Đề bài - bài 13 trang 119 sgk toán 8 tập 1

Vì \(AF//HE, AH//EF\) nên \(AHEF\) là hình bình hành. Lại có \(\widehat A=90^0\) (do ABCD là hình chữ nhật) nên \(AHEF\)là hình chữ nhật.

Đề bài

Cho hình \(125\), trong đó \(ABCD\) là hình chữ nhật, \(E\) là một điểm bất kì nằm trên đường chéo \(AC, FG // AD\), và \(HK // AB\).

Chứng minh rằng hai hình chữ nhật \(EFBK\) và \(EGDH\) có cùng diện tích.

Đề bài - bài 13 trang 119 sgk toán 8 tập 1

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng tính chất:Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.

Lời giải chi tiết

\(ABCD\) là hình chữ nhật nên \(AB//CD;\;AD//BC\)

Vì \(FG// AD\) (gt) nên suy ra \(EG//KC\)

Vì \(HK//DC\) (vì cùng song song với \(AB\)) nên suy ra \(EK//GC\)

\( \Rightarrow \) Tứ giác \(EKCG\) là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Mặt khác,\(\widehat {GCK} = {90^0}\) (gt)do đó \(EKCG\) là hình chữ nhật (dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

Xét \(\Delta ECG\) và \(\Delta CEK\) có:

+) \(EG=KC\) (vì \(EKCG\) là hình chữ nhật)

+) \(EC\) chung (gt)

+) \(EK=CG\) (vì \(EKCG\) là hình chữ nhật)

\(\Rightarrow \Delta ECG = \Delta CEK\) (c-c-c)

Do đó: \({S_{ECG}} = {S_{CEK}}\) (1) (Hai tam giác bằng nhau thì có diện tích bằng nhau)

Tương tự:

Vì \(ABCD\) là hình chữ nhật nên \(AB=DC, AD=BC, \widehat D=\widehat B=90^0\)

\(\Rightarrow \Delta ADC = \Delta CBA\) (c-g-c)

Do đó: \({S_{ ADC}} = {S_{CBA}}\) (2)

Vì \(AF//HE, AH//EF\) nên \(AHEF\) là hình bình hành. Lại có \(\widehat A=90^0\) (do ABCD là hình chữ nhật) nên \(AHEF\)là hình chữ nhật.

Suy ra \(AF=HE, AH=FE, \widehat H=\widehat F=90^0\) (tính chất)

\(\Rightarrow \Delta AHE = \Delta EFA\) (c-g-c)

Do đó: \({S_{AHE}} = {S_{ EFA}}\) (3)

Ta có:

\(\eqalign{
& {S_{ADC}} = {S_{AHE}} + {S_{EGDH}} + {S_{ECG}} \cr
& {S_{CBA}} = {S_{EFA}} + {S_{EFBK}} + {S_{CEK}} \cr} \)

Kết hợp với (2) \(\Rightarrow {S_{AHE}} + {S_{EGDH}} + {S_{ECG}} = {S_{EFA}} \)\(+ {S_{EFBK}} + {S_{CEK}}\)

Kết hợp với (1) và (3) \(\Rightarrow {S_{EGDH}} = {S_{EFBK}}\)