Cây dâu da có tên khoa học là gì

Cây dâu da có thể cao tới 15-25 m và đường kính 25-70 cm với tán tròn và bóng râm. Vỏ cây, rễ và gỗ của loại cây này được thu hoạch để sử dụng làm thuốc, đôi khi được sử dụng cho mục đích y học để điều trị các bệnh ngoài da.

Cây dâu da có tên khoa học là gì
Vỏ cây, rễ và gỗ của loại cây này được thu hoạch để sử dụng làm thuốc. (Ảnh: Internet).

2. Giá trị dinh dưỡng của dâu da đất

Dâu da đất có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể như:

  • Nước
  • Chất đạm
  • Chất béo
  • Chất xơ
  • Carbohydrate/đường
  • Canxi
  • Magiê
  • Phốt pho
  • Kali
  • Natri
  • Sắt
  • Vitamin C

Cây dâu da có tên khoa học là gì
Dâu da đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. (Ảnh: Internet).

3. Tác dụng của quả dâu da đất đối với sức khoẻ

Nhờ có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, quả dâu da đất đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ:

3.1. Hỗ trợ giảm cân

Những loại trái cây và rau củ giàu vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng khuyến khích nên đưa các loại trái cây và rau củ chứa Vitamin C vào chế độ ăn kiêng.

Dâu da đất cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, vì vậy bạn nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống.

3.2. Tăng cường miễn dịch

Dâu da đất có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch nhờ có chứa hàm lượng sắt khá cao. Các tế bào hồng cầu có lợi cho quá trình chữa lành các tế bào, mô và cơ quan bị tổn thương vì chúng là chất mang oxy. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt và tránh được nhiều bệnh tật, bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng với một lượng thích hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt.

Ngoài ra, vitamin C có trong dâu da đất cũng có thể giúp tăng cường miễn dịch, chống lại virus và vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm.

Cây dâu da có tên khoa học là gì
Trong quả dâu da đất có chứa vitamin C - có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn (Ảnh: Internet)

3.3. Tốt cho người bị cảm lạnh

Vitamin C được chứng minh là giúp tăng cường miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm và rút ngăn thời gian mắc bệnh. Mà trong dâu da đất, hàm lượng vitamin C khá cao nên loại quả này có thể hữu ích khi bổ sung vào chế độ ăn uống cho những người bị cảm lạnh.

3.4. Tốt cho sức khoẻ của xương

Dâu da đất tốt cho xương nhờ có chứa Canxi và Phốt pho.

Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển xương chắc khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh niên. Quá trình hấp thụ canxi cũng như sự phát triển của xương đạt đỉnh điểm cho đến năm 20 tuổi và giảm dần sau đó. Đủ lượng canxi và vitamin D giúp tăng khối lượng xương ở trẻ em đang lớn và thanh niên.

Cũng giống như canxi, cơ thể cần Phốt pho để xây dựng nên hệ xương chắc và khỏe, để tạo ra năng lượng và tăng cường sức mạnh của cơ bắp.

Cây dâu da có tên khoa học là gì

Dâu da đất tốt cho xương nhờ có chứa Canxi và Phốt pho (Ảnh: Internet)

3.5. Tốt cho phụ nữ mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sắt trước khi sinh giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và ngăn ngừa bệnh thiếu máu của mẹ trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày.

Trong dâu da đất có hàm lượng sắt tương đối nên các mẹ bầu có thể đưa dâu da đất vào khẩu phần ăn để bổ sung sắt hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn cần đảm bảo bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm giàu chất sắt khác, chẳng hạn như thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, ...

4. Cách bổ sung dâu da đất vào chế độ ăn uống

Mọi người có thể ăn dâu da đất như một loại trái cây hoặc cũng có thể làm nước uống hoặc dùng để nấu canh chua. Tuỳ vào mỗi vùng miền có thể sẽ có những cách ăn khác nhau.

Chưa có khuyến cáo liều lượng ăn dâu da đất mỗi ngày, nhưng các bạn nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.

TTO - Cùng với đặc sản bông giờ, vài năm gần đây xứ Nẫu Phú Yên có thêm loại trái cây cực hấp dẫn, ai gặp cũng thích thú, dừng lại chụp ảnh.

Cây dâu da có tên khoa học là gì

Dâu da đỏ ở Gia Lai - Ảnh: N.V.M.

Người địa phương gọi là trái đỏ. Trái có vị rất chua, mọc chen chúc từ thân, từ dưới gốc, khoe sắc đỏ lựng. Nhiều du khách thắc mắc: cây trái đỏ này có từ đời nào, sao bỗng dưng vài năm nay chi chít trái, cứ như của trời cho?

Với những gia đình có cây trái đỏ thì nghĩ là trời cho thật. Du khách nườm nượp đến. Nhà có thêm việc làm từ giữ xe, bán nước, bán cơm, bánh trái... cho đến bán trái đỏ. Với thôn làng bình lặng lâu nay, như vậy là vui lắm.

Trái đỏ - chính xác là dâu da với nhiều tên gọi khác nhau theo vùng miền như dâu tiên, dâu đất, dâu da lông, dâu da quả đỏ, dâu da quả gốc; quả màu vàng hoặc đỏ, vị chua. Tên khoa học là Baccaurea, thuộc họ Phyllanthaceae. Cây trái đỏ ở Phú Yên là dâu da đỏ. Nhiều và sai quả nhất là ở cao nguyên Vân Hòa, huyện Sơn Hòa, nơi khí hậu mát mẻ của vùng bán sơn địa, lại gần biển trong lành.

Trước đây, trái dâu da đỏ để ăn chơi. Muốn ăn thật cũng không được vì rất chua và nặng bụng. Khi có khách du lịch tìm đến tham quan, các chủ vườn dưỡng cây, không hái bán mà để trái tha hồ sinh sôi. Và gần đây mới xuất hiện những tấm ảnh cây dâu da đỏ trĩu quả là vậy.

Mùa dâu da đỏ năm ngoái, chị Minh Nguyệt, người thôn Lương Sơn, xã Sơn Xuân, Sơn Hòa, mày mò tìm cách làm rượu từ trái này. Thành công ngoài mong đợi. Rượu dâu da đỏ màu hồng tươi tự nhiên, hương thơm ngọt nhẹ, nồng thanh, không cần men và chất bảo quản. Rượu để khai bữa, ăn đứt nhiều loại rượu khai vị, cả chất lượng, hương vị và tác dụng. Có khách đề nghị chị Minh Nguyệt nghiên cứu làm thêm mứt và bột chua từ trái dâu da đỏ.

Dâu da đỏ không chỉ có ở Phú Yên. Ở thôn An Điền Bắc, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, cách Quy Nhơn 80km, cùng đất cái nôi của phong trào Tây Sơn, độ cao gần gấp đôi nhưng khí hậu và thổ nhưỡng tương tự Vân Hòa, Phú Yên cũng có cây này.

Cây dâu da đỏ Phú Yên thân thẳng, trái chi chít sát mặt đất, cao vài ba mét. Ở Gia Lai, cây cao chừng mét là đẻ thêm nhiều nhánh. Vào mùa thu hoạch, Phòng Văn hóa thông tin thị xã An Khê phối hợp với các hộ gia đình tổ chức những ngày hội chợ quê để bà con quanh vùng đến vui chơi và mua sắm sản vật địa phương.

Hai vùng đất đỏ bazan này đều có khí hậu mát mẻ, con người hiếu khách, có thể thoát nghèo từ sản vật địa phương.