Chim lột mỏ như thế nào

Vốn nổi tiếng là loài chim có tuổi thọ dài nhất trên thế giới, những con đại bàng mạnh nhất thậm chí có thể sống lâu như con người, từ 70 đến 80 tuổi. Tuy nhiên, để làm được điều đó, chúng phải trải qua một quyết định quan trọng nhất cuộc đời khi đến tuổi 40. Đó cũng là thời điểm mà đại bàng phải lựa chọn giữa sống và chết, giữa đối đầu và từ bỏ cả cuộc đời.

Nội Dung Chính

  • Muốn sống sót, đại bàng phải trải qua quá trình lột xác đau đến thấu xương.
  • Còn chúng ta thì sao?
  • >> 5 thói quen kỷ luật nhất định phải rèn luyện nếu muốn thành công

Muốn sống sót, đại bàng phải trải qua quá trình lột xác đau đến thấu xương.

Đến năm thứ 40 của tuổi thọ, thông thường, đại bàng sẽ rơi vào trạng thái suy yếu tột cùng. Mỏ của chúng trở nên dài và khoằm, gần như chạm đến ngực. Móng vuốt cũng bắt đầu mòn, không thể bắt mồi hiệu quả được nữa. Không chỉ vậy, cả thân thể nó cũng dần nặng nề hơn do bộ lông ngày một dày thêm, khiến cho việc bay lượn trở nên khó khăn, không thể sải cánh bay cao như trước kia nữa. Chẳng bắt được mồi cũng như đánh mất toàn bộ nanh vuốt, vũ khí sắc bén của mình bấy lâu nay, đại bàng phải đối mặt với nguy cơ lớn nhất cuộc đời nó.

Trước sự thay đổi tàn nhẫn ấy của thời gian, nó chỉ có hai sự lựa chọn duy nhất: Một là phó mặc tất cả và tìm một chỗ chờ chết. Hai là thay đổi toàn bộ đồng nghĩa với sự đau đớn tột cùng.

Trong 150 ngày tiếp theo, đại bàng muốn sống sót phải đi tìm đỉnh núi cao nhất và an toàn nhất để làm tổ trên đó. Chúng sẽ không ngừng đập chiếc mỏ dài và khoằm vào vách đá, đập liên tục cho đến khi nó tự gãy và rụng ra. Sau đó, nó chờ chiếc mỏ mới tự mọc ra và dùng chính cái mỏ mới đó giật đứt từng sợi lông dày và nặng trên người mình cũng như cắn đứt toàn bộ phần móng vuốt đã cùn ở chân.

Cả quá trình không ngừng lột xác ấy kéo dài trong 5 tháng, 5 tháng của sự đau đớn, 5 tháng của sự đổi thay và cũng là 5 tháng của sự sinh tồn. Cái giá phải trả để tiếp tục tồn tại là quá lớn nhưng chỉ khi nào trải qua giai đoạn ấy, đại bàng mới có thể một lần nữa tung cánh thống trị trời cao, nhanh như chớp bắt lấy những con mồi bằng nanh vuốt sắc bén như xưa.

Chim lột mỏ như thế nào

Còn chúng ta thì sao?

Trong cuộc sống cũng vậy, đôi khi, chúng ta cũng phải đưa ra lựa chọn 1 trong 2 con đường ấy: Đương đầu hay là chết? Chỉ khi đã lựa chọn, chúng ta mới có thể hoàn toàn thay đổi nghịch cảnh cuộc đời mình.

Nếu chỉ biết phó mặc cho số phận, rút lui vì gặp khó khăn, chúng ta sẽ chỉ như một con đại bàng già cỗi đánh mất toàn bộ vũ khí, không thể sống sót giữa thế giới động vật đầy khắc nghiệt và cạnh tranh. Ngược lại, thay đổi những suy nghĩ cũ, vứt bỏ những thói quen cũ, chúng ta có thể bắt đầu lại một lần nữa và có cơ hội được sải cánh bay cao hơn, giống như sự tái sinh của loài đại bàng mạnh mẽ kia.

Nếu bạn chọn thúc đẩy bản thân bằng quá trình vấp ngã đầy đau đớn, bạn sẽ không ngừng tiến bộ, không ngừng hoàn thiện và sớm muộn cũng sẽ trở thành phiên bản tốt nhất của bản thân.

Chỉ cần chúng ta thay đổi, học tập được nhiều kỹ năng mới cũng như phát triển những khía cạnh khác của bản thân, chúng ta mới có thể nắm bắt thêm nhiều cơ hội để thành công hơn nữa, dựng xây một tương lai sáng lạn hơn. Để làm được như vậy, không có gì cần thiết hơn là lòng can đảm dám thay đổi bản thân và sự quyết tâm dám đương đầu với tất cả khó khăn nguy hiểm. Kết quả cuối cùng, chúng ta đạt được sự tái sinh hoàn hảo nhất.

Đây là một quá trình dài tưởng như dễ dàng nhưng đến lúc làm mới khó. Không có sự thay đổi nào dễ xảy ra, không có một thói quen nào dễ từ bỏ. Thế nhưng, chỉ khi trải qua những đau khổ và khó khăn ấy, chúng ta mới có thể đi những chặng đường xa hơn và bay tới những tầm cao mới gần đến thành công hơn.

Đôi khi, cuộc sống sẽ giáng xuống đời bạn những cú đánh đau đớn, nhưng điều đó cũng không hẳn là tồi tệ. Chỉ cần bạn có cách nhìn nhận đúng đắn, mọi kinh nghiệm đều ẩn chứa những cơ may.

TPO - Đại bàng, loài chim săn mồi cỡ lớn được mệnh danh là "chúa tể bầu trời" sinh sống ở nơi núi cao và rừng nguyên sinh. Điều gì khiến loại chim này phải đập gãy mỏ, bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt trong 150 ngày vào những năm 40 tuổi?

Đại bàng là một loài chim săn mồi cỡ lớn thuộc bộ Ưng, lớp Chim, họ Accipitridae. Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, châu Phi... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu với khoảng 60 loài, còn lại 11 loài khác tìm thấy tại các lục địa còn lại bao gồm 2 loài ở Lục địa Bắc Mỹ, 9 loài ở Trung và Nam Mỹ và 3 loài ở Úc.
 
Có nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau giữa các loài đại bàng với nhau nhưng nổi bật là màu lông và kích thước từng loài. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7kg. Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5kg. Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%.

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippine tùy theo địa điểm sinh sống. Ví dụ như ở đảo Luzon thì thức ăn chủ yếu là khỉ, chim, cáo bay, cá còn ở đảo Mindanao thì là vượn cáo, rắn, thằn lằn... thậm chí chúng ăn cả các loài động vật móng guốc như lợn con, chó nhỏ. Từ trên cao, đại bàng có thể bổ xuống với tốc độ cực nhanh để tóm gọn và nhanh chóng hạ gục con mồi.
 
Đại bàng thường làm tổ trên núi hoặc cây cao. Tổ của chúng rất lớn và mỗi năm chúng lại tha về tổ nhiều cành cây mới để làm cho tổ kiên cố hơn trước. Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành. 
 
Đại bàng biển Steller là loài lớn nhất trong tổng số gần 100 loài đại bàng trên khắp thế giới. Cân nặng của chúng lên tới 10kg. Tổ của đại bàng biển Steller cao khoảng 15 – 20m, được xây trên các cây lớn (cao tới 150m, đường kính 2,5m). Mùa sinh sản thường vào tháng 2 - 3, còn trứng được đẻ vào tháng 4 - 5.

Cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày

Chim lột mỏ như thế nào
Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi.

Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn. Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung. Đây là lúc mà đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày. Tại tổ đại bàng trên đỉnh núi, nó sẽ đập mỏ vào mỏm đá cho đến khi gãy rời ra. Khi mỏ mới hình thành, nó lại bắt đầu bẻ gãy hết toàn bộ móng vuốt. Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua.  Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời cho đại bàng.