Danh sách các nước đoạt giải Nobel

Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Elisabeth Maria Schlagberger là chuyên gia thông tin tại Viện Hoá sinh Max-Planck, Martinsried, Đức. E-mail: . Lutz Bornmann là nhà khoa học tại trụ sở hành chính của Hiệp hội Max-Planck, Munich, Đức. E-mail: . Johann Bauer là nhà khoa học và chuyên gia về thông tin, Viện Hóa sinh Max-Planck, Martinsried, Đức. E-mail: .

Những yếu tố nào khiến một trường đại học trở nên nổi tiếng? Trong vai trò là “các phòng thí nghiệm nghiên cứu”, các trường đại học, các viện nghiên cứu, và cả các công ty đã hỗ trợ những nhà khoa học – những người sau này đoạt giải Nobel bằng cách tạo điều kiện để họ thực hiện công việc nghiên cứu. Đổi lại, các tổ chức này sau đó có thể được lợi từ danh tiếng của người đoạt giải. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tổ chức mà người đoạt giải Nobel trực thuộc tại thời điểm họ nhận giải lại không phải là nơi họ đã thực hiện các công trình xuất sắc trong quá khứ. Do vậy, tổ chức nào thực sự hỗ trợ công trình khoa học xuất sắc vẫn là điều gây tranh cãi. Nghiên cứu gần đây nhất về chủ đề này tập trung tìm hiểu các cơ sở nghiên cứu nơi những người sau này đoạt giải Nobel đã thực hiện các công trình khoa học đem giải Nobel đến cho họ, là của nhà xã hội học Harriet Zuckerman vào năm 1976. Bà đã xếp hạng các tổ chức dựa trên thông tin về 92 người Mỹ đoạt giải Nobel trong cuốn sách Scientific Elite: Nobel laureates in the United States (Tầng lớp tinh hoa khoa học: Những người đoạt giải Nobel tại Mỹ) viết về những người đoạt giải Nobel từ năm 1901 đến năm 1975.

Nghiên cứu của chúng tôi (Schlagberger et al. Scientometrics, 2016) đánh giá tất cả 155 người đoạt giải Nobel từ năm 1994 đến 2014 trong lĩnh vực hóa học, vật lý và sinh lý học/y học. Chúng tôi cố gắng xác định người đoạt giải Nobel đã thực hiện công trình đoạt giải của họ trong thời gian làm việc ở tổ chức nào. Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên phân tích thông tin tiểu sử của những người đoạt giải. Gần đây, chúng tôi đã mở rộng phân tích đến những người đoạt giải Nobel từ năm 1994 đến năm 2016 (n=170).

Xếp hạng quốc gia theo số lượng các công trình đoạt giải Nobel

Trong nghiên cứu của chúng tôi về các công trình đoạt giải và các quốc gia nơi công trình được thực hiện, chúng tôi thấy rằng, giữa năm 1994 và năm 2016, Hoa Kỳ đứng đầu (n=94.5), tiếp theo là Vương quốc Anh (n=20.5) và Nhật Bản (n=12.5). Pháp và Đức xếp hạng gần nhau, với lần lượt n=8 và n=6.5. Những con số này không phải là số nguyên bởi chúng tôi chỉ tính một phần nếu những người đoạt giải làm việc tại nhiều hơn một quốc gia.

Xếp hạng các tổ chức nghiên cứu nổi tiếng theo số lượng các công trình có tính quyết định cho việc đoạt giải Nobel

Hoa Kỳ cũng thống trị bảng xếp hạng các tổ chức nghiên cứu, đứng đầu danh sách là Đại học California, Berkeley và Viện nghiên cứu AT&T Bell Labs ở Murray Hill, New Jersey (cả hai đều có n=6); Đại học Harvard (n=5) và Đại học Rockefeller (n=4). Đáng chú ý, chỉ có những người đoạt giải Nobel vật lý đã thực hiện công trình xuất sắc của họ tại AT&T Bell Laboratories.

Trong vai trò là “các phòng thí nghiệm nghiên cứu”, các trường đại học, các viện nghiên cứu, và cả các công ty đã hỗ trợ những nhà khoa học – ứng cử viên tương lai cho giải Nobel bằng cách tạo điều kiện để họ thực hiện công việc nghiên cứu.

Quốc gia quan trọng thứ hai là Vương quốc Anh, nơi Trung tâm Nghiên cứu Y khoa, Cambridge (n=5) và Đại học Cambridge (n=3) có nhiều công trình mang tính quyết định đoạt giải Nobel nhất, về hóa học và y học/sinh lý học. Các trường đại học “đoạt giải Nobel” của Anh khá đa dạng; Đại học Birmingham, Đại học Edinburgh và Đại học Manchester đều có n=2; Đại học London, Đại học Nottingham, Đại học Oxford, Đại học Sheffield và Đại học Sussex, mỗi trường có n=1.

Tại Pháp và Đức, các viện nghiên cứu nổi tiếng đều là đơn vị chủ quản của những người đoạt giải trong thời gian họ thực hiện công trình mang tính quyết định của mình. Tại Pháp, chúng tôi xác định được Viện Pasteur, Đại học Paris, Đại học Strasbourg (đều có n=2), và École Normale Supérieure (Paris) và Viện Français du Pétrol, Rueil-Malmaison với mỗi cơ sở có n=1. Đức được đại diện bởi hai trường đại học, Đại học Ludwig-Maximilians-Munich và Đại học Freiburg (cả hai có n=1), và các viện nghiên cứu không thuộc các trường đại học như Phòng thí nghiệm sinh học phân tử châu Âu ở Heidelberg (n=2), Hiệp hội Max Planck (n=1.5), và Trung tâm Nghiên cứu Jülich, một thành viên của Hiệp hội Helmholtz các Trung tâm Nghiên cứu của Đức (n=1).

Tại Israel (n=4.5), Viện Công nghệ Technion (n=3) ở Haifa là một tổ chức quan trọng cho các nghiên cứu đoạt giải Nobel. Các quốc gia khác có công trình đoạt giải Nobel là Úc, Canada, Hà Lan, Nga, và Thụy Điển, và ở cuối danh sách, với ít nhất một người đoạt giải Nobel, là các nước Bỉ, Trung Quốc, Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Sĩ.

Phát minh đoạt giải Nobel

Một cách khác nữa để được tính trong nhóm tinh hoa khoa học và đoạt giải Nobel là phát minh. Chúng tôi nhận thấy có ít nhất một người theo đuổi con đường này và đoạt giải Nobel là kỹ sư Jack Kilby (Giải Nobel Vật lý năm 2000). Kilby phát triển mạch tích hợp tại công ty Texas Instruments (Bell licensee), và đã đăng ký bằng sáng chế tại Hoa Kỳ vào năm 1959, phát minh này đem tới cho ông giải Nobel.

Những nhà khoa học Đông Á đoạt giải Nobel

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu từ Đông Á đã đoạt giải Nobel. Trong 16 năm qua, 12 nhà khoa học Nhật Bản và 1 người Trung Quốc, Tu Youyou, đã thực hiện những công trình đoạt giải tại quê nhà. Đại học Tokyo và Đại học Nagoya nổi bật với n=3, cũng như Đại học Kyoto (n=2.5). Bác sĩ Shinya Yamanaka đã tiến hành nghiên cứu tại Đại học Kyoto với CREST, một chương trình của chính phủ tại Cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Nhà sinh vật học Satoshi Omura đã thực hiện nghiên cứu tại trường Đại học Kitasato, nhưng đã gửi phát hiện sau đó của ông về nuôi cấy các chủng vi khuẩn mới trong đất, đến các phòng thí nghiệm nghiên cứu của Merck Sharp & Dohme, một công ty ở Kenilworth, New Jersey, Hoa Kỳ.

Những trường đại học ưu tú đào tạo các tiến sĩ – ứng viên tương lại cho giải Nobel

Không ngạc nhiên khi Hoa Kỳ là cái nôi của hầu hết các trường đại học và các viện nghiên cứu đứng đầu trong danh sách các tổ chức nơi các nhà khoa học, những người sau này đoạt giải Nobel, đã theo học PhD hoặc MD: Đại học Harvard (n=14), Đại học California, Berkeley (n=8), và Học viện Công nghệ Massachusetts (n=6) xếp hạng đầu tiên. Tại Vương quốc Anh, Đại học Cambridge và Trung tâm Nghiên cứu Y khoa, Cambridge xếp đầu tiên với n=7.5. Một số trường đại học ưu tú đã lựa chọn và/hoặc đào tạo 5 người đoạt giải Nobel trong tương lai: Đại học Chicago, Đại học Cornell, Đại học Stanford và Đại học Yale ở Hoa Kỳ; Đại học Oxford ở Vương quốc Anh và Đại học Nagoya ở Nhật Bản.

Những người đạot giải Nobel không có bằng tiến sĩ

Một số người nhận được giải thưởng Nobel mặc dù không có bằng tiến sĩ. Ngoài Kilby và Youyou, người đoạt giải Nobel của Bỉ, Yves Chauvin mới chỉ hoàn thành chương trình học cử nhân về hóa. Ông đã viết trong hồi ký rằng ông cảm thấy hối hận vì điều đó trong suốt cuộc đời mình. Nhà vật lý đoạt giải Nobel Koichi Tanaka chỉ theo học chương trình đại học và có một bằng kỹ sư, trước khi bắt đầu làm việc tại Tập đoàn Shimadzu, một công ty về dụng cụ khoa học và công nghiệp ở Kyoto.

Kết luận

Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cho thấy những người đoạt giải Nobel chủ yếu gắn bó với các tổ chức ưu tú. Phần lớn trong số họ được đào tạo tại những trường đại học danh tiếng, thực hiện công trình mang tính quyết định tại những viện nghiên cứu nổi tiếng, và đang làm việc tại những tổ chức hoặc trường đại học xuất sắc khi họ nhận được giải Nobel. Tương lai sẽ cho thấy, các cơ sở nhỏ hơn và ít tiếng tăm hơn trong và ngoài Hoa kỳ có đào tạo được nhiều người đoạt giải Nobel hơn hay không.

Quốc gia nào sở hữu nhiều giải Nobel nhất thế giới?

Chia sẻ

Trang The Richest đã tổng kết 10 quốc gia sở hữu nhiều giải Nobel nhất, trong đó Mỹ là quốc gia đứng đầu với 356 giải.

Cho đến thời điểm này, chỉ có 876 cá nhân đã từng nhận giải Nobel tương đương với khoảng 1,2 triệu tiền thưởng (năm 2012). Vậy quốc gia nào có nhiều người được nhận giải Nobel nhất?

Dưới đây là danh sách 10 quốc gia sở hữu nhiều giải Nobel nhất:

Italy – 20 giải

Michelangelo, Galileo, Machiavelli, Leonardo da Vinci là những thiên tài vĩ đại nhất của mọi thời đại. Tuy nhiên họ qua đời trước khi giải Nobel ra đời.

Danh sách các nước đoạt giải Nobel

Enrico Fermi

Dẫu vậy, nước Ý vẫn vinh dự sở hữu tới 20 giải Nobel với những cái tên như Guglielmo Marconi và Enrico Fermi đã đoạt giải Nobel vật lý cho phát minh về bom nguyên tử.

Riêng Fermi có một nguyên tố trong bảng tuần hoàn mang tên ông (nguyên tố thứ 100).

Áo – 21 giải

Mặc dù chỉ xếp thứ 9 về số lượng giải Nobel nhưng quốc gia này sở hữu tới 7 giải Nobel cao nhất. Đóng góp này là nhờ những nhà khoa học nổi tiếng như Erwin Schrodinger và Friedrich Hayek với phát hiện về tiền và nền kinh tế, giúp châu Âu cải tổ nền kinh tế những năm 1970.

Friedrich Hayek

Canada – 22 giải

Phát minh insulin cứu giúp hàng triệu người bị tiểu đường là của người hùng Canada Sir Frederick Banting vào năm 1921. Ông cũng là một trong những người trẻ nhất từng nhận giải thưởng Y học cao quý này.

Sir-Frederick-G-Banting

Lester B.Pearson – Thủ tướng thứ 14 của Canada đã từng nhận giải Nobel hòa bình vào năm 1957 khi giúp đỡ Liên Hiệp Quốc giải quyết khủng hoảng kênh đào Suez. Sự thông minh của người Canada nằm ở lòng nhân từ và sự khéo léo của họ.

Nga – 23 giải

Không kể đến Dostoyevsky và Pushkin – hai nhà văn lớn nhất của nước Nga chắc chắn sẽ đoạt giải Nobel nếu họ sống ở thế kỷ 19, nước Nga vẫn tự hào là quốc gia sở hữu những thành tựu văn học lớn nhất của nhân loại.

Aleksandr Solzhenitsyn

Nhà sử học Aleksandr Solzhenitsyn người Nga đã vinh dự nhận giải Nobel khi viết lại bộ lịch sử hoành tráng của dân tộc. Nước Nga cũng đi tiên phong trong ngành điện tử, lượng tử, bức xạ điện từ, chất bán dẫn cùng nhiều phát minh vĩ đại khác (hơn một nửa giải Nobel của nước Nga thuộc lĩnh vực Vật lý).

Thụy Sĩ – 25 giải

Thụy Sĩ là quốc gia có tỷ lệ giải Nobel trên tổng dân số cao nhất thế giới, đánh bật Nga và Canada. Nhà khoa học vĩ đại nhất của Thụy Sĩ là Einstein. Mặc dù ông sinh ra tại Đức nhưng phần lớn cuộc đời ông sinh sống tại Thụy Sĩ, hưởng nền giáo dục của Thụy Sĩ.

Albert Einstein

Nhà vật lý hóa học vĩ đại Einstein là người Thụy Sĩ.

Hội chữ Thập đỏ thành lập tại Thụy Sĩ đã ba lần giành giải Nobel.

Thụy Điển – 29 giải

Không ngạc nhiên khi Thụy Điển lọt danh sách này. Đây là quê hương của Alfred Nobel. Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển là cái nôi sản sinh ra những nhà khoa học đạt giải Nobel. Những nhà khoa học nổi bật là Hannes Alfven với phát hiện về từ trường của Trái Đất, Svante Arrhenius người sáng lập ngành lý hóa và từng là Giám đốc Viện Nobel tới tận khi ông qua đời.

Dyno Nobel

Pháp – 59 giải

Người Pháp có rất nhiều giải thưởng Nobel trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau: nghệ thuật, triết học, văn học, … Nước Pháp có tới 59 giải Nobel trong đó có Jean Paul Sartre đã từng từ chối nhận giải Nobel năm 1964 vì không muốn công việc của mình bị thể chế hóa.

Marie Curie

Marie Cuire là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất giành giải Nobel trên hai lĩnh vực là Vật lý (năm 1903 và Hóa học năm 1911).

Đức – 104 giải

Người Đức luôn khiến cả thế giới nể phục trước trình độ cơ khí.

Các nhà khoa học người Đức tiêu biểu là Max Planck, người chiến thắng vào năm 1918; Milton Friedman – người có ý tưởng thực tế cải thiện chính sách kinh tế châu Âu năm 80 và Henry Kissinger, người đã giành được giải thưởng Hòa bình khi thuyết phục người Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.

Max Planck

Anh – 121 giải

Hầu như năm nào người Anh cũng có một giải Nobel thuộc lĩnh vực nào đó. Các nhà văn như Rudyard Kipling, Bertrand Russell, William Golding và VS Naipaul đã đõng góp những thành tựu văn học vượt trội cho nước Anh.

Winston Churchill

Thủ tướng huyền thoại Winston Churchill đã từng giành giải Nobel văn học và lịch sử và Peter Higgs đã từng giành giải Nobel vật lý hiện đại. Ronal Ross đã giúp nhân loại thoát khỏi bệnh sốt rét.

Mỹ – 356 giải

Mỹ nắm giữ một phần ba số giải Nobel đã được trao. Không một ai có thể phủ nhận đóng góp của người Mỹ với nhân loại.

Martin Luther King

Martin Luther King Jr đã giành giải Nobel khi đòi quyền lợi cho công dân, Sinclair Lewis và Ernest Hemingway; Richard Feynman, cha đẻ của điện động lực học lượng tử, Francis Crick và James Watson phát hiện ra DNA là những phát minh vĩ đại nhất của người Mỹ đóng góp cho nhân loại.