Đứt chân chảy máu la điềm gì

Vết thương gồm 2 loại lớn: Vết thương kín và vết thương hở. Vết thương kín đặc trưng bởi tình trạng mô bị tổn thương, xuất huyết dưới bề mặt da (vết bầm tím). Vết thương hở gồm 1 vết rách trên da khiến mô bên trong bị lộ ra ngoài. Vết thương hở có thể hình thành do ngã, chấn thương do va đập, phẫu thuật,...

Các loại vết thương hở gồm:

  • Vết thương trầy xước, xây xát: Vết thương này xảy ra khi da cọ xát hay trượt trên các bề mặt thô ráp. Dù ít chảy máu nhưng vết thương trầy xước cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ hết dị vật để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng;
  • Vết rách: Là vết hở sâu hoặc vết rách trên da do tai nạn hay các sự cố liên quan tới dao kéo, máy móc hoặc dụng cụ sắc nhọn khác. Vết rách có thể gây chảy máu khá nhiều;
  • Vết thương thủng: Là vết thương gây ra các lỗ trên mô mềm. Các mảnh vụn, kim tiêm có thể gây vết thương thủng cấp tính, ảnh hưởng tới các lớp mô bên ngoài. Vết thương do dao đâm hoặc đạn bắn có thể làm tổn thương các cơ sâu và thậm chí là cơ quan nội tạng, có thể gây xuất huyết nhiều;
  • Vết giật, co kéo mạnh: Vết thương này liên quan tới tình trạng co kéo da và mô bên dưới da một cách mạnh bạo, có thể do các nguyên nhân về áp lực như vụ nổ, tai nạn xe cộ, động vật tấn công,...;
  • Vết thương mổ: Là vết thương sạch và thẳng trên da, áp dụng cho nhiều phẫu thuật y tế. Ngoài ra, các tai nạn do dao, lưỡi lam, kính vỡ hay các vật sắc nhọn khác cũng có thể gây vết thương tương tự như vết mổ. Vết thương mổ thường gây chảy máu nhiều và nhanh. Vết thương sâu có thể làm tổn thương cơ, dây thần kinh, có thể phải thực hiện khâu vết thương.

Để có biện pháp sơ cứu vết thương thích hợp, trước tiên bạn cần nắm được nguyên nhân khiến vết thương sưng tấy. Thông thường, có 2 nguyên nhân khiến vết thương bị sưng tấy là:

2.1 Do phản ứng cơ thể

Cơ thể có cơ chế tự làm lành vết thương qua các giai đoạn: Viêm - tăng sinh - tạo sẹo. Sưng tấy chính là dấu hiệu xuất hiện ngay sau khi bị thương. Đây là một trong những dấu hiệu của phản ứng viêm - cơ chế giúp cơ thể chống lại các sinh vật lạ xâm nhập vào vết thương.

Nếu sau 2 - 3 ngày bị thương, tình trạng sưng tấy biến mất thì bạn có thể yên tâm vì đây là dấu hiệu bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà vết thương mới hết sưng thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.

Ngoài ra, phản ứng viêm của cơ thể còn giải phóng các chất trung gian hóa học gây ra cảm giác nóng hay đau rát tại vết thương. Đồng thời, vì lượng máu dồn về vị trí vết thương nhiều nên bên ngoài vết thương thường có màu đỏ hồng rồi chuyển dần sang màu tím sau 1 - 2 ngày.

Tùy từng loại vết thương sẽ có cách xử lý khác nhau để làm giảm tình trạng sưng tấy. Cụ thể:

3.1 Với vết thương sưng tấy do phản ứng cơ thể

Với những vết thương loại này, bạn không cần quá lo lắng. Nếu vết thương gần vùng hoạt động nhiều như tay, chân,... thì bạn nên hạn chế cử động, kết hợp xoa bóp giúp máu tới nuôi các mô bào tại vị trí bị thương, giúp làm lành vết thương nhanh hơn.

Trường hợp vết thương quá sưng hoặc gây đau nhiều, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá để giảm tình trạng xuất huyết, sưng tím khi bị căng cơ, bong gân,... Biện pháp này có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ khi bị thương. Do đó, nếu muốn giảm sưng tím, đau nhức, bạn nên chườm đá sớm.

Trước khi chườm đá, bạn bỏ đá vào 1 chiếc khăn sạch hoặc nhúng khăn vào nước lạnh. Khi chườm đá, bạn chú ý chườm từ 5 - 10 phút/lần, thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ. Bạn tuyệt đối không được chườm đá trực tiếp lên da hoặc miệng vết thương hở.

3.2 Với vết thương bị sưng tấy do nhiễm trùng

Tình trạng sưng kéo dài, đau rát và chảy mủ là những dấu hiệu cho thấy vết thương bị nhiễm trùng. Lúc này, bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh nguy cơ vết thương bị hoại tử. Để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương, các bác sĩ thường sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng.

Trường hợp vết thương bị nhiễm trùng nhẹ, người bệnh có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ:

  • Trước khi xử lý vết thương, bạn cần rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để vi khuẩn không xâm nhập từ tay vào vết thương;
  • Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa vết thương. Nếu không có nước muối sinh lý, bạn có thể rửa vết thương bằng nước muối tự pha theo tỷ lệ: Cho 2 thìa muối vào 1 lít nước đun sôi để nguội, khuấy đều cho tan muối rồi sử dụng. Bạn tuyệt đối không rửa vết thương sưng tấy bằng cồn iod hoặc oxy già,... vì sẽ làm vết thương lâu lành;
  • Nếu vết thương xuất hiện dị vật, bạn nên dùng nhíp hoặc dao đã sát trùng để loại bỏ các dị vật. Sau đó, bạn sát trùng lại vết thương bằng nước muối sinh lý rồi băng lại bằng gạc y tế. Với vết thương sưng tấy nhỏ, bạn có thể để vết thương hở mà không cần băng lại để nhanh lành hơn.

Sau khi bị thương, bạn nên tránh ăn những loại thực phẩm như rau muống, tôm cua, thịt bò,... hay thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay,... để tránh nguy cơ vết thương bị sưng đau, chảy mủ nhiều hơn. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều đạm (thịt, cá, các loại đậu,...) để kích thích cơ thể tái tạo tế bào mới và bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin C (cam, quýt, bưởi,...) để tăng cường sức đề kháng và giúp vết thương mau lành hơn.

Vết thương sưng tấy có thể do phản ứng cơ thể hoặc là dấu hiệu của nhiễm trùng. Do đó, khi bị thương, bạn cần xử lý theo đúng hướng dẫn ở trên. Trường hợp vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý sớm, tránh nguy cơ vết thương hoại tử.