Đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ

Hướng dẫn

Phân tích hai khổ cuối bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

Vũ Đình Liên là một nhà thơ cũ trong phong trào thơ Mới, ông là một nhà thơ khá đặc biệt, người ta thường tìm thấy bút pháp của một nhà thơ, nhà văn qua các tác phẩm thì với ông chỉ có một tác phẩm để đời. “ Ông đồ” là sự xuất hiện không trở lại của một thơ trên thi đàn, và đây là những hình ảnh không hề lặp lại trong văn học:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Bài thơ “Ông đồ” sáng tác năm 1936, đăng trên báo Tinh hoa. Tác giả Anh Ngọc trong bài viết “Hồn thơ thế kỷ” có nhận định: ấn tượng đầu tiên là bài thơ hoàn toàn mang dáng vẻ tự nhiên, không một dấu vết sắp xếp, bày đặt. Nó giống như một bức tranh, một đoạn phim ghi nhanh mà tác giả bất ngờ chớp được trên đường phố”. Bài thơ cũng như đang kể một câu chuyện về văn hóa xuất hiện rồi mất đi khi lòng yêu mến của con người thay đổi. Văn hóa phụ thuộc vào thị hiếu, khi nó không còn phù hợp thì sẽ bị đoà thải dần dần rồi cuối cùng chỉ còn lại chút kí ức, hay được ghi lại bởi trái tim nghệ sĩ như Vũ Đình Liên. Nếu như phần đầu bài thơ là sự phấn khởi, vui vẻ khi thấy: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”, để rồi không khí tấp nập hiện lên trên trang giấy của nhà thơ: “Bao nhiêu người thuê viết/ tấm tắc ngợi khen tài”. Một cao trào kết thúc bằng tâm thế trùng xuống hay lòng yêu văn hóa viết chữ Nho không còn: “giấy đỏ buồn không thấm/ Mực đọng trong nghiên sầu”. Nhà thơ đã dành những tình cảm xuất phát từ chính trái tim ông để tiếc thương cho một kiếp người, một thời đại, một nền văn hóa đã in dấu mấy nghìn năm đang chết từ từ rồi đến lúc không cứu vãn được nữa.

Xem thêm:  Kể về kỉ niệm với một người bạn khiến em xúc động và nhớ mãi

Hai khổ thơ cuối nhẹ nhàng nhưng lại chất chứa nỗi xót xa cho con người đầy tài năng, một thời gian dài đã đem lại văn hóa, ghi dấu ấn của văn hóa bằng chữ viết, là niềm vui của mọi người khi có được nét chữ của ông vào ngày Tết. Nhưng bây giờ con người ấy lại thầm lặng vô cùng: “Ông đồ vẫn ngồi đấy/ Qua đường không ai hay”. “Vẫn” là một từ dùng để chỉ sự lặp lại không thay đổi, một con người gắn bó với nền văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa, nhưng hiện tại ông đang bị đẩy đến sự cô đơn “không ai hay”, con người đã hờ hững thực sự. đã không còn để tâm đến người từng mang lại cho họ những trầm trồ, ngợi ca, sự thán phục nữa. Ý thích của con người thực sự đã thay đổi theo thời cuộc. Con người mới không còn quyến luyến chữ nghĩa kia. Ông đồ thực sự đã rơi vào tình cảnh của một nghệ sĩ không còn duyên với công chúng, giống như một cô gái đẹp không còn duyên nữa: Còn duyên kẻ đón người đưa/ Hết duyên đi sớm về trưa một mình”.

Hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy/ Ngoài đường mưa bụi bay” là những hình ảnh cuối cùng vương vấn cho nghề viết chữ của ông đồ, giấy, mực hiện tại không còn chút liên hệ nào với nhau, tất cả đang im lìm, mặc kệ sự đưa đẩy của không gian, thời cuộc, mặc kệ sự cô đơn, lạnh lẽo nơi ông đồ. “Mưa bụi bay” giống như hình ảnh của một con người đang cố bám lấy xã hội hiện đại nhưng rơi vào mỏng manh, chới với.

Xem thêm:  Soạn văn liên kết các đoạn văn trong văn bản đầy đủ nhất 2017

Khổ cuối bài thơ là sự lặp lại hình ảnh: ông đồ và hoa đào, nhưng hình ảnh ông đồ đã mở rộng theo không gian và trở nên khó nắm bắt:

Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Đến nay đào lại nở như quy luật tàn lụi của nó, nhưng khác với đào nở vào Tết năm xưa, không còn ông đồ nào làm nên cái dáng vẻ ngày xuân ấy nữa, sự cô đơn đến thê thảm của ông cũng không hề xuất hiện, sự đào thải của con người đã vô tình đào thải một con người, một thời đại, một nền văn hóa. Từ “Không thấy” xuất hiện nhẹ nhàng nhưng lại mang sức nặng của sự mất mát. Con người ấy không xuất hiện đồng thời những vẻ đẹp văn hóa mà ông mang lại đã hoàn toàn bị mất đi. Tất cả chỉ còn lại bằng một câu hỏi xuất phát từ chính nỗi cảm, nỗi tiếc, nỗi xót xa, từ đáy lòng của một nghệ sĩ đã theo dõi sự đổi thay ấy: Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ? Câu hỏi biểu hiện sự níu kéo, chỉ có thị hiếu mới có thể níu kéo lại được văn hóa đẹp đẽ ấy, nhưng không tìm ra được sự trân trọng của họ trong thời điểm hiện tại, đồng thời tác giả cũng rơi vào trạng thái cô đơn, cô đơn trong nuối tiếc, cô đơn trong việc tìm lại văn hóa xưa…

Xem thêm:  Qua những ảnh hưởng tàn bạo của cai lệ và người nhà lí trưởng, nêu “hành động phản ứng” của chị Dậu – Đề và văn mẫu 8

Bài thơ kết thúc trong câu hỏi, trong sự hoài nghi, sự dằn vặt nơi tác giả. Tính chất đa thanh trong hai khổ cuối khiến lời thơ dứt nhưng dư ba của nó còn ngập tràn. Ông đồ cũng như văn hóa mà ông mang lại thực sự đã không còn nhưng Vũ Đình Liên là người ghi lại thời điểm ấy. Ông đồ viết lên trang giấy nét tinh hoa thì Vũ Đình Liên viết lên trang giấy những tình cảm của một nghệ sĩ về một nền văn hóa lụi tàn để nhắc nhở người ta nhớ đến, và phải chăng, đó cũng là một sự níu kéo cho một nền văn hóa?

Theo Nhungbaivanhay.vn

Vũ Đình Liên (1913-1996) là nhà giáo từng viết văn và làm thơ. Ông nổi tiếng trong phong trào ‘Thơ mới” với bài “Ông đồ” viết theo thế ngũ ngôn trường thiên gồm có 20 câu thơ. Nó thuộc loại thi phẩm “từ cạn” mà “tứ sâu" biểu lộ một hồn thơ nhân hậu, giàu tình thương người và mang niềm hoài cổ bâng khuâng.

Ông đồ là những nhà nho, khổng đỗ đạt cao để đi làm quan, mà chỉ ngồi dạy học “chữ nghĩa thánh hiền”. Ông đồ được nhà thơ nói đến là nhà nho tài hoa. Ông xuất hiện vào độ “hoa đào nở”... “bên phố đông người qua”. Ông đã có những tháng ngày đẹp, những kỉ niệm đẹp:

“Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay”

Hoa đào nở tươi đẹp. Giấy đỏ đẹp, mực Tàu đen nhánh. Nét chữ bay lượn tài hoa. Còn gì vui sướng hơn:

“Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài”.

Thời thế đã đổi thay. Hán học lụi tàn trong xã hội thực dân nửa phong kiến: 'Thôi có ra gì cái chữ Nho - Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co...” (Tú Xương). Ông đồ già là một khách tài tử sinh bất phùng thời. Xưa “phố đông người qua ", nay “mối năm mỗi vắng”. Xưa kia “'bao nhiêu người thuê viết", bây giờ “người thuê viết nay đâu?”. Một câu hỏi cất lên nhiều ngơ ngác, cảm thương. Nỗi sầu, nỗi tủi từ lòng ông đồ như làm cho mực khô và đọng lại trong “nghiên sầu”, như làm cho giấy đỏ nhạt nhòa “buồn không thắm”. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa, thấm bao nỗi buồn tê tái của nhân tình thế sự:

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ
Viết 1 đoạn văn khoảng 15 câu (Ngữ văn - Lớp 8)

Đoạn văn phân tích khổ cuối bài thơ ông đồ

2 trả lời

Viết đoạn văn cảm nhận về bài ca dao sau (Ngữ văn - Lớp 6)

2 trả lời

Đặt 10 câu phép nhân hóa, phân tích câu viết đó (Ngữ văn - Lớp 8)

2 trả lời

Tìm điệp ngữ và nêu tác dụng (Ngữ văn - Lớp 8)

4 trả lời

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Bài thơ được mở ra bằng hình ảnh rất nhẹ và khép lại cũng rất khẽ khàng. Năm xưa, khi hoa đào nở, ta thấy hình ảnh ông đồ hiện lên đẹp và rực rỡ làm sao: tay viết câu đôi đỏ. Nhưng nay, cùng thời điểm khi đào nở ông đồ đã không còn nữa. Hình ảnh cũng đã nhạt dần và biến mất vào thời gian. Câu hỏi đặt ra như xoáy sâu vào lòng người đọc:

Tại sao thi sĩ không nói là hoa đào nở mà lại cảm nhận bằng cảm giác “đào lại nở”. Chính hình ảnh này cũng đã gợi lên trong ta những đổi thay mới. Têt đến, xuân về, hoa đào lại đến kì nở rộ, người người háo hức đi chợ sắm Tết để đón chào năm mới đầy hy vọng và niềm tin. Tất cả đều rộn ràng, háo hức. Cảnh thì còn đó nhưng người thì đâu rồi? Hình ảnh ông đồ giờ đây chỉ còn là “cái di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn” (Vũ Đình Liên). Ông đồ đã không cồn nữa, trong mỗi dịp Tết đến xuân về, để góp vui cho mọi nhà. Hình ảnh ông đã đi vào dĩ vãng. Và có lẽ không ai còn mảy may nghĩ về ông, ngoài một thi sĩ Vũ Đình Liên. Dòng đời đã cuốn đi cuộc sông thanh bình đẹp đẽ. Giờ chỉ là sự trông trải, bâng khuâng. Thi sĩ Vũ Đình Liên xót xa về một thời đại, về cái “di tích tiều tuy đáng thương của một thời tàn”. Thời gian đã nhân chìm cuộc sông của các ông đồ. Vũ Đình Liên xót xa:

Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh “Những người muôn năm cũ” và thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sông, hỏi cả một thời đại và hỏi chính cuộc sông đó, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. “Những người muôn năm cũ” không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cuộc sống đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quẩn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên “mối sầu vạn kỉ”, cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ nho nữa. Chữ nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thải đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ồng đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.

Với cách sử dụng thành công các biện pháp tu từ Vũ Đình Liên đã tái hiện lên hình ảnh ông đồ, trong chúng ta, và cái “di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn”. Chúng ta cảm thương cho số phận của ông đồ. Ông đã không còn trong mùa hoa đào năm ấy và những giá trị tinh thần của một thời đại cũng biến theo. Lời thơ khép lại với cuộc đời đầy bất hạnh của ông đồ nhưng lại làm sáng lên một tấm lòng — tâm lòng thi sĩ Vũ Đình Liên.