Công nghệ nof là gì

>>> Tìm hiểu thêm:

QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÔN MẠ MÀU CHUẨN CHẤT LƯỢNG ISO

 

1. CHUẨN BỊ NGUYÊN VẬT LIỆU

Cuộn cán nguội là nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất tôn mạ màu, đạt tiêu chuẩn về chất lượng cao và thỏa mãn các đặc điểm cơ lý tính, hóa học.

 

2. XỬ LÝ BỀ MẶT

Tiếp theo là công đoạn mạ kẽm cuộn cán nguội, trước khi tiến hành mạ kẽm bề mặt, cuộn cán nguội cần phải được xử lý bề mặt, việc xử lý bề mặt là để làm sạch các vết dầu, bụi bẩn và gỉ sét. Đây là công đoạn cốt lõi trong quyết định chất lượng sản phẩm tôn khi mạ kẽm bề mặt. Nếu quá trình này không triệt để thì sản phẩm sau bước mạ kẽm sẽ có các lỗi: dính xỉ, đốm đen, cấn lõm. Cuộn sau khi mạ kẽm là băng tôn.

 

3. Ủ BĂNG

Khi đã xong mạ kẽm, băng tôn sẽ được mang vào lò ủ mềm với nhiệt hơn 700 độ C. Ở bước này, một ít đốm dầu còn sót lại ở công đoạn 2 sẽ hoàn toàn được loại bỏ. Bên cạnh đó, bước này làm cho cuộn băng mềm hơn.

 

4. MẠ KẼM

Tiếp đến ta sẽ tiến hành công đoạn mạ kẽm. Hiện nay, dường như các nhà máy ở Việt Nam và trên toàn cầu đều ứng dụng công nghệ mạ kẽm NOF (Non-Oxidizing Furnaces), đây là lò đốt không dùng oxy hiện đại bậc nhất được dùng cho quá trình mạ kẽm. Thiết bị dao gió sẽ tự động kiểm soát độ dày mạ kẽm một cách chính xác nhất

 

5. LÀM NGUỘI TÔN

Mạ kẽm xong, tôn sẽ được làm nguội, sử dụng hệ thống ống gió và quạt nguội. Tiếp đến, tôn tiếp tục được đi qua hệ thống nước để làm mát. Tại đây, cuộn băng sẽ giảm nhiệt từ 600 độ C xuống còn 60 đến 80 độ C thôi. Nhờ có nước nên băng không những được làm mát mà còn được rửa sạch sẽ các bụi kẽm bị bám trên bề mặt băng.

 

6. SƠN PHỦ

Tại đây, băng được nắn phẳng đánh bóng bề mặt rồi mới phủ một lớp sơn. Sau đó, băng sẽ di chuyển qua hệ thống phủ sơn acrylic . Màu sơn rất đa dạng để lựa chọn, bao gồm những gam màu mát như sơn màu xanh lá, màu xanh dương, nếu khách hàng thích những màu rực rỡ hơn, có thể lựa chọn những sắc nổi bật như đỏ, vàng, cam… Bên cạnh đó, nhờ công nghệ hiện đại và tiên tiến, các nhà máy ngày nay hoàn toàn có khả năng cho ra những cuộn tôn với đa dạng kiểu trang trí họa tiết hoặc màu vân gỗ khác nhau.

Phủ trên bề mặt băng là các lớp sơn giúp bảo vệ bề mặt của nó. Sau đó nó được phủ một lớp mạ kẽm để tối ưu khả năng chống gỉ sét. Nếu được phủ thêm một lớp sơn lên đó nữa thì mức chống oxy hóa còn tăng lên gấp nhiều lần. Các sản phẩm tôn phẳng được ứng dụng rộng rãi vào các ngành công nghiệp như điện, gia dụng hoặc sản xuất cơ khí

 

7. CÁN TÔN

Các tấm tôn lợp cho nhà xưởng, để làm mái nhà hoặc để làm vách nhà mà mọi người thường thấy chính là sản phẩm đầu ra cuối cùng từ công đoạn cán tôn. Với các cuộn tôn nguyên liệu kết hợp cùng máy cán tôn loại 6/7/9/11 sóng sẽ tạo ra thành phẩm: tôn loại 6 sóng, 7 sóng, 9 sóng, 11 sóng. Trên đây là 7 bước của quy trình chế tạo sản phẩm tôn màu mà người sử dụng dùng để làm mái lợp hay ứng dụng trong xây dựng, công nghiệp, cơ khí …

Công nghệ nof là gì

 

>>> Click ngay: GIỚI THIỆU TÔN CLIP LOCK CỦA CÔNG TY TNHH HẢI LÂM

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO QUẢN TÔN MẠ MÀU?

Để tôn mạ màu luôn bền vững, lâu năm, quý khách có thể bảo quản chúng như sau:

  • Khi đưa đến nơi vận chuyển, phải chèn cuộn tôn để chắc chắn nhất. Tuyệt đối tránh để tôn xê dịch rồi móp méo, tróc lớp mạ màu.
  • Khi di chuyển tôn mạ màu, hãy dùng xe cẩu hoặc xe nâng hạ để tránh va chạm.
  • Chú ý bảo quản tôn mạ màu ở chỗ khô thoáng và không có chất ăn mòn như axit, kiềm….
  • Không đặt tôn ở các nơi ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao làm ảnh hưởng chất lượng lớp mạ.
  • Nhớ làm sạch và ráo tôn trước khi đem đi lưu kho, bảo quản.
  • Hãy bọc tôn mạ màu trong bao nilon hoặc lớp chống thấm để không bị ăn nước. Hãy đảm bảo rằng bao bì không bị rách nhé.
  • Đừng đặt tôn trực tiếp trên nền nhà. Hãy kê tôn mạ màu cao hơn chừng 10 đến 30cm. Tránh chồng 2 cuộn tôn lên nhau.
  • Khi đem tôn mạ ra sử dụng, chỉ nên để ở môi trường bên ngoài tối đa 12 tiếng để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

>>> Xem ngay: TÔN SEAMLOCK, MÁI LỢP CHO MỌI CÔNG TRÌNH DIỆN TÍCH LỚN

ỨNG DỤNG CỦA TÔN MẠ MÀU?

Khi quý khách sở hữu những công trình sau, hãy sử dụng tôn mạ màu để tôn lên tính thẩm mỹ cũng như tận dụng những đặc tính vượt trội của nó:

  • Các công trình xây dựng, dùng làm các kiểu tấm lợp
  • Dùng làm vách ngăn, trần nhà, cửa ra vào cho mọi công trình
  • Trang trí nội thất, ngoại thất với đa dạng thiết kế, tô điểm cho công trình
  • Các công trình công nghiệp và chế tạo máy có thể dùng tôn mạ màu phẳng
  • Dùng trong công trình điện, vật liệu gia dụng, làm hệ thống cách nhiệt, chống âm, thông gió, thoát nước…
  • Các công trình cơ khí, máy móc hoặc thiết bị có thể dùng tôn phẳng để sản xuất thiết bị điện máy
  • Tôn mạ màu cán sóng dùng trong thi công công trình nói chung để làm mái che, làm vách,..

>>> Tham khảo ngay: BÁO GIÁ TÔN CLIPLOCK 2021 CHO CÔNG TRÌNH THI CÔNG TẠI MIỀN TRUNG

​Thông tin liên hệ:

Công nghệ nof là gì

Ảnh sưu tầm (Nguồn: Internet)

Tôn Phương Nam là một doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành sản xuất tôn thép nước ta hiện nay. Không ngừng đổi mới về kỹ thuật, đầu tư và phát triển dây chuyền công nghệ cao, Công ty Tôn Phương Nam đã dần xác định uy tín của mình đối với thị trường trong và ngoài nước và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Năm 2016 sản lượng sản xuất của công ty đạt 224.695 tấn, tăng 149% so với năm 2015, sản lượng tiêu thụ đạt 230.152 tấn, tăng 165,1% so với năm 2015; doanh thu đạt trên 4.100 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 360 tỷ đồng; đến năm 2017, Tôn Phương Nam đã trở thành 1 trong 5 doanh nghiệp sản xuất tôn mạ chiếm thị phần lớn nhất nước ta. Ban lãnh đạo công ty khẳng định rằng cách thức hiệu quả nhất để đứng vững và phát triển trên thị trường là đi từ chất lượng sản phẩm. Dựa trên phương châm này, Công ty đã không ngừng đầu tư và cải tiến công nghệ sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Kết quả, Công ty Tôn Phương Nam đã xuất khẩu thành công trên 30.000 tấn tôn mạ kẽm, tôn nhôm kẽm, tôn mạ màu vào thị trường khó tính nhất thế giới hiện tại – Hoa Kỳ. Việc áp dụng công nghệ hiện đại không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần hạn chế lượng phát thải tới môi trường, hướng tới phát triển bền vững. Một trong những sản phẩm tiêu biểu của Công ty Tôn Phương Nam là tôn mạ kẽm hợp kim – SSSC Tôn Việt Nhật, có khả năng chống ăn mòn cao trong điều kiện tự nhiên, được đánh giá là thân thiện với môi trường. Đây là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền mạ nhúng nóng liên tục theo công nghệ lò NOF tân tiến; công nghệ này giúp lượng kẽm bám chắc, đều hơn trên bề mặt tôn và cho độ phẳng tôn cao hơn. Tôn thành phẩm được sấy sơ bộ tại phần lò tiền gia nhiệt bằng khí ga thải nóng của lò NOF sau đó được đốt sạch dầu mỡ, cặn bẩn ở phần đốt chính của lò NOF giúp tận dụng nguyên nhiên liệu thải, giảm ô nhiễm môi trường. Gia nhiệt được kiểm soát bằng phần mềm xử lý tự động, giúp tăng hiệu quả sản xuất. Dây chuyền mạ hợp kim kẽm công nghệ NOF là 1 trong 2 dây truyền sản xuất hiện đại hàng đầu của Công ty Tôn Phương Nam tại Khu công nghiệp Biên Hòa I (Đồng Nai). Dây chuyền mạ hợp kim kẽm công nghệ NOF có công suất lên tới 100.000 tấn/năm, cùng với dây chuyền mạ dạng cuốn (70.000 tấn /năm) đã thể hiện ra ưu thế trong quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong năm 2015, khi nhà máy bắt đầu vận hành cùng 2 dây chuyền mới, công suất của nhà máy đã lên tới 230.000 tấn/năm; đặc biệt tại khu công nghiệp Nhơn Trạch II, sản lượng của Tôn Phương Nam đã được nâng lên gần gấp 3 lần so với trước đây. Cũng nhờ 2 dây truyền này, sản phẩm loại I tôn mạ kẽm năm 2016 đạt trung bình 99% tổng sản lượng (năm 2015 là 98,4%), còn tôn mạ màu đạt 93,66% (năm 2015 là 92,67%). Đối với sản phẩm tôn mạ kẽm dày, công ty có khả năng sản xuất tôn mạ kẽm dạng cuộn từ 0,6 – 1,6mm chất lượng tương đương với tôn nhập khẩu từ Nhật Bản. Trong năm 2017, tôn Phương Nam tiếp tục đầu tư thêm nhà máy thứ 3 tại KCN Nhơn Trạch 2 – Nhơn Phú, một dây chuyền sản xuất tôn mạ kẽm chất lượng cao với công suất 150 nghìn tấn/năm có độ dày đến 2.5mm. Việc đầu tư cho đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất đã tạo ra bước ngoặt cho Tôn Phương Nam phát triển mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam và vươn ra thị trường thế giới. Với công suất và công nghệ dẫn đầu đang áp dụng, các nhà máy sản xuất của Tôn Phương Nam đang góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất tôn thép Việt Nam.  

Văn phòng CPSI tổng hợp

Tin mới

Cập nhật: 07-06-2016 | 10:29:04

Sáng 6-6, tại Khu công nghiệp Đông Hồi, xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, Công ty TNHH MTV Hoa Sen Nghệ An đã chính thức đưa vào vận hành dây chuyền mạ công nghệ NOF, công suất thiết kế 400.000 tấn/năm và sản xuất thành công cuộn tôn thương phẩm đầu tiên.

Công nghệ nof là gì

Lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen và lãnh đạo tỉnh Nghệ An bên cuộn tôn thương phẩm đầu tiên của Nhà máy Hoa Sen Nghệ An 

Dây chuyền công nghệ mạ NOF đóng vai trò chủ lực trong tổng thể Nhà máy Hoa Sen Nghệ An. Dây chuyền này sản xuất hai dòng sản phẩm tôn mạ kẽm và tôn mạ hợp kim nhôm kẽm. Đây là dây chuyền công nghệ mạ tiên tiến nhất hiện nay tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, cho ra đời những sản phẩm tôn có tính thẩm mỹ cao, chất lượng vượt trội, đáp ứng tiêu chuẩn ASTM A792 của Hoa Kỳ, AS 1397 của Úc, JIS G 3321 của Nhật Bản, EN 10346 của Châu Âu và những bộ tiêu chuẩn khắt khe tại các thị trường xuất khẩu khó tính khác.

Công nghệ nof là gì

Dây chuyền mạ NOF của nhà máy Hoa Sen Nghệ An 

Nhà máy Hoa Sen Nghệ An được khởi công xây dựng vào ngày 19-6-2015 trên diện tích khu đất 45 ha. Sau gần 1 năm nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công, nhà máy đã hoàn thành giai đoạn 1 với tổng chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị vào khoảng 1.000 tỷ đồng. Dự kiến trong tháng 6 này, nhà máy sẽ tiếp tục đưa vào vận hành 2 dây chuyền còn lại của giai đoạn 1 gồm: 1 dây chuyền mạ màu có công suất 120.000 tấn/năm và 1 dây chuyền xẻ băng có công suất 100.000 tấn/năm.

T.ĐỒNG