Đặt 3 câu so sánh âm thanh với âm thanh

 

Đặt 3 câu so sánh âm thanh với âm thanh

  • Tiếng suối trong như tiếng hát xa
  • Tiếng đàn du dương như lời mẹ ru.
  • Tiếng gió rì rào như tiếng mưa.
  • Tiếng hát ngân vang như tiếng chim.
  • Tiếng mèo kêu meo meo như tiếng trẻ em khóc nhè
  • Tiếng chó sói tru như tiếng ngàn người đang thổi tù và

Đặt 3 câu so sánh âm thanh với âm thanh

Hãy chỉ ra sự so sánh về âm thanh trong mỗi đoạn thơ, văn?

a) Côn Sơn nước chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

b) Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá.

Trả lời:

Các hình ảnh so sánh trong ba đoạn thơ, văn trên :

a) Tiếng suối chảy rì rầm được so sánh với tiếng đàn cầm.
b) Tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa.
c) Tiếng chim kêu được so sánh với tiếng xóc những rổ tiền đồng.

SO SÁNH LÀ GÌ?

Đặt 3 câu so sánh âm thanh với âm thanh

So sánh là biện pháp đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho biểu đạt.

Ví dụ: Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.

Câu thơ trên so sánh trẻ em như búp trên cành. Vì trẻ em và búp trên cành là sự non nớt và cần được bao bọc, che chở và chăm sóc.

CẤU TẠO PHÉP SO SÁNH

Tôi sẽ lấy một ví dụ để phân tích rõ cấu tạo phép so sánh, giúp các bạn có cái nhìn trực quan nhất.

Ví dụ: Người đẹp như hoa

Ta chia câu trên thành 2 vế, vế A là từ “ người” là sự vật được so sánh. 

Vế B là “ hoa” sự vật so sánh.

Từ ngữ so sánh là từ “ như”.

Từ chỉ phương diện so sánh là từ” đẹp”

Vậy một phép so sánh có cấu tạo đầy đủ gồm 4 thành phần chính gồm:

Vế A: Nêu tên sự vật, sự việc được so sánh.

Vế B: Nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh.

Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

Từ ngữ dùng chỉ ý so sánh.

Có thể dùng dấu 2 chấm để thay thế cho từ ngữ chỉ ý so sánh.

CÁC KIỂU SO SÁNH

Đặt 3 câu so sánh âm thanh với âm thanh

So sánh không ngang bằng

Trong câu có các từ gồm” kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng

So sánh không ngang bằng

Trong câu có các từ so sánh gồm” như, tựa, tựa như, là, giống, giống như…”

TÁC DỤNG CỦA PHÉP SO SÁNH

-So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc mô tả sự việc, sự vật được cụ thể, sinh động hơn.

-Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

Ví dụ tính gợi hình của phép so sánh

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè.

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh.