính góc

Phương pháp:

Sử dụng các tỉ số lượng giác của góc nhọn, định lý Py-ta-go, hệ thức lượng trong tam giác vuông để tính toán các yếu tố cần thiết.

Dạng 2: So sánh các tỉ số lượng giác giữa các góc

Phương pháp:

Bước 1:Đưa các tỉ số lượng giác về cùng loại (sử dụng tính chất "Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia")

Bước 2:Với góc nhọn \(\alpha ,\,\beta \) ta có: $\sin \alpha < \sin \beta \Leftrightarrow \alpha < \beta ;$$\cos \alpha < \cos \beta \Leftrightarrow \alpha > \beta ;$

$\tan \alpha < \tan \beta \Leftrightarrow \alpha < \beta ;$$\cot \alpha < \cot \beta \Leftrightarrow \alpha > \beta $.

Dạng 3: Rút gọn, tính giá trị biểu thức lượng giác

Phương pháp:

Ta thường sử dụng các kiến thức

+ Nếu \(\alpha \) là một góc nhọn bất kỳ thì

\(0 < \sin \alpha < 1;0 < \cos \alpha < 1\), \(\tan \alpha > 0;\cot \alpha > 0\) , \({\sin ^2}\alpha + {\cos ^2}\alpha = 1;\tan \alpha .\cot \alpha = 1\)

$\tan \alpha = \dfrac{{\sin \alpha }}{{\cos \alpha }};\cot \alpha = \dfrac{{\cos \alpha }}{{\sin \alpha }};$

$1 + {\tan ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\cos }^2}\alpha }};1 + {\cot ^2}\alpha = \dfrac{1}{{{{\sin }^2}\alpha }}$

+ Nếu hai góc phụ nhau thì sin góc này bằng côsin góc kia, tang góc này bằng côtang góc kia.

Cách so sánh tỉ số lượng giác

Bài tiếp theo

Cách so sánh tỉ số lượng giác

  • Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 71 SGK Toán 9 Tập 1

    Giải Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 71 SGK Toán 9 Tập 1. Xét tam giác ABC vuông tại A

  • Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 73 SGK Toán 9 Tập 1

    Cho tam giác ABC vuông tại A có

  • Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1

    Giải Trả lời câu hỏi Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1. Hãy nêu cách dựng góc nhọn

  • Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1

    Trả lời câu hỏi 4 Bài 2 trang 74 SGK Toán 9 Tập 1. Cho hình 19, hãy cho biết tổng số đo...

  • Bài 10 trang 76 SGK Toán 9 tập 1

    Vẽ một tam giác vuông...

  • Lý thuyết góc nội tiếp
  • Lý thuyết góc ở tâm. số đo cung
  • Lý thuyết góc tạo bởi tia tiếp tuyến và dây cung
  • Bài 6 trang 69 SGK Toán 9 tập 2
Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 9 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý