Đề bài - bài 33 trang 42 sbt toán 7 tập 2

\(\eqalign{& \,\,\,\,A{B^2} = A{M^2} + B{M^2} \cr& \Rightarrow A{M^2} = A{B^2} - B{M^2} \cr&\Rightarrow AM^2= {34^2} - {16^2} \cr&\Rightarrow A{M^2} = 1156 - 256 = 900 \cr& \Rightarrow AM = 30\left( {cm} \right) \cr} \)

Đề bài

Tam giác \(ABC\) cân tại \(A\) có \(AB = AC = 34cm, BC = 32cm.\) Kẻ đường trung tuyến \(AM.\)

a) Chứng minh rằng \(AM \bot BC\)

b) Tính độ dài \(AM.\)

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Chứng minh hai tam giác \(AMB\) và \(AMC\) bằng nhau, sau đó lập luận để có \(AM \bot BC\)

Sử dụng định lý Pytago: "Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông" để tính độ dài \(AM.\)

Lời giải chi tiết

Đề bài - bài 33 trang 42 sbt toán 7 tập 2
Đề bài - bài 33 trang 42 sbt toán 7 tập 2

a) Xét \(AMB\) và \(AMC:\)

+) \(AB = AC\) (gt)

+) \(BM = CM \)(vì M là trung điểm BC)

+) \(AM\) cạnh chung

Do đó: \(AMB = AMC\) (c.c.c)

\( \Rightarrow \widehat {AMB} = \widehat {AMC}\)(1)

Ta có: \(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = 180^\circ \)(hai góc kề bù) (2)

Từ (1) và (2) suy ra: \(\widehat {AMB} = \widehat {AMC} \)\(=180^0:2= 90^\circ \)

Vậy: \(AM \bot BC\)

b) Xét tam giác vuông \(AMB\) ta có: \(\widehat {AMB} = 90^\circ \)

Theo định lý Pytago ta có:

\(\eqalign{
& \,\,\,\,A{B^2} = A{M^2} + B{M^2} \cr
& \Rightarrow A{M^2} = A{B^2} - B{M^2} \cr
&\Rightarrow AM^2= {34^2} - {16^2} \cr
&\Rightarrow A{M^2} = 1156 - 256 = 900 \cr
& \Rightarrow AM = 30\left( {cm} \right) \cr} \)