Đề bài - đề kiểm tra 15 phút - đề số 3 - bài 4 - chương 1 - đại số 6

Ta có: \( A\) là cách viết đúng vì \(\) là tập hợp con của mọi tập hợp ; \(\{0\}\) là tập hợp có một phần tử là số 0. Vì thế viết \( = \{0\}\) là sai ; viết \( A\) cũng sai vì phần tử của A là các số.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Đề bài
  • LG bài 1
  • LG bài 2
  • LG bài 3

Đề bài

Bài 1.Cho tập hợp \(A =\{ 1; 2; 3; 4\}\). Viết tất cả các tập con của A.

Bài 2.Cho tập hợp \(B = \{1; 4 ; 7;...; 2011 \}\). Tính số phần tử của B.

Bài 3.Cho tập hợp A gồm các phần tử là các số. Cách viết nào sau đây là đúng :

\( A ; A ; = \{0\}\)

LG bài 1

Phương pháp giải:

Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.

Lời giải chi tiết:

Các tập con của A : ; {1}; {2}; {3}; {4}; {1; 2 }; {1; 3}; {1; 4}; {2;3 }; {2;4}; {3;4}; {1;2;3}; {1;2;4}; {1;3;4}; {2;3;4}; A.

LG bài 2

Phương pháp giải:

Số các số hạng của dãy số là: (số cuối - số đầu): khoảng cách +1

Lời giải chi tiết:

Ta có số phần tử của tập hợp B là: \((2011 -1 ) :3 +1 =671\)

LG bài 3

Phương pháp giải:

Nhớ lại cách sử dụng kí hiệu tập con \(\subset\) và kí hiệu thuộc \(\in\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \( A\) là cách viết đúng vì \(\) là tập hợp con của mọi tập hợp ; \(\{0\}\) là tập hợp có một phần tử là số 0. Vì thế viết \( = \{0\}\) là sai ; viết \( A\) cũng sai vì phần tử của A là các số.