Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Quốc hội Việt Nam đang chuẩn bị bỏ phiếu thông qua một luật sửa đổi, bổ sung về phòng, chống ma túy giữa lúc có cáo buộc vi phạm nhân quyền tại các trại cai nghiện.

Một trong những nội dung quan trọng của đạo luật sửa đổi là luật hoá việc giữ người cai nghiện trong thời gian dài hạn tại các trung tâm, trại cai nghiện dưới nhiều hình thức sau thời gian cai nghiện ban đầu.

Một Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội nói với BBC rằng các đại biểu sẽ thông qua việc sửa đổi luật này.

Ông Bùi Sĩ Lợi cho biết sẽ có những sửa đổi so với dự thảo được đưa ra xem xét nhưng những vấn đề chính đều sẽ được thông qua.

Điều này diễn ra trong khi có những lo ngại về việc vi phạm nhân quyền của những người bị giữ cai nghiện dài hạn.

Có những cáo buộc rằng nhiều người đã chết trong các trại ở các tỉnh và thành phố ở Việt Nam mà không có báo cáo độc lập về vấn đề này.

Một trong những người từng được đưa đi cai nghiện theo diện bắt buộc trong vòng hai năm tại tỉnh Hà Tây nói với BBC hôm 22/05/2008 là đã chứng kiến những vụ bạo hành xảy ra thường xuyên trong trung tâm nơi ông bị giam giữ dưới hình thức cai nghiện thông qua học tập, lao động.

''Ví dụ tôi vào tới nơi tôi thấy cảnh thế này. Nó bắt người ta liếm một đôi dép, không liếm nó đánh chết. Nó nhổ nước bọt bắt liếm là bình thường. Còn nó đá vào mặt, dẫm gót vào lưng là bình thường. Ngày nào cũng xảy ra trường hợp như thế.''

''Với khẩu hiệu bên ngoài là ''đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về thì dặn dò chu đáo'' nhưng ngược lại hoàn toàn.

''Cái thuốc cai nghiện chỉ là bằng đòn thôi.''

Bản thân nhân chứng này cũng nói từng bị bạo hành trong thời gian ở trung tâm cai nghiện bắt buộc.

''Tôi ở mười một ngày ở y tế nó đánh tôi mười hai trận.''

Ông cũng phê phán phương pháp trị liệu "cải tạo lao động" ở đây là thiếu nhân đạo và không khoa học.

Bác bỏ

Tuy nhiên ông Lợi, người đã từng là giám đốc của một trung tâm cai nghiện nói ông nghi ngờ các cáo buộc có sự đánh đập và đối xử tệ bạc với người cai nghiện.

''Tất cả những điều đó tôi đã đi giám sát, không thể có chuyện đó được. Người ta nói thế là không đúng.''

Nhưng ông cũng nói sẽ kiểm tra cáo buộc về trại trước đây là trại Số 5 ở Ba Vì với tư cách một đại biểu quốc hội.

Ông Lợi cho biết quốc hội Việt Nam cũng đồng tình với cách của quốc tế coi những người nghiện là bệnh nhân và đã nghe nhiều ý kiến đóng góp của các tổ chức khác nhau ở trong và ngoài nước khi sửa đổi Luật về ma tuý.

Một số tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước tại Việt Nam trong khi đó nói họ đã từng dự định tiến hành các nghiên cứu về thực trạng cai nghiện và sinh hoạt của các "học viên" ở các trung tâm cai nghiện bắt buộc trong nước nhưng không thành công.

Lý do là không thể thu thập được các số liệu thực sự được thực hiện một cách khách quan, trực tiếp và không chịu sức ép từ các học viên hoặc cựu học viên cai nghiện ma tuý.

Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng đã đề nghị Việt Nam xem xét lại chính sách giữ người cai nghiện dài hơn sáu tháng vì theo họ kinh nghiệm trên thế giới cho thấy việc giữ lâu hơn nửa năm không cải thiện được khả năng giảm nghiện.

Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền
Họ chỉ nghĩ đến phần ngọn tức là giảm được tội phạm nhưng không chú ý tới chuyện số người tái nghiện vẫn cao, chết trong trại nhiều và nhiễm HIV cũng nhiều.
Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Một nhà xã hội học

LHQ cũng nói họ lo ngại về chuyện các chính quyền địa phương, vốn trong nhiều trường hợp thiếu năng lực chữa trị người nghiện, có thể được giao trách nhiệm giám sát các trung tâm chưa nghiện.

Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Anh v.v..., những người lệ thuộc hoặc lạm dụng ma túy được coi trước hết như những người bệnh cần được chăm sóc tinh tế về mặt sức khoẻ nói chung và sức khoẻ tinh thần nói riêng, hơn là những đối tượng mà xã hội cần tẩy trừ hoặc trừng phạt.

Luật pháp nhiều nước nghiêm cấm việc sử dụng các hình thức giam giữ trá hình dưới nhiều hình thức, gây tổn thương tới sức khoẻ, nhân phẩm và quyền tự do của những người cần được cai nghiện này.

Họ cũng kê đơn thuốc thay thế cho người bệnh, thậm chí trong một số trường hợp phải kê heroin để tránh việc người nghiện đi trộm cắp hoặc mua ma tuý từ các nguồn trái phép.

Ý chí chính trị

Một trong các nhà xã hội học có quan tâm tới vấn đề phòng chống ma tuý ở Việt Nam nói với BBC chính phủ đã không thành công trong việc giảm số người nghiện.

Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Ông Nguyễn Minh Triết là người ủng hộ chương trình thí điểm giữ người dài hạn sau cai khi còn ở thành phố Hồ Chí Minh

''Mục tiêu của chính phủ Việt Nam là mỗi năm giảm 10% số người nghiện, nhưng trên thực tế số này lại tăng 10%.

Nhà xã hội học này cũng nói ý chí chính trị của các quan chức và một số dân biểu Việt Nam quá lớn và chọn cách làm có thể coi là ''đâm đầu vào tường''.

''Họ chỉ nghĩ đến phần ngọn tức là giảm được tội phạm nhưng không chú ý tới chuyện số người tái nghiện vẫn cao, chết trong trại nhiều và nhiễm HIV cũng nhiều.''

Trong khi đó người đi cai nghiện được BBC phỏng vấn nói những người đã trải qua trại cại nghiện trở thành ''những con thú'' khi trở lại xã hội.

Cũng đã có những cáo buộc về chuyện ''bắt theo chỉ tiêu'' những người nghiện hoặc được cho là nghiện.

Chuyên gia ở Hà Nội này cũng nói rằng chương trình giam giữ dài hạn sau cai từng được ông Nguyễn Minh Triết cho thử nghiệm khi ông làm lãnh đạo ở thành phố Hồ Chí Minh và nay lại có ảnh hưởng tới khả năng thông qua Luật phòng, chống Ma tuý sửa đổi với tư cách Chủ tịch nước.


Nếu quý vị là những người từng đi cai nghiện, có người nhà, người quen đi cai nghiện, hay có ý kiến về vấn đề này xin liên hệ với BBC bằng mẫu thư bên tay phải.

Nguyen Phi Hoang, Hà Nội Theo tôi, muốn giảm người nghiện thì ta phải tìm được nguyên nhân sâu xa và cách giải quyết nó. Ở đây, nguyên nhân sâu xa chính là “tiền”; cái gì càng cấm, càng ngăn chặn thì lợi nhuận càng cao, mà nhiều người chấp nhận có thể “hy sinh” vì “lý tưởng”.

Vậy chúng ta phải làm sao, tôi xin đưa ra một số giải pháp: - Tổ chức những khu vực trồng, chế biến cây thuốc phiện do Nhà Nước quản lý nhằm cung ứng cho thị trường. Như vậy con buôn sẽ mất đi động cơ buôn bán, các đầu mối đưa ma túy vào Việt Nam tự động bị triệt tiêu. - Lập danh sách những người đang nghiện.

Tổ chức các khu sử dụng ma túy hợp pháp với giá rẻ tại từng khu vực dân cư. Ma túy giá rẻ và công khai sẽ giúp những người nghiện không còn phải lén lút, từ đó giảm các nguy cơ cho xã hội. Lên lộ trình cai nghiện thích hợp, khoa học cho người nghiện.

- Tăng nặng hình phạt cho những trường hợp buôn bán ma túy trái phép đồng thời xử lý thật những trường hợp lôi kéo người khác nghiện hút cũng như những trường hợp nghiện hút mới (có thể áp dụng án tử hình với những trường hợp này).

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về ma túy cũng như các hình phạt cho đối tượng vi phạm pháp luật. Theo tôi, nếu làm theo phương thức trên các tệ nạn xã hội sẽ giảm, các đường dây ma túy tự động sẽ tự suy tàn, người nghiện mới sẽ giảm triệt để, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Có lẽ chỉ khoảng 10 – 15 năm nữa, Việt Nam sẽ không còn người nghiện ma túy mới. Đó chỉ là ý kiến cá nhân tôi, xin mọi người cho ý kiến và đóng góp.

Phuong Nguyen, Úc Trước đây tôi là một người nghiện hút, chích hít đủ thứ cả. Nay tôi đã cai được và tôi thấy quý vị cứ bàn thảo mãi, nào là bênh vực nào là lên án nhưng hình như chưa ai nhận thấy cái cần nhất là trị từ gốc mới hết. Đó là những tay buôn bán thứ này. Quý vị hãy nhìn vào các nước Hồi Giáo xem thì thấy ngay. Kể cả quốc tế cũng bó tay và luôn khuyến cáo công dân họ là đừng mang ma túy vào các nước này vì họ triệt thẳng tay các tay buôn. Muốn dẹp ma túy thì cách tốt nhất là bắt tay từ việc dẹp con buôn chứ đừng nghĩ là cai nghiện sẽ giúp được gì. Vì cai được lớp thế hệ này thì lớp thế hệ kế tiếp sẽ mắc phải ngay vì chính bọn con buôn (có thể là những ông lớn bao che) là mầm mống xúi dục cho người ta nghiện để chúng bán hàng, sao chúng ta cứ lẩn quẩn mãi trong vụ cai nghiện cho mất thời giờ???

Kien Con, Hà Nội Các bác đừng có nghĩ là con nghiện trong trại hoàn toàn ăn bám vào xã hội! Thằng em họ tôi cũng đang ở trại 06 Sóc Sơn, bây giờ cũng phải làm quần quật đấy nhé. Trong đó có nhiều nghề như: khâu bóng đá, làm chè xanh (đóng gói xuất khẩu), làm ở xưởng đá mỹ nghệ…. Thử hỏi lợi nhuận từ những việc làm thêm đó chạy đi đâu?

Trong khi đó, người nhà của các học viên vẫn phải đóng góp tiền "ăn thêm", tiền chi tiêu mua đồ hàng tháng. Có thấm gì vào mấy bữa cơm rau trong đó không? Gia đình chú tôi cũng đi thăm nó cách đây ba ngày và hỏi về chuyện "đại bàng xanh, đại bàng đỏ" ở trong trại cai nghiện. Nó bảo là có hiện tượng đó thật - ở đâu mà chả có! Nhưng tình hình đã được cải thiện và tốt hơn mấy năm trước rồi (nó đi trại này lần thứ 2). ! Vì thế, nên bác nào có người thân đi cai nghiện ở Sóc Sơn cũng đừng quá bức xúc.

Vũ Bình Thanh Tôi vẫn ủng hộ việc tập trung cai nghiện vấn đề là cần nâng cao nghiệp vụ quản lý, giáo dục và chăm sóc hơn, cần tạo quỹ đất cho họ tham gia lao động sản xuất có thu nhập khá hơn. Các nhà từ thiện nếu có tâm thì nên giúp đỡ các phương án đào tạo dạy nghề cho họ nhiều hơn. Đối với các đơn vị cũng nên có kế họach luân chuyển cán bộ quản giáo để tránh tiêu cực. Một cán bộ quản giáo chuyên nghiệp có trình độ đúng mức thì càng chuyển nhiều trại khác nhau họ sẽ càng giỏi hơn, còn cho rằng càng ở lâu càng nắm sát tình hình tôi cho rằng chưa đúng, và hơn nữa họ sẽ dễ dẫn đến tiêu cực hơn.

Hai Nam, Hàn Quốc Theo tôi BBC đã tiếp nhận thông tin một chiều. Thay vì phỏng vấn người mắc nghiện liệu BBC có phỏng vấn nạn nhân của họ không? Họ là ai xin thưa chính là gia đình và người thân của họ. Các vị ở trời Âu các vị có những điều kiện kinh tế con nghiện ở đấy cũng khác. Họ có tiền có thể mua thuốc thường xuyên, không vạ vật trộm cắp cướp của giết người vì đói thuốc như ở VN. Ở VN, gia đình nào có người nghiện thì khổ cực vô cùng.xin đừng đưa tin khi không hiểu rõ tình hình thực tế. Xin cảm ơn!

Thanh Le, Hà Nội Thực ra các bạn không hiểu tình hình ở Việt Nam. Quan điểm của Nhà Nước về sửa đổi luật PCMT theo hướng nghiêm khắc hơn với người nghiện ma túy, đây cũng là ý nguyện của đại bộ phận người dân. Nhưng vấn đề là ở chỗ người cai nghiện luôn bị đánh đập đối xử một cách dã man nếu gia đình không đóng tiền cho trại.

Các giám thị trại khôn lắm, họ hợp thức hoá mọi nguồn tài chính vào trại tránh để cấp trên tra hỏi. Họ yêu cầu người nhà bệnh nhân phải viết đơn tự nguyện ủng hộ trại thì con cái họ mới được yên thân. Mà hai ba tháng ủng hộ một lần. Khi thì cái tivi, khi thì mấy cái quạ vvv. còn tiền nhà nước họ cắt giảm triệt để, như giảm khẩu phần ăn ,thuốc men.

VuThi Nhan, Nam Định Ma túy là một tệ nạn nguy hiểm, cần phải cách ly một thời gian đủ để giáo dục họ - điều đó đúng. Việc vi phạm "nhân quyền" trong vài trại tập trung theo tôi nghĩ đôi khi cũng có, nhưng không phải là phổ biến, vì các cán bộ quản giáo không phải là không có tình người, và đôi khi cũng có những người có lòng nhân đạo là đằng khác. Tuy nhiên đứng về mặt y học, người nghiện ma túy cũng là "bệnh nhân" - họ mắc phải một căn bệnh "hết thuốc chữa!" do lỗi lầm của tuổi trẻ.

Bản thân người nghiện cũng rất muốn hết bệnh để trở nên bình thường như những người khác, nhưng nào được gì đâu, chỉ là công dã tràng...Đôi khi cũng nên nghĩ rằng "tại chúng ta chữa trị họ không được" khi chất gây nghiện đã ăn sâu vào trong não bộ họ (vì thế y học xem như một dạng tâm thần!). Ở đây tôi không muốn đặt vấn đề trách nhiệm của ai, xã hội ? gia đình? Tôi chỉ muốn nêu lên khía cạnh nhân đạo. Những ai chưa có gia đình, hoặc có gia đình mà chưa có con, hoặc con còn nhỏ thì "đừng chưởi mắng" họ quá mức. Vì ta nên nhớ rằng "ma túy chẳng chừa một ai, một gia đình nào". Bản thân tôi ngày xưa rất "ghê sợ" bọn nghiện ngập, tôi đã từng xua đuổi đứa cháu bị nghiện ra khỏi nhà mỗi khi nó ghé chơi...và ngày nay "chính đứa con trai duy nhất của tôi bị nghiện và không hết bệnh dù đã trên tám năm...". Các bác nào hăng máu "rủa xả" nhất nên lấy đó làm gương....

Anh Tuan TP. HCM Tôi thấy đúng là các vị không sống ở VN thì không thể thấy sự đáng sợ của các con nghiện. Họ làm ô nhiễm xã hội. Tôi từng chứng kiến nhiều trường hợp tại Q.4, Q.8 họ ngang nhiên chích giữa thanh thiên bạch nhật và vất ống tiêm chích đầy đường và công viên, chỉ tội nghiệp các cháu bé lỡ chơi trong công viên đạp phải hay các anh chị quét rác phải tiếp xúc thường xuyên không biết ngày nào dính phải ống chích có HIV thì thật là khổ. Đó là chưa kể bao nhiêu tội ác họ gây ra nữa.

Jojo Tôi cũng đã từng nghe về vấn đề bạo lực và đối xử tồi tệ từ một anh ở khu phố bị bắt đi cai về, nay anh đã chết vì bệnh tật. Tôi thấy việc này là tàn bạo và thú vật quá, cần chấn chỉnh xét xử những người ăn thịt người đội lốt thầy thuốc trong trại cai nghiện.

Cuong, tp HCM Tôi thấy cai nghiện tập trung là hoàn toàn đúng.Tôi chưa bao giờ thấy một người nghiện lương thiện.

Hone Nếu có một cuộc trưng cầu dân ý, tôi tin 99% người Việt Nam sẽ ủng hộ chính phủ về đạo luật này.

Tu Tam, Hoa Kỳ Sao chúng ta không thể nghĩ rằng, những người bị phải căn bệnh nghiện này có muốn như vậy đâu, để cho xã hội và gia đình phải xa lánh nguyền rủa! Hãy thử tìm hiểu, chất độc hại này được chuyển vào VN như thế nào, và chính quyền hiện nay đã và đang làm gì để ngăn chận những số lượng thuốc khá lớn này xâm nhập vào VN. Có phải tại tham nhũng, hối lộ đã và đang tiếp tay làm băng hoại xã hội và đời sống con người VN không? Xin mọi người hãy mở lòng với những cảnh đời không may mắn, bởi vì họ chỉ là nạn nhân của những thế lực tham tiền ham bạc trong xã hội VN hiện nay.

Thomas Mở trại cai nghiện ma túy ở VN là điều tốt. Tôi đề nghị mở thêm một trại cai nghiện "tiền bạc" của nhân dân vì bọn nghiện thứ hai nầy nguy hiểm, gian ác và ăn hại tài sản của nhân dân nhiều hơn bọn trước.

Nguyen Viet, Sài Gòn Việc “bỏ tù” những con nghiện với những điều kiện như hiện tại (điều buồn cười là những người bác bỏ nạn bạo hành đều toàn dựa vào ‘suy đoán’) chỉ tạo ra một thế hệ tội phạm mới, những người trở nên chai lì, bất mãn. Chắc chắn một điều là khi mà luật này được áp dụng, việc phải đáp ứng một số lượng người nghiện khổng lồ trong thời gian dài, chạy đua với thành tích chỉ càng làm nạn bạo hành thêm trầm trọng. Tôi có thể dự đoán rằng tình hình chỉ có tồi tệ thêm, chúng ta hãy cùng chờ xem nhé.

Lê Hoàng Hải, Việt Nam Thật nực cười với cáo buộc về việc liếm dép, đánh đập... tại cơ sở cai nghiện, vậy mà còn có người đồng tình, không hiểu họ nghĩ gì và hiểu biết đến đâu. Cá nhân tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Nhà Nước về sửa đổi luật PCMT theo hướng nghiêm khắc hơn với người nghiện ma túy, đây cũng là ý nguyện của đại bộ phận người dân.

Tuan, HN Tôi nghĩ rằng những người nghiện là những thành phần u nhọt của xã hội, vì vậy cần phải cắt bỏ sớm để tránh lây nhiễm. Những con nghiện đã làm Nhà nước phải chi một số tiền vô bổ hàng năm, cũng là một trong những yếu tố gây lên lạm phát.

Doanh Chinh, Hà Nội Cai nghiện cưỡng bức là đúng. Thực tế là những người nghiện là mối bất an nghiệm trọng cho xã hội. Không nên có cách nghĩ máy móc về nhân quyền đối với "cộng đồng hư hỏng" này. Nếu không nhân quyền của đại đa số trong xã hội liệu có được đảm bảo nếu những người nghiện sống tại cộng đồng?

Le Trong Bang, Hà Nội Tôi đồng ý với chính phủ là giữ lại nhưng không thể dùng tiền thuế của dân vào việc nuôi dưỡng người nghiện mà phải mở rộng TT và bắt họ phải đổ mồ hôi cho cái ăn cũng như thuốc men sử dụng trong việc cai nghiện. Nếu không sau khi cai nghiện do cuộc sống khó khăn họ lại tìm cách vào trung tâm để được chăm sóc.

Nguyen Cong Tri Qua một loạt ý kiến trên, có thể thấy rằng đa số người dân muốn cai nghiện tập trung và gần như không có bạo hành trong các trung tâm cai nghiện (thật ra, vì lẽ này hay lẽ khác không thể tránh hoàn toàn chuyện bạo hành).

Ẩn danh Trung tâm cai nghiện là những trung tâm tội ác trung tâm ăn hối lộ điển hình của chế độ! Mỗi năm nhà nước chi hàng ngàn tỉ để làm gì? Khi có người nhà trong đó rồi thì các bạn mới cảm thấy đau xót, con người được đối xử đúng như con vật, đánh đập tra tấn, ăn uống kham khổ, khi đưa người vào đây thì những người này hiển nhiên trở thành con nợ vì khi người nhà không nộp tiền vào thì sẽ bị chúng bỏ đói, đánh đập. Khi chúng biết nhà nào giàu thì chúng sẽ vu khống là thiếu tiền ăn hay là gây rối bị kỷ luật không được ăn...

Patrick Tran Tôi không đồng ý NVN nói vì có trường hợp vì một hoàn cảnh nào đó người ta mới vướng vào "drug". Theo tôi NVN chắc là dân ở Việt Nam nên còn lạc hậu về cách nhìn "drug user".

Thường công dân nước tiên tiến họ không có thành kiến như vậy với người lỡ sử dụng "ma túy". Nhân vô thập toàn, hãy cho người ta một cơ hội và hãy rộng lòng thương người, đừng sống ích kỷ quá NVN.

Vinh Binh Thanh Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến Ông Tran thien Hao, Hà Nội. Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội và trình độ tổ chức khác nhau mà mỗi nước có cách làm khác nhau và dĩ nhiên các kết quả cũng sẽ đem lại tương ứng với việc đầu tư cho các chương trình cai nghiện.

Vấn đề là chúng ta nhìn ở mặt tích cực của chúng và tạo điều kiện, đồng thời góp ý giúp đỡ hạn chế các mặt tiêu cực. Cũng không nên chính trị hóa vấn đề mà hãy ý thức xây dựng một xã hội càng ít người nghiện ma túy.

Một thế giới càng ít người nghiện là mục tiêu của các nhà nước và các nhà họat động xã hội. Xin đừng vì lý do nào khác mà làm giảm đi tâm huyết của những người quyết tâm, có ý chí cải tạo xã hội, dù đó là nước Mỹ giàu có hay đất nước chúng tôi đang cố gắng đi lên. Các bạn Việt kiều nào đó cũng không nên vì chuyện riêng tư của mình mà nhìn nhận vấn đề này không trung thực.

Không nêu tên Tôi không có ý kiến gì nhiều về mặt khoa học hay đạo đức. Nhưng những ai có ở Việt Nam mới biết người nghiện rất nguy hiểm. Bạn nào ở nước ngoài không tin thì cứ về VN đi vào những con đường có ít người qua lại vào buổi tối, chắc hẳn không bao giờ đem những "chuẩn mực phương Tây" dạy cho VN nữa đâu.

T.P Nha Trang Tôi đã từng là một cán bộ quản lý cai nghiện phục hồi ở Tp. HCM. Tôi hoàn toàn ủng hộ Quốc hội khi thông qua Luật phòng chống ma túy, trong đó có cai nghiện bắt buộc. Tình trạng đại bàng, đại ca, đánh nhau trong trại là có nhưng đó là trường hợp cá biệt, do chính tính cách của người nghiện gây ra. Trường hợp cán bộ làm sai cũng có và cũng chỉ là cá biệt. Cái được hơn hết là tính nhân văn, tính xã hội của chủ trương này.

8X, Tp HCM Có ai sống gần với những người nghiện thì biết... Hằng ngày xảy ra trộm cắp, cướp giựt, ống tiêm chích khắp nơi... trẻ con thì sợ hãi mỗi khi ra đường (cả người lớn còn sợ nữa là...). Gần đây nhất một người phụ nữ bị giết vì tên nghiện đang đói thuốc (gần khu nhà tôi), thử hỏi người viết bài báo này có ở đây không mà viết bài báo như vậy?

Sau bao năm tận mắt chứng kiến, tôi thấy khi đói thuốc, con nghiện còn tấn công cả cha mẹ mình, vậy mà BBC đi lấy lời phỏng vấn của người nghiện? Buồn cười là khi nghe tin Nhà Nước cai nghiện cưỡng bức, mọi người mà tôi biết đều mừng. Cả những người thân của những người mà BBC cho là "nạn nhân".

Mỗi nơi có văn hóa sống khác nhau, đừng dùng chiêu bài nhân quyền đi, nghe mệt lắm rồi.

vinhphuc, Hà Nội Tại sao lại bắt cha mẹ phải chịu "hình phạt" khi gia đình có con bị "xì ke"? (Đó là ý kiến của một số đại biểu quốc hội VN). Các ông bà có biết nổi thống khổ của những gia đình này không? Làm cha mẹ ai không muốn con mình thành đạt nên người, có ai muốn con mình hư đâu? Lúc con còn nhỏ, có thể gia đình theo sát để dạy dỗ (như kiểm soát bạn bè, sinh hoạt hàng ngày...của con mình), nhưng khi nó độ chừng 15, 16 tuổi thì việc kiểm soát bắt đầu khó khăn. Chỉ một phút sơ hở là đứa con mình cố gắng dạy dỗ ngày nào đã hư hỏng. Đau khổ lắm các ông bà ơi!

Bản thân gia dình tôi có một đứa con "xì ke", hơn 7 năm qua chúng tôi rất khổ sở, hao tốn biết bao nhiêu tiền của để chạy chữa cho nó qua rất nhiều trung tâm nhưng vẫn không hết. Bây giờ thì gia đình tôi đã tán gia bại sản, nợ nần như "chúa chổm".

Một lần nữa, tôi xin các ông bà quốc hội đừng kết án bắt tội chúng tôi, khổ lắm các ông bà ơi! Cuộc đời còn dài, gia đình nào có người thân bị "xì ke" là nỗi bất hạnh đau thương, hãy thông cảm họ và hãy nhớ rằng "ma tuý không chừa một gia đình nào" và không gia đình nào muốn rước nỗi thống khổ ấy....

Mina, New York Nghiện ma túy là một bệnh là đúng rồi. Ở đâu xã hội cũng phải chiến đấu với bệnh này. Và chỉ cưỡng bức người nghiện vào bệnh viện hay trại cai nghiện chỉ khi nào họ gây nguy hại cho bản thân và gây nguy hại cho người khác. Ví dụ như có chứng cứ là người nghiện tự hủy hại bản thân khi lên cơn. Hay là cướp hay trộm cắp hay đánh người khác vì tác hại của chất nghiện. Khi đó mới cưỡng bức vào trại hay nhập viện để cắt cơn hay... Còn nếu người nghiện bình thường thì có thể điều trị như những bệnh khác thôi. Chứ không thể là bất cứ người nghiện nào cũng phải vào trại hay bệnh viện.

bandoc, Việt Nam Tập trung cai nghiện và tập trung sau cai nghiện là đúng và phù hợp với suy nghĩ của người Việt Nam hiện nay. Làm như vậy là tốt nhất cho xã hội, cho gia đình, cho bản thân người nghiện. Chỉ có điều cần củng cố cách điều hành tại các trại tốt lên.

Leonid, Moscow Thả người nghiện ra ở chung với cộng đồng cũng như thả sói về ở với đàn gà! Nếu người nghiện ma tuý là bệnh nhân thì người quen thói ăn cắp hay hiếp dâm cũng chỉ là nạn nhân của một vài thói quen xấu thôi mà!(?)

Tran thi Hong Suong, Cần Thơ Tôi hỏi một công an là nhà nước có thật sự muốn chấm dứt người nghiện ma túy và mại dâm không? Bất cứ đàn ông nào ra đường cũng có thể bị chào mời mại dâm và ma túy chỉ có công an là không biết ma túy mại dâm ở đâu mà lần.

Sự thật chính vì nhiều Công An hưởng lợi qua đường dây này! Cho nên chánh sách cần thay đổi là địa bàn nào có mại dân ma túy thì cách chức Công an địa phương đó, không cần chánh sách cai nghiện nào! Ngay sau 1975 khi Công An chưa biết tiêu cực chưa có nhu cầu tiền bạc thì không có ma túy và không hề có mại dâm.

xichlosaigon, vn Trước đây khi chưa có vụ quản lý đám nghiện này thì xã hội Việt Nam thật bi thảm, khắp nơi là con nghiện, hễ đụng vào chúng là bị hăm dọa chích cho một mũi Sida, tội ác của đám nghiện này thật nhiều. Tòa án xử quá nhẹ không có tác dụng đối với chúng, không gia đình nào không lo sợ cho con em mình khi chúng ra đường, có quá nhiều bi thảm khi anh em ruột cùng rủ nhau xài ma túy khi có chiến dịch cai nghiện bắt buộc tình hình xã hội yên ổn rất nhiều.

Tuy nhiên cứ mỗi lần các con nghiện được thả về thì xã hội như lên cơn sốt vì đủ thứ trò của đám nghiện ngập này như trộm cắp, cướp giật ... chính vì vậy tôi ủng hộ chính phủ có biện pháp quản lý lâu dài đối với những con nghiện bất trị này.

Duc Tri, Sài Gòn Chính gia đình chúng tôi chứng kiến rất nhiều trong đó những người thân có, ngoài xã hội có, ngay trước cửa nhà có. Những người đã nghiện rồi, và nhất là những người nhiễm HIV, gây ra bao nhiêu đau khỗ, khốn đốn cho gia đinh và xã hội không thể kể xiết. Thấy họ chúng tôi cũng rất thương cảm và đau lòng, cũng không hiểu sao họ không sao từ bỏ dược, từ giải pháp mền mỏng nhất tới cứng rắn nhất đều vô hiệu, không biết các nứơc khác thì sao?

Do đó tôi ủng hội phải có những giải pháp cưỡng chế. Tuy nhiên cần có một phương pháp tốt đẹp nào dó dạy cho họ ý thức Danh Dự và Trách nhiệm, tạo cho họ có nghề nghiệp, lập cơ sở sản xuất trong trại và trả tiền công cho họ đầy đủ, cho họ chi tiêu theo sở thích. Lúc đó họ thấy được giá trị của sức lao động và sẽ quý trọng công việc họ đang làm. Cho họ gửi tiền hoặc quà cáp cho người thân. Tuyệt đối cầm và xử thật nặng đối với nhưng ai bán ma túy cho họ. Những quản giáo phải được đào tạo tốt nghiệp vụ và lương của cán bộ phải đặc biệt cao.

Phan Xuan Trung, Việt Nam Gia đình nào có con em nghiện ma túy mới cảm thấu hết nỗi đau khổ cùng cực. Hàng xóm nào có người nghiện ma túy mới thấu cảm hết nỗi sợ hãi. Trường học nào có học sinh nghiện ma túy mới biết tai họa lan nhanh trong học đường như thế nào...

Đúng là những người nghiện là bệnh nhân, nhưng họ cũng chính là nguồn lây căn bệnh nghiện ngập cho những thanh niên khác. Việc cai nghiện là điều hầu như không thể, và vì vậy bắt buộc phải cách ly họ lâu dài.

"Cách ly người nghiện khỏi xã hội" và "môi trường cách ly người nghiện" là 2 vấn đề khác nhau. Cách ly là giải pháp bắt buộc để bảo vệ xã hội. Cách ly họ để xã hội đừng có thêm "người bệnh" như vậy. Cách ly con nghiện không chỉ cứu được đời họ mà còn cứu cả xã hội.

Đem chuyện người nghiện ở Mỹ, Châu Âu ra đây nói là không phù hợp. Bên đó gia đình họ có tiền để chữa trị mà không làm hại đến người khác. Còn Việt Nam thì không phải vậy, kẻ nghiện sẵn sàng gây án để thỏa mãn cơn ghiền. Thực tế đã xảy ra, ai cũng biết. Hãy quên đi chuyện nhân quyền của những kẻ nghiện. Chính họ tự tước mất quyền được khỏe mạnh của mình và sẵn sàng tước mất quyền được sống khỏe mạnh của người khác, tước mất quyền được sống bình yên của xã hội.

Biện pháp cách ly xã hội nhằm giúp cho xã hội tránh đại họa ma túy. Tôi ủng hộ cách ly người nghiện trong trại tập trung và cách ly kẻ buôn ma túy bằng án tử hình.

Lai Tiền Giang - Việt Nam Hồi mới giải phóng, nghi ngờ có người nghiện ma túy, tổ trưởng an ninh dân phố chỉ điểm là công an bắt nguội ngay, và cải tạo không biết ngày về. Lúc ấy, khu phố sống trong yên bình, không trộm cắp, cướp bóc...Bây giờ, dân chủ hơn, bắt người phải có chứng cứ v...v, xã hội đầy rẫy trộm cướp, đường hẻm đầy kim tiêm vương vãi. Tôi thấy sống dưới thời "quân quản" còn an vui hơn. Với cái "bệnh" nghiện nầy, tôi đề nghị Quốc hội cần ra luật Hồi giáo mới mong trị dứt bệnh...

NVN Tôi phản đối ý kiến cho rằng người nghiện là người bệnh cần được chăm sóc. Thực tế cho thấy, những người nghiện hầu hết là những nguời chủ động tiếp cận với ma tuý, do vậy không thể coi họ là nạn nhân của ma tuý được. Chỉ có thể coi những người bị ảnh hưởng từ những hoạt động vi phạm đạo đức và pháp luật mà những người nghiện ma tuý gây nên là nạn nhân của ma tuý. Những người nghiện ma tuý cũng không thể có cái ân huệ là "được chăm sóc" của xã hội. Họ là nguyên nhân chủ yếu của các tệ nạn xã hội và tác nhân lây truyền HIV.

Hiện nay Việt Nam có rất nhiều các nạn nhân của chất độc màu da cam và rất nhiều người có các hoàn cảnh éo le khác đang cần được giúp đỡ. Vì vậy chúng ta cần tập chung nguồn lực vào các công tác nhân đạo khác. Đối với những người nghiện ma tuý, xã hội cần có những biện pháp mạnh tay hơn để loại trừ và ngăn chặn tệ nạn này. Chúng ta có thể phải làm một số việc đau lòng, làm cho một số người đau lòng nhưng chúng ta phải đặt tương lai và hạnh phúc của cả dân tộc lên hàng đầu. Tương lai của Việt Nam, đất nước của chúng ta sẽ đi về đâu nếu số người nghiện ma tuý ngày càng tăng lên, các vụ phạm pháp liên quan đến ma tuý và số người nhiễm HIV do ma tuý ngày càng tăng? Tôi rất mong muốn quốc hội Việt Nam lần này sẽ kiên quyết hơn đối với những kể nghiện ma tuý.

Vô danh, Sài Gòn Nếu có nước nào trên thế giới sẵn sàng viện trợ VN để những người nghiện hưởng những điều kiện sống tốt hơn thì tôi không phản đối. Nhưng bản thân tôi không muốn thấy tiền đóng thuế của mình được dùng để chăm sóc nghiện hút.

Nguyễn Thanh Phương, tp Hồ Chí Minh Ở Việt Nam, lên công an phường còn bị đánh chứ nói gì lên trại cai nghiện.

Nguyễn Phương, Việt Nam Kính gởi quý báo, tôi dám cá rằng nhân chứng tố cáo bị đánh và liếm dép là tố cáo láo. Cuộc sống lao động cực hơn, thiếu thoải mái hơn và chắc chắn là thiếu thuốc nghiện là có,nhưng cái kiểu tố cáo như thế đến người khùng cũng không thể tin được.

Thanh Thuy, Đài Loan Vấn đề người cai nghiện bị đánh đập tôi tin là có thật, vì thời tôi sống ở Lai Châu, Điện Biên các bạn các anh tôi bị bắt vì nghiện ma túy hàng ngày các anh bị đánh đập rất dã man. Điều dã man nữa là chính giám thị, cảnh sát lại là người cung cấp ma túy cho người nghiện.

Dang Hanh, tp Hồ Chí Minh Qúy đài chỉ cho đóng góp ý kiến 350 từ không thể nói hết những gì tôi biết về những điều hết sức tồi tệ trong các trung tâm.

Lê Anh Xuân Dù quốc hội chưa chính thức thông qua dự luât sử đổi này, nhưng người dân chúng tôi ủng hộ quốc hội thông qua dự luật. Hầu hết những kẻ nghiện hút là những thành phần bất hảo trong xã hội hoặc trở thành những kẻ bất hảo sau khi nghiện hút. Không có tiền mua thuốc heroin, họ trộm cắp, cướp giật, và cả giết người.

Họ tụ tập thành các ổ nhóm cùng nhau tiêm chích, hoạt động trộm cắp, buôn bán thước gây nghiện làm số người nghiện nhất là lứa tuổi vị thành niên và thanh niên tăng lên nhanh chóng cùng với các tệ nạn của nó cũng tang theo gây bức xúc trong xã hội.

Nhiều người nghiện hút đã mắc bệnh phải HIV và đã chết, số người chết vì nghiện hút và HIV khi tuổi còn trẻ rất cao ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Việc giữ người nghiện hút nhằm cai nghiện và cải tạo là rất cần thiết trên thực tế đã chặn đứng được sự gia tăng người nghiện trog những năm qua, ít nhất là tại địa phương tôi: Thanh Sơn, Phú Thọ. Không thể coi họ nhũng người nghiện hút là bệnh nhân được

Thanh Bình, Brussels, Bỉ Nghiện heroin là một bệnh tâm thần mãn tính. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nghiện được xếp loại là một bệnh theo phân loại ICD10 (International Classification of diseases). Theo Hiệp hội Tâm thần Quốc tế, DSMIV, có bảy tiêu chuẩn để chẩn đoán một người nghiện ma túy và đương nhiên nghiện là một bệnh tâm thần. Có lẽ phải phổ biến kiến thức này tới các đại biểu quốc hội.

Độc giả bbcvietnamese.com Thực ra hiện nay ở các trung tâm cai nghiện vẫn còn hiện tượng bạo hành với người đi cai nghiện. Hiện tượng này xảy ra ở đó là do các "thầy" ở trung tâm cai nghiện "bật đèn xanh" cho một vài con nghiện có "thế lực"...Chúng có thể hoành hành bắt nạt các trại viên khác. Gia đình tôi cũng đang có người đi cai nghiện ở trại 06 Sóc Sơn nên tôi biết được điều này.

Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền
Tôi thấy chính sách của nhà nước dành cho người đi cai nghiện là đúng. Nhưng việc làm của các quản giáo ở các trung tâm cai nghiện là sai trái.
Chích xì ke ma túy tốn bao nhiêu tiền

Một ý kiến

Mỗi lần đi thăm nom người thân về, cảm giác của tôi là rất bức xúc. Tôi thấy chính sách của nhà nước dành cho người đi cai nghiện là đúng. Nhưng việc làm của các quản giáo ở các trung tâm cai nghiện là sai trái. Nhà nước cần có hệ thống kiểm soát các trung tâm cai nghiện chặt chẽ hơn nữa.

Nguyễn Thế Dũng, Hà Nội Cai nghiện bắt buộc là rất cần thiết trong việc hạn chế tệ nạn này. Em trai tôi hiện đang cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Hải Phòng. Tôi đã đến rất nhiều lần và xin khẳng định đó là một nơi cai nghiện tốt nhất và đầy tính nhân văn. Nghiện ma tuý là tệ nạn nguy hiểm vì nó còn là nguyên nhân của nhiều loại tội phạm khác.

Độc giả giấu tên Chuyện bạo hành trong trung tâm không phải là từ bây giờ mà từ rất nhiều năm rồi. Đến giờ vẫn thế thôi. Bây giờ giá cả tăng cao nên chắc ăn sáng trong TT tăng lên 2.000 rồi, năm 99 thì vẫn chỉ ăn 1.000 thôi, chẳng biết có được 1/2 gói mỳ không. Nghe nói là ăn uống bây giờ có khá hơn một chút rồi. Có lệnh, có chỉ tiêu bị đi cai thì cố mà chịu thôi, lúc ấy biết kêu vào đâu. Con người mình không bằng con sâu, kêu thì lại bị đánh thêm cho đến không kêu thì thôi. Mà cũng lạ thật, đáng lẽ như thế thì phải sợ không nghiện tiếp chứ, thế mà tái nghiện ở TT tới hơn 90%.

Bình, Hà Nội Tôi hoàn toàn tin tưởng vào những gì mà người nghiện đang phải chịu đựng tại các trại cai nghiện ở Ba Vì. Tôi không phải là người nghiện nhưng biết khá rõ về các trung tâm này và chuyện đánh chết người tôi đã nghe từ nhiều năm trước. Không những chỉ ở các trại cai nghiện mà cả ở các trại giáo dục lao động xã hội khác.

Một thính giả Mỗi Trung tâm như thế này cần có một ủy ban hỗn hợp mà thành viên bao gồm những đại diện các tôn giáo, xã hội học, luật sư và giáo dục, thường xuyên thăm viếng và đóng góp ý kiến.

Hoa Ha, Sài Gòn Bạo hành là chuyện nhỏ, họ mua bán ma tuý đầy trong trại cai nghiện. Bản thân nhân chứng này cũng nói từng bị bạo hành trong thời gian ở trung tâm cai nghiện bắt buộc.

SSL Những lời cáo buộc trên của những người đã từng đi cai nghiện là vô chứng cứ.

Gia đình tôi và chính ai hết đó là đứa em trai của tôi đã từng đi cai nghiện tại Phú Văn. Sau khi cai nghiện hai năm trở về em trai tôi hoàn toàn khỏe mạnh và không hề bị đánh đập như lời "một số nhân chứng".

10kg ma túy đá bao nhiêu năm tù?

Nơi trú ẩn của trùm ma túy ở Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La (Ảnh internet).

100g ma túy đá bao nhiêu năm tù?

Điều 249 Bộ luật Hình sự có 4 khung hình phạt với tội này. Người phạm tội sẽ lĩnh án 15-25 năm hoặc tù chung thân khi heroin có khối lượng trên 100 g, chất ma túy rắn từ 300 g trở lên. Mức phạt giảm xuống 10-15 năm khi số heroin, methamphetamine từ 30 đến dưới 100 g, chất ma túy rắn từ 100 đến dưới 300 g...

1 tép ma túy đá bao nhiêu tiền?

Hiện nay một tép hêroin có giá khoảng 100 nghìn đồng. 1kg Hêroin tương đương với 3 bánh, mỗi bánh hêroin có giá khoảng 150 – 200 triệu đồng, vậy 1kg hêroin có giá từ 500 – 600 triệu đồng.

Ngưng sử dụng ma túy đá bao lâu thì hết?

Về thời gian bán thải của ma túy đá thì loại này sẽ tồn tại trong nước tiểu trong vòng 3 giờ; tổn tại trong máu hoặc nước tiểu từ 36- 72h sau khi sử dụng liều cuối cùng. Trường hợp, em đã ngừng dùng ma túy đá trong 10 ngày thì hoàn toàn có thể đi khám sức khỏe bình thường.