Gà bị rù có ăn được không

  • Thời sự

Thứ tư, 16/4/2008, 11:32 (GMT+7)

Do tiếc của anh Lê Văn Sơn đã làm thịt con gà ốm cho cả nhà cùng ăn. Vài hôm sau, cả nhà anh phải nhập viện với chẩn đoán viêm phổi. Đứa con gái hai tuổi của anh Sơn do thể trạng yếu đã tắt thở.

Ngày 3/4, bệnh viện đa khoa huyện Qùy Châu (Nghệ An) tiếp nhận 3 bệnh nhân của gia đình anh Lê Văn Sơn (bản Tà Lạnh, xã Châu Hạnh, Quỳ Châu) với triệu chứng: chân tay mỏi, buồn ngủ, da xanh tái, nhịp tim nhanh, khó thở và nhịp thở có nhiễm độc... Trong đó cháu Lê Hoài Thương, 2 tuổi, là nặng nhất.

Theo chị Kim Thị Mai, vợ anh Sơn, trước đó, thấy con gà trống trong chuồng có triệu chứng ốm, rù, bỏ ăn anh Sơn đã làm thịt cho cả nhà ăn. Ít ngày sau, chị Mai cùng hai con nhỏ thấy mỏi từ đầu gối chân trở xuống, đi bộ khoảng 100m thì không thể bước được nữa, người mệt mỏi, khó thở và sốt.

Riêng hai đứa con 6 tuổi và 2 tuổi thì không đứng dậy được. Anh Sơn sang tuần thứ ba cũng có những triệu chứng trên nhưng nhẹ hơn.

Các bác sĩ bệnh viện huyện Quỳ Châu chuẩn đoán cháu Thương có thể bị viêm phổi và được chỉ định điều trị. Ngày 9/4, bệnh viện đã đồng ý để cháu Thương xuất viện. Tuy nhiên, sau hai ngày, cháu Thương tái phát những triệu chứng cũ, đồng thời xuất hiện thêm hiện tượng sốt cao, co giật.

Sáng 14/4 gia đình vội chuyển cháu vào bệnh viện. Lần này, cháu được các bác sỹ chuẩn đoán bị suy tim cấp. Đến chiều cùng ngày, cháu tắt thở. Đứa con trai đầu của chị Mai đang được chuyển đến Bệnh viên nhi Tỉnh Nghệ An để tiếp tục điều trị.

Theo chuẩn đoán của bệnh viên đa khoa huyện Quỳ Châu cả gia đình anh Sơn có những triệu chứng bị dịch tễ. Tuy chưa có kết luận chính thức về nguyên nhânsong có thể do gia đình này đã ăn phải thịt gà dịch.

Bệnh viện huyện Quỳ Châu đã lấy mẫu máu bệnh nhân xét nghiệm để xác định.

Huệ Trinh - Anh Tuấn

Bệnh gà rù hay nhiều người còn gọi là bệnh new (niu) thực chất là bệnh Newcastle ở gà. Bệnh này rất phổ biến ở đàn gia cầm, diễn ra ở mọi thời điểm, mọi lứa tuổi và gây thiệt hại rất lớn với người chăn nuôi. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ giới thiệu với các bạn về loại bệnh này với đặc điểm, nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa gà bị Newcastle.


  • Bệnh CRD trên gà
  • Gà bị té gió là sao
  • Trứng vịt lộn kỵ món gì
  • Bị viêm họng ăn thịt gà được không
  • Trứng vịt lộn kỵ gì
Gà bị rù có ăn được không
Bệnh Newcastle ở gà hay gà bị Newcastle là bệnh gì

Nếu nói đến bệnh Newcastle ở gà thì những người chăn nuôi gà với số lượng lớn chắc chắn sẽ biết nhưng một số bạn chăn nuôi nhỏ lẻ thì có thể không biết. Tuy nhiên, khi nói đến bệnh gà rù gà toi hay dịch tả gà thì chắc chẳn ai cũng biết. Bệnh gà rù (dịch tả gà) thực ra chính là bệnh Newcastle ở gà mà chúng ta vừa nhắc đến. Bệnh này do virus paramyxo gây ra lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc (tiết dịch) giữa gà bệnh và gà khỏe mạnh. Với khả năng lây lan nhanh cũng như tỉ lệ chết lên đến 90%, có thể nói gà bị Newcastle sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Gà bị rù có ăn được không
Bệnh Newcastle ở gà hay gà bị Newcastle là bệnh gì

Nguyên nhân gây ra bệnh Newcastle ở gà

Gà bị Newcastle là bệnh do virus paramyxo gây ra. Theo nhiều nghiên cứu thì nguồn lây của bệnh có thể do đàn gà tiếp xúc với các loại chim hoang dã mang bệnh, nguồn thức ăn kém chất lượng hay do bản thân gà giống nhập về đã có sẵn mầm bệnh. Loại virus này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp cũng như hệ thần kinh khiến gà bỏ ăn, khó thở, có các dấu hiệu về thần kinh như nghẹo cổ, mổ không trúng thức ăn. Thường gà bị Newcastle sẽ chết sau vài ngày phát bệnh.

Gà bị rù có ăn được không
Bệnh Newcastle ở gà hay gà bị Newcastle là bệnh gì

Triệu chứng khi gà bị Newcastle

Virus paramyxo gây ra bệnh Newcastle ở gà có nhiều thể khác nhau. Mỗi thể lại tạo thành các triệu chứng khác nhau khi gà bị nhiễm bệnh. Căn cứ theo dấu hiệu bệnh của gà mà có thể chia làm các thể như thể Doyle, thể Beach, thể Beaudette, thể Hitchner. Các thể này có triệu chứng theo 3 hướng là hướng nội tạng, hướng thần kinh và hướng hô hấp. Dù là hướng nào hay thể nào thì cũng sẽ có tỉ lệ chết cao từ 90 – 100%. Các triệu chứng của bệnh Newcastle có thể kể ra như: gà bị vặn đầu ra sau, đi vòng tròn, đi giật lùi, mổ không trúng thức ăn, co giật, dễ bị giật mình khi có tiếng động nhẹ, sưng mặt, phù đầu, khò khè, chảy nước mắt nước mũi, miệng chảy nhớt trắng, chướng diều, khó thở, vẩy mỏ, phân trắng xanh đôi khi có máu, mào tím tái, sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn, …

Đặc biệt, gà bị Newcastle có những thể mãn tính không có dấu hiệu rõ ràng, sau khi phát bệnh có thể chết sau 2 – 3 ngày với tỉ lệ lên đến 100%. Còn thể quá cấp gà chỉ có dấu hiệu ủ rũ, bỏ ăn và chết ngay sau vài giờ. Đây là lý do khiến cho bệnh Newcastle ở gà là một trong những bệnh rất nguy hiểm gây ra thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi.

Gà bị rù có ăn được không
Bệnh Newcastle ở gà hay gà bị Newcastle là bệnh gì

Cách điều trị bệnh Newcastle ở gà

Bệnh Newcastle ở gà là bệnh do virus gây ra. Thông thường thì bệnh do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh để trị nhưng gà bị Newcastle do virus gây ra nên không có thuốc đặc trị. Nhắc lại với các bạn là hiện không có thuốc đặc trị khi gà bị Newcastle nên khi gà mắc bệnh này phương pháp chủ yếu vẫn là cách ly những con gà đã bị nhiễm đồng thời bổ sung các loại thuốc trợ lực để cơ thể gà tự sinh ra kháng thể chống lại virus.

Bên cạnh việc để gà bị Newcastle tự sinh ra kháng thể chống lại virus thì cũng có thể sử dụng các loại kháng thể Newcastle (KTG) tiêm cho gà để ức chế tình trạng bệnh. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khuyến cáo việc dùng kháng thể khá khó khăn do kháng thể này cần bảo quản trong môi trường lạnh, nếu bảo quản và sử dụng không đúng cách thì thuốc có thể bị mất hiệu lực và tiêm cho gà sẽ không có hiệu quả.

Nếu đàn gà bị Newcastle thì các bạn có thể áp dụng phác đồ điều trị như sau:

  • Cách ly những con gà bị nhiễm bệnh
  • Tiêm kháng thể KTG để ức chế bệnh cho toàn bộ đàn gà. Nếu không mua được kháng thể KTG các bạn áp dụng ngay bước sau.
  • Sau khi tiêm kháng thể 2 ngày tiêm vắc xin Newcastle hệ 1 cho toàn bộ đàn gà. Những con gà bị Newcastle sẽ trở nặng và chết ngay, những con gà chưa bị nhiễm bệnh sẽ có kháng thể để chống lại bệnh. Làm như vậy có thể khiến tỉ lệ gà chết nhiều hơn nhưng sẽ cứu được những con chưa bị bệnh.
  • Cho uống nước tự do và pha thêm chất điện giải, B-Complex, đường Glucozơ để tăng lực, tăng sức đề kháng cho đàn gà.

Cách phòng bệnh Newcastle cho gà

Để phòng bệnh Newcastle ở gà cách duy nhất và hiệu quả nhất vẫn là sử dụng vắc xin Newcastle. Các loại vắc xin Newcastle phổ biến là Lacosta, NDIB và Newcastle hệ 1. Thông thường vắc xin Newcastle sẽ được nhỏ vào các thời điểm là 7 ngày, nhắc lại vào 21 ngày và đến 60 ngày tuổi tiêm vắc xin Newcastle hệ 1. Khi đã có vắc xin gà sẽ có kháng thể để phòng bệnh này.

Lưu ý là khi mua vắc xin ở những cơ sở uy tín. Khi mua vắc xin cần có biện pháp bảo quản lạnh khi mang về (để trong đá lạnh). Khi sử dụng cho gà nên dùng ít một sau đó lại lấy tiếp. Nếu các bạn lấy ra nhiều cầm trên tay sẽ khiến bình thuốc bị nóng và mất dần tác dụng. Thuốc sau khi sử dụng không hết, các bạn cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và lưu ý luôn bảo quản lạnh khi sử dụng.

Gà bị rù có ăn được không
Bệnh Newcastle ở gà hay gà bị Newcastle là bệnh gì

Với những thông tin trên, có thể thấy bệnh Newcastle ở gà hay còn gọi là bệnh gà rù là bệnh rất nguy hiểm có thể khiến tỉ lệ chết từ 90 – 100%. Gà bị Newcastle không có thuốc đặc trị, các bạn chỉ có thể phòng bệnh bằng cách dùng vắc xin Newcastle cho gà ở 7 ngày tuổi, 21 ngày tuổi và 60 ngày tuổi để phòng bệnh. Nhiều bạn cũng hỏi cách chữa bệnh gà rù theo dân gian, những bài thuốc dân gian thực tế cũng có tác dụng nhất định nhưng không thể trị được virus nên tốt nhất các bạn không nên áp dụng. Nếu đàn gà đã bị nhiễm bệnh, các bạn nên dùng kháng thể KTG, tiêm vắc xin Newcastle hệ 1 và bổ sung thêm chất điện giải, B-Complex cũng như đường Glucozo để tăng sức đề kháng cho đàn gà.